Social Icons

.

[VCSC] Báo cáo chiến lược - Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ giúp thị trường tăng 18-20%


Chỉ số VNI kết thúc năm 2015 với mức tăng khá thất vọng 1% trong nửa cuối năm, tăng 6,4% tính chung cả năm. Triển vọng năm 2016 có nhiều khả quan hơn, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro. Chúng tôi kỳ vọng vào mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, nhờ vào mảng tiêu dùng cũng như sản xuất. Thông thường, các nhà đầu tư thường kỳ vọng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ dẫn đến mức P/E thị trường tăng nhưng chúng tôi cho  rằng điều này sẽ không xảy ra. Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận EPS 20% nhưng tỷ lệ P/E sẽ chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng.
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây

Triển vọng vĩ mô

* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, tiếp tục dẫn dắt cho tăng trưởng GDP.

* Tiêu dùng đang gia tăng với tổng mức bán lẻ gia tăng do lạm phát thấp, tỷ lệ việc làm gia tăng. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt mức cao kỷ lục cho thấy xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra.

* TPP và các Hiệp định Thượng mại Tự do (FTA) cũng như cải cách hành chính – luật kinh doanh mới, luật mới về sở hữu nước ngoài – thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam.

* Nợ công tiếp tục là một nỗi lo ngại, dù vẫn đang ở trong mức kiểm soát. Giá dầu thô thấp ảnh hưởng đến thu ngân sách nhưng khoản thiếu hụt này đã được bù đắp từ thu thuế. Chúng tôi tiếp tục thận trọng theo dõi vấn đề này trong năm 2016.

* Xuất khẩu sẽ tăng trưởng trong năm 2016 nhưng nhập khẩu cũng sẽ tăng mạnh, do đó thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục diễn ra. Điểm tích cực là phần lớn các mặt hàng nhập khẩu đều là thiết bị dùng để đầu tư vào sản xuất. Điểm kém tích cực là hầu hết kim ngạch xuất khẩu đến từ lĩnh vực doanh nghiệp FDI.

* Kết thúc năm 2015 thấp hơn 1%, lạm phát sẽ không thể giảm sâu hơn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định lạm phát sẽ chỉ tăng khiếm tốn trong năm 2016 do giá hàng hóa ở mức thấp.

* Sẽ có những áp lực đối với tiền Đồng trong năm nay, đặc biệt khi Trung Quốc có thể tiếp trục phá giá đồng Nhân dân Tệ (NDT), nhưng chúng cho rằng mức trượt giá đồng tiền sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2015.

* Do mức tăng tưởng tín dụng cao, thêm hụt ngân sách kéo dài và ở một chừng mực nào đó là mức lạm phát cao hơn, chúng tôi ước tính lãi suất cho vay và lợi suất trái phiếu chính phủ đều sẽ tăng.

* Rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế và diễn biến thị trường đến từ Trung Quốc. Dĩ nhiên, Việt Nam không phải là nước duy nhất chịu ảnh hưởng, nhưng diễn biến kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam trên nhiều phương diện. Điều này có thể tạo ra áp lực lên tỷ giá nhằm đảm báo tính cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu. Trung Quốc không chỉ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam mà còn là thị trường xuất khẩu lớn, chỉ xếp sau Mỹ, EU và ASEAN, Trung Quốc có thể tác động đến Việt Nam về nhiều mặt, từ nhu cầu sụt giảm cho điện thoại di động xuất khẩu của Việt Nam, đến những lo ngại về thép giá rẻ tràn sang thị trường Việt Nam.

Triển vọng thị trường:

* Diễn biến kém tích cực trong nửa cuối năm 2015 xuất phát từ giá dầu thô sụt giảm, đồng NDT trượt giá và Fed tăng lãi suất, được bù đắp bởi hiệp định TPP cũng như một phần hỗ trợ từ Vinamilk (VNM). Tất cả những yếu tố này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong năm 2016.

* Chỉ số VNI có thể được xem là khá rẻ với P/E 11,1 lần, đặc biệt khi so sánh với quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng do lợi suất trái phiếu chính phủ đang trong xu hướng tăng, và vì vậy P/E thị trường khó có thể gia tăng trong năm nay.

* Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, đặc biệt là từ một vài mã vốn hóa lớn sẽ dẫn dắt thị trường.

* Tuy nhiên, chúng tôi nhận định thị trường cần phải vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý 640 điểm, nhằm đạt được mục tiêu 680-700 điểm của VN-Index.

Các ngành và mã cổ phiếu được chúng tôi đánh giá tích cực:

Khi tăng trưởng kinh tế sẽ được dẫn dắt từ ngành công nghiệp chế biến – chế tạo và tiêu dùng mạnh mẽ, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao những mã cổ phiếu có thề hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng này. Phần lớn hoạt động sản xuất cho xuất khẩu sẽ đến từ các doanh nghiệp FDI, nhưng một vài ngành trong nước vẫn sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng cùa các doanh nghiệp này.

* Tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ cao và lạm phát thấp đã dẫn đến niềm tin tiêu dùng cao kỷ lục.

 - CTCP Tập đoàn Masan (MSN): Khoản đầu tư của Singha là một bước ngoặt. Thương vụ này không chỉ cung cấp nền tảng để MSN đưa nước mắm và các thương hiệu khác trong nước ra khu vực, mà còn giúp cho MSN tăng thêm số dư tiền mặt để thực hiện các thương vụ thâu tóm.

 - CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG): Trong khi lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động cốt lõi vẫn mạnh mẽ, lo ngại về những hạn chế tăng trưởng đã được giải tỏa bằng sự mở rộng cùa công ty vào mảng siêu thị mini.

- CTCP FPT (FPT): Doanh thu bán lẻ sẽ vẫn tăng trưởng 20% trong khi cả viễn thông và xuất khẩu phần mềm đều sẽ vượt qua mốc 30%.

* Ngân hàng: Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định giúp các ngân hàng xử lý những vấn đề tồn đọng trên bảng cân đối kế toán.

 - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Thu nhập ngoài lãi và mức vốn cao giúp gia tăng định giá của chúng tôi.

* Logistics: Tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng đều cần đến sự tăng trưởng hoạt động logistics. Vận tải và kho vận cũng như các cảng sẽ được hưởng lợi.

 - CTCP Gemadept (GMD): Trong khi các cảng tiếp tục vận hành với công suất cao, các trung tâm phân phối mới sẽ dẫn dắt tăng trưởng, giúp công ty có vị thế tốt để hưởng lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu đang trên đà tăng của Việt Nam

* Nhiệt điện: Sản xuất tăng trưởng thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện trong khi giá khí đốt tự nhiên đầu vào đang giảm.

 - CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2): Khu phức hợp điện tử Samsung sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng điện trong khi NT2 có kế hoạch mở rộng công suất với nhà máy điện thứ hai.

 - CTCP Nhiệt điện Phả Lai (PPC): Hiệu suất hoạt động đang gia tăng do hạn hán và công ty chi trả mức cổ tức rất hấp dẫn.
 
Liên hệ nhân viên tư vấn