* VNI đi ngang trong phiên thứ hai liên tiếp
* Tóm tắt báo cáo Trái phiếu – Tiền tệ tháng 5/2016: Lãi suất giảm do nhu cầu trái phiếu gia tăng
* VNM: Giữ vững vị thế dẫn đầu, VNM xứng đáng được định giá lại nhờ việc nới trần FOL
* FPT 4T/2016: Kết quả phù hợp với kỳ vọng và Xuất khẩu Phần mềm đã cho thấy cải thiện về biên LN. Giữ KN MUA.
* VNM: Giữ vững vị thế dẫn đầu, VNM xứng đáng được định giá lại nhờ việc nới trần FOL
* FPT 4T/2016: Kết quả phù hợp với kỳ vọng và Xuất khẩu Phần mềm đã cho thấy cải thiện về biên LN. Giữ KN MUA.
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
611,9
|
81,3
|
% ∆
|
0,0
|
0,0
|
% YTD
|
5,7
|
1,6
|
% YOY
|
8,7
|
1,3
|
Mã tăng (trần)
|
109 (13)
|
99 (12)
|
Mã giảm (sàn)
|
105 (9)
|
80 (8)
|
Không đổi
|
95
|
212
|
Tổng GTGD, tr USD
|
98,3
|
26,8
|
Mua của KN, tr USD
|
8,6
|
0,4
|
Bán của KN, tr USD
|
7,4
|
0,2
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
54,87
|
7,06
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,41
|
11,29
|
------------------------------
VNI đi ngang trong phiên thứ hai liên tiếp
* Chỉ số VNI tăng nhẹ ngày thứ hai liên tiếp, tăng 0,27 điểm, tương ứng 0,04% đạt 611,89 điểm. Các mã đóng góp nhiều nhất cho đà tăng điểm là GAS (+1,8%), SBT (+5,2%), VCB (+0,2%) and EIB (+1,7%), trong khi VNM (-0,7%), MSN (-1,4%) và MBB (-1,9%) là các mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất. Điểm sáng trong phiên hôm nay là mã y dược là TRA (+6,7%) khi đạt mức cao kỷ lục, mã này đã tăng mạnh 61% kể từ ngày 2/2. Chỉ số đã chạm mốc 615 điểm trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng quay đầu giảm điểm trong 60 phút cuối cùng với khối lượng giao dịch lớn
* Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn tăng 8,7% đạt tổng cộng 125 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng lượng cổ phiếu giá trị 1,4 triệu USD.
* Thị trường hôm nay dường như có phiên điều chỉnh nhẹ do thông tin từ việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ tỷ giá tham chiếu của đồng NDT xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Trong khi đồng NDT có diễn biến khá tốt hồi đầu năm, đồng tiền đang giảm dần trong những tháng qua khi Chính phủ Trung Quốc có vẻ đang nỗ lực hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng GDP hơn việc chặn đứng dòng tiền chảy khỏi kho dự trữ của nước này. Ngày càng trở nên khó khăn hơn để dự báo hướng dịch chuyển của đồng NDT những bất kỳ sụt giảm giá trị nào của đồng tiền này cũng sẽ gây ra áp lực với với đồng VND, tương ứng là thị trường chứng khoán trong nước.
------------------------------
Tóm tắt báo cáo Trái phiếu – Tiền tệ tháng 5/2016: Lãi suất giảm do nhu cầu trái phiếu gia tăng
* Tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu cao, đặc biệt là các trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 3 và 5 năm cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với TPCP kỳ hạn ngắn. Thanh khoản cao của các ngân hàng và nhu cầu trái phiếu gia tăng có thể khiến lãi suất trúng thầu giảm ở các phiên đấu thầu tới.
* Mặc dù Kho bạc Nhà nước đã hoàn tất đợt phát hành quý đầu theo kế hoạch trong năm 2016, chúng tôi kỳ vọng Kho bạc Nhà nước sẽ duy trì tốc độ phát hành hiện tại nhằm tận dụng thanh khoản gia tăng của các của ngân hàng.
* Thị trường sơ cấp sôi động đã tạo ra thị trường thứ cấp sôi động tương ứng, khi các ngân hàng trong nước vẫn quan tâm đến các TPCP kỳ hạn ngắn. Với mức thanh khoản dồi dào hiện tại của các ngân hàng, áp lực gia tăng của lãi suất là khá thấp trong tất cả các kỳ hạn, và áp lực này sẽ dần giảm bớt.
------------------------------
VNM: Giữ vững vị thế dẫn đầu, VNM xứng đáng được định giá lại nhờ việc nới trần FOL
Doanh thu và LNST quý 1/2016 tăng lần lượt 19% và 39% so với quý 1/2015, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 11% qua việc tăng tỷ trọng của phương pháp hệ số PER trong định giá của chúng tôi, với quan điểm rằng VNM đã vươn đến quy mô tầm khu vực và công ty xứng đáng được định giá tương đương với các công ty cùng ngành trong khu vực
* Nâng trần sở hữu nước ngoài (FOL) giúp VNM thu hẹp chênh lệch định giá với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi gia tăng tỷ trọng phương pháp PER lên 80% từ 40% trước đây vì phương pháp này phản ánh tốt hơn quan điểm của chúng tôi về việc nới trần FOL hoàn toàn sẽ giúp VNM tiếp tục thu hẹp chênh lệch định giá với các công ty cùng ngành trong khu vực. Quan điểm của chúng tôi dựa trên: 1) Quy mô của VNM đã vươn đến tầm khu vực và cổ phiếu nên được so sánh ngang bằng hơn với các công ty khác trong khu vực. VNM xếp thứ ba tính về cả giá trị vốn hóa và LNST trong các công ty so sánh của chúng tôi. 2) VNM có vị thế dẫn đầu thị trường và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ do lượng tiêu thụ sữa vẫn còn thấp ở Việt Nam, cũng như được hỗ trợ bởi điều kiện vĩ mô thuận lợi, 3) với việc tăng room NN, VNM có khả năng thu hút một lượng lớn dòng tiền đổ vào thị trường Việt Nam do quy mô, nền tảng cơ bản và khả năng đầu tư không có đối thủ tại Việt Nam.
* VNM tiếp tục giành thêm thị phần nhờ tăng chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng đã tăng vọt 45% so với quý 1/2015, giúp củng cố mức tăng trưởng sản lượng ấn tượng 18% tại thị trường trong nước. Thị phần của VNM trong phân khúc sữa nước đã đạt 54,4% trong quý 1/2016 so với 53% trong năm 2015, trong khi công ty cũng đạt mức thị phần thống trị 40% trong qúy 1/2016 đối với mảng sữa bột cho trẻ em, vốn luôn là sân chơi riêng của các công ty nước ngoài như Abbot và Mead Johnson. VNM có kế hoạch gia tăng thị phần cho mảng này lên hơn 50%. Việc gia tăng chi phí Quảng cáo & Khuyến mãi (A&P) mang lại thêm thị phần sẽ giúp các NĐT bớt lo ngại về việc chi phí bán hàng gia tăng. Điều này cũng củng cố quan điểm của chúng tôi rằng trong trung và dài hạn, các công ty quy mô nhỏ sẽ không thể cạnh tranh với lợi thế quy mô lớn của VNM.
* Chúng tôi vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng LNST 25% năm 2016. Tăng trưởng doanh thu và chi phí bán hàng đều vượt nhe so với dự phóng của chúng tôi trong quý 1/2016, đo đó chúng tôi điều chỉnh tăng cả hai khoản mục này. Chúng tôi cũng điều chỉnh giảm 60 điểm cơ bản cho % chi phí quản lý trên doanh thu khi với chương trình ESOP vừa được thông qua tại ĐHCĐ, chi phí bằng tiền liên quan đến chương trình mua cổ phiếu bằng tiền thưởng cho CB-CNV trong năm 2015 sẽ không tái diễn trong năm nay.
------------------------------
FPT 4T/2016: Kết quả phù hợp với kỳ vọng và Xuất khẩu Phần mềm đã cho thấy cải thiện về biên LN. Giữ KN MUA.
* FPT thông báo KQKD sơ bộ 4 tháng đầu năm 2016 với lợi nhuận trước thuế 796 tỷ đồng (-10% so với cùng kỳ), phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và đạt 26% dự báo cả năm của VCSC.
* Như đã giải thích trong báo cáo gần đây, lợi nhuận của mảng xuất khẩu phần mềm (28% LNTT 4T/2016) sẽ được cải thiện trong các quý sau. Bằng chứng là trong tháng tư, biên lợi nhuận trước thuế của phân khúc này tăng 2,3 điểm phần trăm so với Q1 2016 nhờ tiết kiệm chi phí marketing tại các thị trường mới như Singapore trong khi đã bắt đầu nhận được các hợp đồng nhỏ tại nước này. Lợi nhuận sẽ còn cải thiện hơn nữa trong những tháng còn lại nhờ vào những kế hoạch cải thiện hiệu quả công việc, lợi nhuận tăng lại tại Slovakia và cắt giảm chi phí, chẳng hạn như giảm ngân sách cho bộ phận back office.
* Mặt khác, phù hợp với kết quả Quý 1/2016, dịch vụ viễn thông (34% LNTT 4T/2016) tiếp tục suy giảm về lợi nhuận trước thuế (-12% so với cùng kỳ). Đây là vì 1 / chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP.HCM và Hà Nội, 2 / dự án quang hóa mới ở các thành phố khác và 3 / khoản dự phòng tương đương với 1,5% doanh thu cho Quỹ dịch vụ Viễn thông Công ích. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận dịch vụ viễn thông sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2016 sau khi việc phân bổ các chi phí nói trên tại TPHCM và Hà Nội đã kết thúc.
* Phân khúc CNTT trong nước tiếp tục giảm với mức lỗ trước thuế 35 tỷ đồng trong 4T/2016 so với LNTT 64 tỷ đồng trong cùng kỳ, nhưng cần lưu ý rằng việc hạch toán doanh thu của mảng này là không ổn định theo quý vì điều này phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành các dự án. Theo FPT, trong năm nay, hầu hết các dự án dự kiến sẽ được hoàn thành vào nửa cuối năm, trong khi vào năm 2015, nhiều dự án đã được ghi nhận trong nửa đầu năm.
* LNTT của mảng phân phối (16% LNTT 4T/2016) giảm 43% so với cùng kỳ do doanh số mất đi từ MWG trong khi mảng bán lẻ (7% LNTT 4T/2016) có LNTT tăng trưởng mạnh 36% so với cùng kỳ nhờ vào sự đóng góp từ các cửa hàng đã mở trong năm 2015 cũng như năm 2016.
* Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho FPT với giá mục tiêu 62.000 đồng (tổng mức sinh lời 36,7% bao gồm lợi suất cổ tức 4,8%) vì KQKD 4T/2016 phù hợp với dự báo hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng tăng trưởng sẽ bắt đầu quay trở lại vào nửa cuối năm 2016 trong khi việc thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ mà chúng tôi hy vọng sẽ được hoàn thành vào quý 4 năm 2016, vẫn là một yếu tố tích cực cho giá cổ phiếu.
------------------------------