* Công bố của Fed không hỗ trợ đáng kể thị trường Việt Nam
* Số liệu thương mại hàng hóa của Tổng cục Thống kê ghi nhận thặng dư tăng trong tháng 4
* Samsung công bố KQKD cao trong khi Việt Nam đạt thặng dư thương mại cho ĐTDĐ
* CTG: Kỳ vọng một năm khả quan hơn
* MBB: NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2016
* PVS: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Triển vọng 2016 không thấp như dự kiến
* FPT: Trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng cho năm 2015. Lặp lại KN MUA
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
591,7
|
80,3
|
% ∆
|
-0,4
|
0,0
|
% YTD
|
2,2
|
0,4
|
% YOY
|
5,2
|
-3,0
|
Mã tăng (trần)
|
78 (9)
|
87 (8)
|
Mã giảm (sàn)
|
141 (15)
|
96 (9)
|
Không đổi
|
93
|
212
|
Tổng GTGD, tr USD
|
85,1
|
21,5
|
Mua của KN, tr USD
|
9,7
|
0,4
|
Bán của KN, tr USD
|
7,7
|
0,4
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
53,33
|
7,01
|
P/E trượt 12 tháng
|
12,87
|
10,46
|
------------------------------
Công bố của Fed không hỗ trợ đáng kể thị trường Việt Nam
Trong đêm hôm qua, Cục Dữ trữ Liên Bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ không nâng lãi suất trong tháng này. VNI mở cửa khá tích cực nhưng chỉ kéo dài trong một giờ giao dịch đầu tiên. Sau khi chạm mức cao nhất trong ngày 597 điểm, VNI đã bắt đầu giảm dần đến cuối phiên. Có một vài lý do khiến thông tin từ Fed không hỗ trợ mạnh cho thị trường như: 1) Phần lớn giới đầu tư cũng không kỳ vọng việc tăng lãi suất trong tháng này, do đó thông tin này là không quá bất ngờ; 2) Thông báo của Fed bao gồm một số quan điểm tỏ ra thận trọng hơn, khiến đợt tăng lãi suất có khả năng sẽ diễn ra trong tháng 6; 3) Khi thị trường có đợt tăng thời điểm đầu phiên, VNI đã tiến gần đến mức kháng cự 600 điểm, có tác động lớn hơn đến tâm ký NĐT so với thông tin từ Fed, khiến thị trường giảm điểm.
Thị trường phiên hôm nay giảm 2,29 điểm, tương ứng 0,4% còn 591,67 điểm, VNI đã giảm 3/4 phiên gần nhất. Các mã giúp dẫn dắt đà tăng trong tuần trước đã kéo thị trường giảm điểm phiên hôm nay, bao gồm VIC (-1,9%), BID (-2,9%) và CTG (-1,8%. Ở mặt tích cực, GAS (+1,0%) vốn đã tăng 70% từ ngày 21/01, tiếp tục kéo dài đà tăng khi giá dầu Brent tăng trên 47 USD/thùng trong phiên giao dịch đêm qua.
Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn giảm 33% còn 107 triệu USD so với hôm qua, trước kỳ nghỉ lễ sắp tới. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng giá trị 2 triệu USD.
------------------------------
Số liệu thương mại hàng hóa của Tổng cục Thống kê ghi nhận thặng dư tăng trong tháng 4
Tổng cục Thống kê ước tính trong tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục tăng so với tháng 3, từ 1,3 tỷ USD tăng đạt 1,5 tỷ USD, và đưa ra số liệu tương tự như số liệu Tổng cục Hải quan công bố hôm qua. So với ước tính ban đầu, kim ngạch xuất khẩu thực tế trong tháng 3 cao hơn 6,4% và kim ngạch nhập khẩu cao hơn 2,8%.
Số liệu cho khối FDI phù hợp với số liệu của Tổng cục Hải quan, khi so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 9,8% trong 4 tháng đầu năm 2014, và nhập khẩu giảm 1,4%. Chúng tôi lưu ý rằng ước tính của Tổng cục Thống kê là dành cho cả tháng 4 trong khi số liệu của Tổng cục Hải quan chỉ tính đến giữa tháng 4.
------------------------------
Samsung công bố KQKD cao trong khi Việt Nam đạt thặng dư thương mại cho ĐTDĐ
Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc cho biết lợi nhuận ròng tăng mạnh 14% trong ba tháng đầu năm 2016 và dự kiến tình hình sẽ tiếp tục khả quan trong quý 2. Có được kết quả này là nhờ dòng điện thoại Galaxy S7 cũng như khả năng sinh lời của các sản phẩm từ thấp đến trung cấp được cải thiện. Điện thoại di động là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Samsung, trong đó biên lợi nhuận từ hoạt động của mảng này tăng mạnh 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo một số nguồn tin, hiện 50% điện thoại di động của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Tuy chúng tôi không biết chính xác Việt Nam chiếm bao nhiêu trong phần sản lượng tăng thêm, nhưng rất có thể kết quả này đã đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo báo cáo hàng tháng của Tổng cục Thống kê, trong bốn tháng đầu năm 2016, ước tính Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại 8,26 tỷ USD về điện thoại di động và linh kiện.
------------------------------
CTG: Kỳ vọng một năm khả quan hơn
Báo cáo này trình bày nội dung chính ĐHCĐ của CTG tổ chức ngày 26/04. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho CTG chủ yếu do định giá hấp dẫn và CTG xứng đáng giao dịch với mức cao hơn so với BIDV.
ĐHCĐ diễn ra tốt đẹp và không có ý kiến nào phản đối quyết định không trả cổ tức bằng tiền mặt. ĐHCĐ chủ yếu trình bày thành tựu đạt được trong năm 2015, mục tiêu năm 2016 và các vấn đề liên quan đến việc sáp nhập Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank). Tại phiên chất vấn, nhà đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi từ chiến lược kinh doanh nói chung đến đầu tư vào CNTT và mạng lưới, và câu trả lời của ban lãnh đạo có lẽ đã thỏa mãn nhà đầu tư. Việc ngân hàng quyết định không trả cổ tức bằng tiền mặt đã không vấp phải ý kiến phản đối nào.
Mục tiêu lợi nhuận 2016 khả thi nhưng không cũng có nhiều thách thức. Tăng trưởng lợi nhuận 2015 đi ngang và CTG đề ra mục tiêu tăng trưởng 2016 ở mức trung bình khoảng 8%, phù hợp với dự báo của chúng tôi vì chi phí dự phòng sẽ tiếp tục là một chi phí lớn. Ban lãnh đạo tự tin rằng ngân hàng có thể đạt được mục tiêu năm nay. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng vì ngân hàng cùng lúc đang phải thực hiện một số nhiệm vụ: duy trì tăng trưởng tín dụng mạnh, tăng vốn, và dự phòng đầy đủ.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2016 cao hơn so với mục tiêu năm 2015. CTG đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 18% và tăng trưởng tiền gửi đạt 14%, so với mục tiêu lần lượt 13% và 14% do ĐHCĐ năm ngoái đề ra. CTG hiện có tỷ lệ cho vay/tiền gửi lên đến 86% nên tăng trưởng tiền gửi thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu khiến nhà đầu tư lo ngại ngân hàng không thể đáp ứng quy định về mức trần theo quy định. Ban lãnh đạo giải thích rằng con số tăng trưởng huy động này chỉ từ tăng trưởng tiền gửi khách hàng, nhưng thực tế ngân hàng tích lũy vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này cho thấy ngân hàng sẽ phụ thuộc hơn vào vốn vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài trong năm 2016. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng 8%, cao hơn nhiều so với kết quả 0,6% năm 2015 và mục tiêu 0% tại ĐHCĐ năm ngoái. Mục tiêu của CTG cho thấy chi phí dự phòng không liên quan đến VAMC sẽ chỉ tăng nhẹ trong năm 2015. Ngân hàng dự kiến sẽ trả cổ tức cho năm 2016 tại mức 7%-9% nhưng không cho biết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt hay không.
CTG công bố KQLN Quý 1/2016 đầy tích cực. Tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3% và tăng trưởng tiền gửi đạt khoảng 2%, đều cao hơn kết quả cùng kỳ năm ngoái, lần lượt 2,3% và 1%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong Quý 1/2016, CTG đã đạt 30% mục tiêu cả năm. Tuy nhiên, nhiều khả năng ngân hàng đã duy trì chi phí dự phòng ở mức thấp trong Quý 1 và sẽ tăng cường dự phòng trong các quý tới.
Kế hoạch tăng vốn chưa thực hiện được năm 2015 được chuyển sang năm 2016. Tại ĐHCĐ 2015, ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn cổ phần từ 37.000 tỷ đồng lên 49.000 tỷ đồng, trong đó có 3.000 tỷ đồng từ việc sáp nhập ngân hàng PG Bank. Sau khi sáp nhập, CTG dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần nhằm tăng vốn cổ phần lên 49.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc sáp nhập đã bị trì hoãn hai lần do một số vấn đề về hồ sơ và thủ tục. Vì ngân hàng không thể tăng vốn trong năm 2015 nên đã chuyển kế hoạch này sang năm 2016 và đề ra mục tiêu mục tiêu đến cuối năm 2016, vốn điều lệ đạt 49.000 tỷ đồng, tăng 32%. Hồ sơ để sáp nhập ngân hàng PG Bank đã được hoàn tất và CTG đang đợi nhà nước phê duyệt. Dự kiến việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong tháng tám.
Không trả cổ tức bằng tiền mặt nhằm giữ lại lợi nhuận để tăng vốn trong tương lai. CTG sẽ không trả cổ tức cho năm 2015 và lợi nhuận được giữ lại để huy động vốn. Quyết định này không gây ngạc nhiên vì CTG cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng. Ngân hàng cũng chưa công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược năm 2016, tuy nhiên nhu cầu tăng vốn từ những nguồn khác ngoài lợi nhuận giữ lại sẽ ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
CTG khẳng định cam kết mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ. Năm 2015, tăng trưởng tín dụng bán lẻ đạt 50%, và mục tiêu tăng trưởng năm 2016 là 35%-40%. Ngân hàng đề ra mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, đồng thời giữ vững vị thế số một trong tín dụng doanh nghiệp. Sở hữu mạng lưới lớn nhất gồm trên 1.000 chi nhánh và văn phòng giao dịch là một lợi thế lớn, và việc sáp nhập PG Bank sẽ có thêm 16 chi nhánh và 63 văn phòng giao dịch nữa. Ngân hàng cho biết đã được phép mở thêm 6 chi nhánh trong năm 2016, trong đó có một chi nhánh ở Phú Quốc.
------------------------------
MBB: NHNN cho phép tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2016
ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) hôm nay cho thấy ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng mạnh trong năm 2016. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến ngân hàng. Với dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ khiêm tốn, chúng tôi giữ giá mục tiêu 15.500VND. Do giá cổ phiếu tăng, chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị từ KHẢ QUAN xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và tổng mức sinh lời theo tính toán đạt 8,1%.
Ban lãnh đạo nhấn mạnh các thành công trong việc giải quyết một số vấn đề tồn đọng nhưng tăng trưởng lợi nhuận cao vẫn là một thách thức. Ban lãnh đạo tự hào cho biết các thành tựu đạt được trong năm qua:nợ xấu giảm mạnh, tỷ lệ dự phòng thất thoát vốn vay cao, mạng lưới mở rộng nhanh chóng, ROE và ROA cao, và tăng vốn thành công lên 16.311 tỷ đồng. Với khoản vốn này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng từ 10,1% năm 2014 lên 12,8% năm 2015, mà theo ngân hàng thỏa mãn yêu cầu của Basel 2. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết vẫn khó có thể đạt được lợi nhuận cao do dự phòng bắt buộc liên quan đến nợ bán cho VAMC.
Mục tiêu 2016 cao hơn so với năm 2015 cho thấy ban lãnh đạo tự tin tình hình năm nay sẽ tích cực hơn và chất lượng tài sản cải thiện. Ngân hàng đề ra mục tiêu tiền gửi tăng 10% và tổng tài sản tăng 12%, so với mục tiêu ĐHCĐ năm ngoái đề ra lần lượt là 5% và 10%. Tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt lần lượt 20% và 12%, đều cao hơn so với mục tiêu 2015 là 15% và 2,4%. Trong số các ngân hàng chúng tôi theo dõi đã công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng, MBB đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất. Với tỷ lệ cho vay/tiền gửi đạt 67% và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 12,8%, MBB có điều kiện để tăng trưởng tín dụng cao hơn so với phần lớn các ngân hàng khác. Tại ĐHCĐ, Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết NHNN ghi nhận khả năng của MBB trong việc tích cực đẩy mạnh tín dụng. Thông thường, NHNN thường đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng vừa phải cho các ngân hàng vào đầu năm, và từ đó đến cuối năm tăng hạn mức dành cho từng ngân hàng khi nhu cầu tăng. Tuy nhiên, vào đầu năm 2016, MBB là một trong những ngân hàng được NHNN ấn định hạn mức tăng trưởng tín dụng cao vì ngân hàng có đầy đủ tiền gửi và điều kiện thuận lợi để đạt tăng trưởng cao. Trả lời chất vấn về dự phòng 2016, ban lãnh đạo cho biết chi phí dự phòng năm nay sẽ xấp xỉ năm 2015.
KQLN Quý 1/2016 có sự cải thiện so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng khác. Tăng trưởng tín dụng đạt 2,3%, cao hơn so với mức âm trong Quý 1/2015. Lợi nhuận trước thuế đạt 862 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau Quý 1/2016, MBB hoàn tất 24% dự báo lợi nhuận trước thuế. Tuy KQLN Quý 1 phù hợp với mục tiêu nhưng tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của MBB vẫn thấp hơn so với của các ngân hàng khác (VCB và CTG đạt tăng trưởng tín dụng lần lượt 6,3% và 3%, và cả hai đều hoàn tất 30% mục tiêu lợi nhuận trước thuế). Nhận định của ban lãnh đạo về KQLN Quý 1 cho thấy cạnh tranh đang gia tăng và cùng với các nhận định về mục tiêu dự phòng, cho thấy vẫn chưa chắc chắn MBB sẽ đạt dự báo lợi nhuận trước thuế.
Trả cổ tức cả bằng tiền mặt và cổ phiếu làm cổ đông hài lòng cũng như giúp ngân hàng tăng thêm vốn. Cổ đông thông qua việc trả cổ tức tỷ lệ 10% cho năm 2015, trong đó bao gồm 5% tiền mặt đã được tạm ứng trong năm 2015. 5% còn lại sẽ được thanh toán bằng cổ phiếu. Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì vốn điều lệ sẽ tăng từ 16.311 tỷ đồng lên 17.127 tỷ đồng. Tuy cổ tức bằng tiền mặt bị giảm nhưng cổ đông hiễu rõ nhu cầu tăng vốn và tỏ ra ủng hộ chính sách cổ tức mới. Ngân hàng dự kiến sẽ trả cổ tức tại mức 10% cho năm 2016 nhưng không cho biết sẽ bằng tiền mặt hay cổ phiếu.
Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới nhanh chóng trong năm 2016. Có hệ thống mạng lưới nhỏ nhất trong số 6 ngân hàng chúng tôi theo dõi, MBB đã tích cực mở rộng mạng lưới trong năm 2015 nhằm hỗ trợ tăng trưởng cho vay bán lẻ. Cuối năm 2015, MBB có 253 chi nhánh và văn phòng giao dịch, trong đó 29 chi nhánh và văn phòng giao dịch mới được mở trong năm 2015. Mạng lưới của ngân hàng được mở rộng 13% về tương đối và con số này cao nhất, với BID đứng thứ hai với 6%. Ban lãnh đạo nhấn mạnh sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2016: với 948 tỷ đồng vốn đầu tư XDCB, trong đó ngân hàng sẽ đầu tư 831 tỷ đồng, hay 88% vào mở rộng mạng lưới và cơ sở hạ tầng, và 117 tỷ đồng, hay 12%, vào CNTT và trang thiết bị khác.
------------------------------
PVS: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Triển vọng 2016 không thấp như dự kiến
Chúng tôi tham dự ĐHCĐ của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), giữ nguyên giá tiêu 17.400 đồng khi công ty tỏ ra tự tin về KQKD năm 2016, cũng như KQKD quý 1 khá tích cực. Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh giảm khuyến nghị của PVS từ MUA thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi cổ phiếu đã tăng 12% kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi.
Cổ đông tỏ ra hài lòng với cổ tức và lợi nhuận năm 2015. Dù giá dầu thô trung bình đã giảm 46% trong năm 2015, doanh thu và LNST của PVS chỉ giảm lần lượt 26% và 23%. Do đó, ban lãnh đạo quyết định chi trả cổ tức tiền mặt 1.200 đồng/CP (lợi suất cổ tức 6,9%), phù hợp với kế hoạch ban đầu.
Tổng Giám đốc công ty tự tin về triển vọng 2016. PVS có kế hoạch doanh thu 222 nghìn tỷ đồng (900 triệu USD, -7,3% YoY) và LNST 960 tỷ đồng (43 triệu USD, -36% YoY) cho năm 2016 theo giả định giá dầu thô trung bình 60 USD/thùng. Tuy nhiên, TGĐ PVS cho rằng lợi nhuận vẫn có thể duy trì ở mức dầu thô 30-40 USD/thùng. TGĐ công ty cho biết sự tự tin này đến từ việc đẩy mạnh cắt giảm chi phí để giữ vị thế cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt. Do đó, PVS đặt có kế hoạch trả cổ tức 1.000 đồng (lợi suất 5,8%) trong năm 2016.
KQKD đáng khích lệ trong quý 1. PVS ước tính LNTT hợp nhất quý 1 đạt 315 tỷ dồng (14 triệu USD), tương ứng với LNST 252 tỷ đồng (11 triệu USD). Con số này hoàn thành 26% kế hoạch cả năm của PVS và 28% theo dự báo lợi nhuận của chúng tôi cho năm 2016. Con số này tương ứng với mức giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng công ty vẫn đi đúng hướng trên đà đạt dự báo cả năm của chúng tôi.
Lo ngại của NĐT về FPSO Lam Sơn được giải tỏa. Ban lãnh đạo cho biết FPSO Lam Sơn (yếu tố đóng góp lợi nhuận chính của PVS) sẽ tiếp tục hoạt động khi chỉ có mức rủi ro hạn chế về việc dừng sản xuất dầu thô tại Lam Sơn JOC. Tuy nhiên, PVS cho biết có thể sẽ phải điều chỉnh giá thuê ngày ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, họ có thể kéo dài kế hoạch thanh toán, vốn sẽ làm tác động đến dòng tiền.
Triển vọng mảng khảo sát địa chấn đang dần tích cực hơn. Trước đây, hai tàu khảo sát địa chấn dự kiến sẽ không có công việc trong năm nay. Tuy nhiên, hiện tàu Bình Minh 2D đang làm việc với Rosneft và tàu còn lại (Amadeus 3D) đang làm việc với Phillipines. PVS ước tính hiệu suất hoạt động của hai tàu nay sẽ đạt lần lượt 30% và 60%. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của ban lãnh đạo khi giành được các hợp đồng này từ nước ngoài trong bối cảnh thị trường khó khăn. Công ty dự kiến phân khúc này sẽ đạt hòa vốn trong năm nay sau khi ghi nhận lỗ trong năm 2015.
Lô B sẽ cần nhiều thời gian hơn dự kiến để đóng góp vào kểt quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tiến độ hiện tại của Lô B, PVS dự kiến có thể sẽ có hợp đồng trong năm 2017, tương ứng với đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận từ năm 2018 trở đi, không phải từ 2017 như dự kiến. Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận đóng góp từ Lô B vào dự báo của chúng tôi, do đó điều này không có tác động đến giá mục tiêu.
Đa dạng hóa kinh doanh của PVS vào việc cung cấp dịch vụ cơ khí dầu khí cho các dự án trên đất liền cũng như tìm kiếm các hợp đồng ở nước ngoài sẽ giúp bù đắp cho tác động từ giá dầu thô thấp. PVS hiện đang sẵn sàng cạnh tranh với các nhà thầu khác với các dự án trên đất liền. Ngoài ra, công ty cũng tìm kiếm các hợp đồng Cơ khí dầu khí (M&C) từ Trung Đông và Châu Âu. Trong vòng 5 năm tới, đơn hàng M&C sẽ được thúc đẩy từ các hợp đồng xây dựng cho việc mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Long Sơn cũng như nhà máy điện Sông Hậu (không được tính trong danh sác các hợp đồng đang thực hiện trị giá 1.037 triệu USD).
------------------------------
FPT: Trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng cho năm 2015. Lặp lại KN MUA
CTCP FPT (FPT) cho biết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt đợt hai là 1.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015 tổng cộng là 2.000VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 4,1%).
Công ty cũng sẽ phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20:3 (3 cổ phiếu mới cho mỗi 20 cổ phiếu hiện tại).
Ngày chốt danh sách cổ đông cho cả hai đợt trên là 30/05/2015 và ngày trả cổ tức bằng tiền mặt là 10/06/2016.
Chúng tôi lưu ý rằng FPT cũng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt 2.000VND/cổ phiếu sau đợt phát hành cổ phiếu thưởng nói trên cho năm 2016, tương ứng với lợi suất cổ tức là 4,8%.
Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị MUA dành cho FPT với giá mục tiêu 65.000 đồng (tổng mức sinh lời 39%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,8%). Theo mức giá hiện tại, FPT đang giao dịch với PER 2016 hấp dẫn là 8,7 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.
------------------------------