* Các TTCK lớn của Châu Á giảm mạnh vào phiên đầu năm, nhưng TTCK Việt Nam giảm nhẹ hơn
* Bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt
* PMI Việt Nam tăng lên 51,3 điểm trong tháng 12 từ 49,4 điểm trong tháng 11
* Tóm tắt Báo cáo Cập nhật CSM: Cổ phiếu bị quá bán nhưng có tiềm năng trong dài hạn – KN MUA
* MSN tái cơ cấu sở hữu tại Techcombank để phù hợp với quy định
* Thay đổi vị trí CFO tại ACB báo hiệu sự rút lui của Standard Chartered
* Bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt
* PMI Việt Nam tăng lên 51,3 điểm trong tháng 12 từ 49,4 điểm trong tháng 11
* Tóm tắt Báo cáo Cập nhật CSM: Cổ phiếu bị quá bán nhưng có tiềm năng trong dài hạn – KN MUA
* MSN tái cơ cấu sở hữu tại Techcombank để phù hợp với quy định
* Thay đổi vị trí CFO tại ACB báo hiệu sự rút lui của Standard Chartered
- VNI -0,8% / -0,8% MTD / -0,8% YTD
- GT vốn hóa: 51,0 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 11,2x
- HNI -0,6%/ -0,6% MTD / -0,6% YTD
- GT vốn hóa: 6,6 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 9,3x
4/1/2016
|
31/12/2015
|
∆ %
| |
VN Index
|
574,4
|
579,0
|
-0,8%
|
HN Index
|
79,5
|
80,0
|
-0,6%
|
Tổng GTGD, triệu USD
|
104,0
|
116,5
|
-10,7%
|
Mua/(Bán) ròng của KN
|
0,0
|
14,3
|
-
|
% GD của KN trong tổng GTGD
|
8,5%
|
15,5%
|
-
|
Các TTCK lớn của Châu Á giảm mạnh vào phiên đầu năm, nhưng TTCK Việt Nam giảm nhẹ hơn
* Các TTCK Châu Á bắt đầu năm giao dịch mới trong sắc đỏ, với hai chỉ số Nikkei và Hang Seng cùng giảm mạnh 3% trong khi Shanghai Composite, chỉ số chính của Trung Quốc, giảm 6,7%, khiến Chính phủ nước này buộc phải chốt phiên giao dịch sớm hơn thường lệ. Không thoát được xu hướng này, chỉ số VNI giằng co trong phiên sáng để tìm phương hướng khi các mã vốn hóa lớn có sự phân cực. Tuy nhiên, áp lực từ các mã trụ như VNM (-1,6%), VCB (-1,6%) và MSN (-2,6%) khiến chỉ số giảm 4,6 điểm (-0,8%) xuống 574,41 điểm. Mức giảm này có thể được xem là không đáng kể so với các chỉ số khác tại Châu Á.
* Trong khi đó, VIC vẫn tăng mạnh 3,9% với gần 5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn giao dịch. Về mặt kỹ thuật, phiên hôm nay VIC không chỉ đạt mức cao nhất 52 tuần qua mà còn đạt mức giá cao nhất kể từ khi được niêm yết vào năm 2007. Đáng chú ý, CII cũng tăng mạnh 5,6% vì tổng giám đốc công ty đã bày tỏ niềm tin vào triển vọng năm 2016 khi trả lời phỏng vấn truyền thông. Hai mã trên cũng là các mã dẫn đầu về giá trị giao dịch phiên hôm nay, giúp tổng giá trị giao dịch đạt đến 104 triệu USD.
--------------------
Bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt
* Bắt đầu từ ngày 4/1/2016, NHNN áp dụng chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt hơn, một động thái đã được các nhà hoạch định chính sách tiết lộ trên các phương tiện truyền thông vào tuần trước. Theo cơ chế mới, tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh hàng ngày, khác với chính sách cũ là giữ cố định tỷ giá trung tâm trong một khoảng thời gian dài được thực hiện trong 7 năm qua. Trong khi đó, biên độ giao dịch vẫn được áp dụng (ở mức 3% hiện tại) để tránh những biến động bất ngờ.
* Mức độ điều chỉnh tỷ giá trung tâm sẽ dựa theo 3 yếu tố bao gồm (1) bình quân gia quyền của tỷ giá liên ngân hàng ngày liền kề trước đó, (2) diễn biến của biến động USD và các đồng tiền của các đối tác thương mại quan trọng khác của Việt Nam và (3) các chỉ báo vĩ mô bao gồm lạm phát và lãi suất. Điều này đồng nghĩa NHNN đang để tỷ giá được quyết định bởi các yếu tố thị trường nhiều hơn.
* Sự thay đổi của NHNN là một bước đi cần thiết khi mà thị trường tiền tệ toàn cầu đang tiến vào một thời kỳ biến động lớn hơn,từ việc đồng USD tăng giá khi Fed nâng lãi suất đến đồng Nhân dân Tệ (NDT) có biến động lớn hơn, khi đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ mới nhất của IMF. Do đó, khi áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm điều chỉnh thường xuyên, NHNN cho thấy sự sẵn sàng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào của thị trường mà không tạo ra cú sốc cho thị trường ngoại hối trong nước.
* …và việc giữ tỷ giá tham chiếu cố định kéo dài đang trở nên 'tốn kém', khi Việt Nam ngày càng hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới vốn đang biến đồi nhanh chóng. Đồng USD tăng giá và đồng NDT trượt gía bất ngờ gần đây đã khiến cho nhiều đồng tiền của các nền kinh tế Châu Á có thiên hướng xuất khẩu giảm mạnh. Do đó, việc neo tỷ giá tiền Đồng so với USD trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh khi mà kim ngạch xuất khẩu tương ứng với khoảng 80% GDP. Trong khi đó, nỗ lực ổn định tỷ giá đã khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm nhanh chóng xuống dưới mức chuẩn là 3 tháng giá trị nhập khẩu. Vào cuối quý 3/2015, tỷ lệ này đạt 2,1 tháng giá trị xuất khẩu, với tổng dự trữ ngoại hối ước tính 30,3 tỷ USD so với con số 37 tỷ USD cuối tháng 7.
* Việc áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt này sẽ giúp việc trượt giá tiền Đồng trong thời gian sắp tới diễn ra tuần tự từng bước nhỏ. Do đó, chúng tôi cho rằng động thái này sẽ giúp các hoạt động trên thị trường ngoại hối tốt hơn khi xóa bỏ tâm lý chờ đợi “từng đợt” phá giá tiền tệ. Trong ngày đầu tiền áp dụng, NHNN đã tăng nhẹ tỷ giá trung tâm thêm 0,03%, tương ứng với 21.896 VND/USD, phán ánh sự suy yếu của tiền Đồng trong thời gian gần đây, khi tiền Đồng hầu như giao dịch ở gần mức trần tham chiếu tại các ngân hàng TMCP một vài tuần qua.
--------------------
PMI Việt Nam tăng lên 51,3 điểm trong tháng 12 từ 49,4 điểm trong tháng 11
* Lĩnh vực sản xuất phục hồi sau ba tháng liên tiếp giảm (các mức trên 50 điểm cho thấy sản xuất tăng). Kết quả này có được nhờ số lượng đơn hàng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 7. Đáng chú ý, số lượng đơn hàng xuất khẩu tăng lần đầu trong sáu tháng qua.
* Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục giảm tháng thứ sáu liên tiếp do chi phí nguyên liệu giảm. Điều này tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà sản xuất giảm giá thành. Điều này cũng giải thích việc lạm phát năm 2015 xuống mức thấp nhất 14 năm qua là 0,63%.
* Chỉ số PMI tăng trở lại cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam có khả năng tăng trưởng bất chấp cầu thế giới yếu và chúng tôi cho rằng tăng trưởng phần lớn nhờ giải ngân FDI năm 2015 cao kỷ lục. Vì chúng tôi cho rằng FDI sẽ tiếp tục cao trong năm 2016, lĩnh vực này sẽ tiếp tục vượt qua được các thử thách và duy trì đà tăng trưởng.
--------------------
Tóm tắt Báo cáo Cập nhật CSM: Cổ phiếu bị quá bán nhưng có tiềm năng trong dài hạn – KN MUA
Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu từ 41.800VND xuống 31.500VND vì các lý do sau:
* KQKD của lĩnh vực cốt lõi không giống với dự báo trước đây của chúng tôi: Sản lượng bán ra có tăng trưởng thấp ngoài mong đợi, với giá bán trung bình tất cả các dòng sản phẩm giảm từ 6%-9%.
* Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ thoái vốn khỏi BĐS: Doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh 22% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đó là nhờ khoản tiền 420 tỷ đồng (18,6 triệu USD) từ việc thoái vốn khỏi BĐS, được ghi nhận là doanh thu theo chính sách kế toán của công ty. Doanh thu từ lĩnh vực cốt lõi chỉ tăng 4%.
* Biên lợi nhuận gộp giảm một phần do cạnh tranh từ lốp Trung Quốc: Chi phí cao su đầu vào giảm 25% so với 9 tháng đầu năm 2015, nhưng phần chênh lệch này được chuyển sang khách hàng do bị cạnh tranh gay gắt từ lốp nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp chung 9 tháng đầu năm 2015 giảm 400 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của nhà máy lốp radial mới (biên lợi nhuận gộp -16,4%)
Tuy nhiên, chúng tôi giữ quan điểm tích cực đối với CSM trong dài hạn vì các lý do sau:
* Doanh thu từ ô-tô liên tục tăng trưởng mạnh: Xe thương mại, trong đó có xe tải và xe bus (tăng 72% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái) sẽ kích thích nhu cầu lốp xe tại các mảng OEM (15%) lẫn phụ tùng thay thế (85%) tại thị trường trong nước.
* Sản xuất lốp radial toàn thép tăng mạnh để giảm gánh nặng khấu hao: Khi sản lượng lốp radial tăng trong những năm sau, dòng sản phẩm này sẽ bắt đầu đóng góp tích cực vào lợi nhuận gộp.
* Dự kiến sản xuất lốp radial bán thép trong năm 2018: Như vậy, CSM sẽ trở thành công ty nội địa tiên phong trong việc cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm ở phân phúc mới này. Lốp radial sẽ trở thành yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn vì lốp bias sẽ dần bị thay thế do có nhiều đặc điểm kém ưu việt hơn so với lốp radial.
--------------------
MSN tái cơ cấu sở hữu tại Techcombank để phù hợp với quy định
* Tập đoàn Masan (HSX: MSN) gần đây đã chuyển 4.5% cổ phần của Techcombank (TCB) từ công ty mẹ qua một pháp nhân mới thành lập thuộc công ty con Masan Horizon (MSN nắm 100% Masan Horizon).
* Mặc dù tỷ lệ sở hữu thực tế của MSN tại TCB sẽ không thay đổi, việc chuyển nhượng này cho phép MSN tuân thủ Luật Các Tổ Chức Tín Dụng và Thông tư 06, mà theo đó một nhà đầu tư tổ chức chỉ được phép sở hữu tối đa 15% của một tổ chức tín dụng, trong khi đó một nhà đầu tư cùng các bên liên quan chỉ được sở hữu tối đa 20%. Giao dịch chuyển nhượng trên giúp MSN tuân thủ quy định theo trường hợp thứ hai.
* Ngoài 19,5% cổ phần tại TCB mà MSN sở hữu theo hình thức sở hữu vốn trực tiếp, MSN còn nắm trái phiếu chuyển đổi bắt buộc phát hành bởi TCB mà trên cơ sở chuyển đổi hoàn toàn thì tỷ lệ sở hữu thực tế của MSN là 30,4% (gồm 15,6% sở hữu vốn trực tiếp và 14,8% cổ phần từ cổ phiếu được chuyển đổi từ trái phiếu). Như vậy, với việc TCB sẽ gia hạn thời hạn chuyển đổi của trái phiếu trên thêm 5 năm cho đến năm 2021, MSN sẽ không bị vi phạm các quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tín dụng.
--------------------
Thay đổi vị trí CFO tại ACB báo hiệu sự rút lui của Standard Chartered
* Hôm nay, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo ông Vijay Maheshwari, đã làm việc tại ACB 4 năm với vai trò Giám đốc Tài chính (CFO) sẽ được thay thế bởi Kế toán Trưởng của ngân hàng này là ông Nguyễn Văn Hòa, ông Hòa sẽ đảm nhiệm cùng lúc vị trí CFO và Kế toán Trưởng (ông Hòa đã làm Kế toán Trưởng tại ACB trong 16 năm qua).
* Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited và Standard Chartered APR Limited nắm giữ tổng cộng 15% cổ phần hiện hữu tại ACB. Việc thay đổi vị trí trong ban lãnh đạo này cho thấy động thái sẽ giảm bớt sự tham gia của Standard Chartered tại ACB.
Standard Chartered, vốn tạo ra phần lớn lợi nhuận tại Châu Á, đang chịu áp lực cắt giảm chi phí và củng cố mức vốn, đã thoái lui khỏi nhiều mảng kinh doanh thời gian gần đây. Vào tháng 12/2014, Standard Chartered đã bán mảng kinh doanh tài chính tiêu dùng tại Hồng Kông và Thâm Quyến; trong năm 2015 đã đóng cửa mảng kinh doanh vốn toàn cầu và bán mảng kinh doanh cho thuê tài chính cho ORIX Leasing Pakistan. Tập đoàn này cũng đóng cửa mảng kinh doanh chứng khoán phái sinh và trái phiếu chuyển đổi, phù hợp với chiến lược thay đổi diễn biến kinh doanh bằng việc thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh không cốt lõi.
* Nếu số vốn thoái này được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư tổ chức, đây chắc chắn sẽ là yếu tố tích cực cho ACB.
------------------------------