Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - Thị trường biến động do chuyển biến tâm lý của NĐT - DGW, PNJ, NT2

* Thị trường biến động do chuyển biến tâm lý của NĐT
* Digiworld (HSX:DGW) – Đặt kế hoạch tham vọng năm 2016
* PNJ: Lợi nhuận từ lĩnh vực cốt lõi 2015 tăng 75%, nhưng dự phòng cho NH Đông Á ảnh hưởng đến tăng trưởng LN chung
* NT2: EPS sẽ tăng trưởng ở mức hai chữ số trong năm 2016 nhờ chênh lệch gia tăng giữa giá khí và giá thị trường

  • VNI -1,2% / -8,6% MTD / -8,6% YTD   
  • GT vốn hóa: 47,3 tỷ USD    
  • P/E trượt 12 tháng 10,4x
  • HNI -0,5%/ -7,5% MTD / -7,5% YTD    
  • GT vốn hóa: 6,2 tỷ USD     
  • P/E trượt 12 tháng 8,6x
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây


20/1/2016
19/1/2016
%
VN Index
529,4
535,8
-1,2%
HN Index
73,9
74,3
-0,5%
Tổng GTGD, triệu USD
101,0
88,3
14,3%
Mua/(Bán) ròng của KN
1,3
-3,8
-
% GD của KN trong tổng GTGD
24,1%
7,6%
-
--------------------
Thị trường biến động do chuyển biến tâm lý của NĐT. Trong phiên hôm nay, các NĐT lo ngại tâm lý rủi ro có vẻ như đã tận dụng đợt tăng điểm trong phiên hôm qua để mở vị thế bán cổ phiếu, khiến thị trường giảm gần 5 điểm ngay sau khi mở cửa vào buổi sáng. Sau đó, thị trường đã phục hồi dần khi tăng đạt mức cao nhất trong ngày 536,57 điểm, trước khi đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày 529,44 điểm (-1,2%). Tính theo ngành, các mã ngân hàng và dầu khí là các mã lấy đi nhiều điểm nhất của chỉ số hôm nay. Các mã ngân hàng lớn BID (-1,2%) và CTG (-2,9%) đều có mức giảm đáng kể, trong khi mã đầu ngành VCB không biến động nhiều khi chỉ giảm nhẹ 0,7%. Tuy nhiên, diễn biến trở nên khá tiêu cực đối với các mã dầu khí như PVD (-5,4%) và GAS (-3,8%) khi giá dầu thô toàn cầu tiếp tục đà sụt giảm khi chạm 27,8 USD/thùng (giá dầu Brent trong phiên giao dịch), gần tương đương với điểm hòa vốn của dầu thô sản xuất ở Việt Nam. Ở chiều tích cực, một vài mã “bứt phá” đã giúp giảm bớt tâm lý tiêu cực: DPM (+0,7%), nhà sản xuất phân bón hàng đầu đã hưởng lợi từ giá khí đầu vào giảm. Tương tự, GMD, công ty cung cấp dịch vụ logistics và vận hành cảng hàng đầu cũng đã có mức tăng nhẹ 0,5%. Thị trường có vẻ như đang phân hóa rõ rệt giữa các công ty gặp bất lợi và hưởng lợi từ giá dầu thô sụt giảm.
Đáng chú ý, phiên giao dịch hôm nay chứng kiến đợt công bố KQKD quý 4 đầu tiên của các doanh nghiệp (vui lòng xem bên dưới). Nhìn chung, các KQKD được công bố đến hiện tại là khá tích cực, một phần làm dịu bớt tâm lý tiêu cực của các NĐT liên quan đến diễn biến chững lại của kinh tế Trung Quốc.
--------------------
Digiworld (HSX:DGW) – Đặt kế hoạch tham vọng năm 2016. CTCP Digiworld (DGW), niêm yết trên sàn HSX từ tháng 8/2015, là công ty phân phối và cung cấp dịch vụ công nghệ tại Việt Nam. DGW là nhà phân phối ủy quyền của 23 nhãn hiệu bao gồm Acer, Asus, HP, Dell, Nokia, Lenovo, Ricoh, Wiko, Apple,…
Trong buổi gặp gỡ NĐT hôm nay, công ty đã công bố doanh thu sơ bộ năm 2015 đạt 4.208 tỷ đồng (giảm 14% so với 2014) và EPS đạt 3.447 đồng (giảm 17% so với 2014). KQKD kém tích cực này xuất phát từ việc doanh số Nokia (đóng góp 50% doanh thu năm 2014) giảm mạnh 64% so với cùng kỳ khi Microsoft đã dần chuyển hướng từ phần cứng sang các dịch vụ đám mây. Do đó, doanh số các sản phẩm Nokia chỉ chiếm 21% doanh thu năm 2015.
Dù vậy, trong năm 2016, ban lãnh đạo công ty hướng đến mục tiêu tăng trưởng EPS 31% và doanh thu 28% nhờ vào việc phân phối các thương hiệu ĐTDĐ mới như Wiko (Pháp), Obi (Mỹ) và Intex (Ấn Độ), có khả năng sẽ giúp thúc đẩy doanh thu từ phân phối ĐTDĐ tăng trưởng 256% so với năm 2015, trong khi một cách thận trọng, kế hoạch 2016 không bao gồm doanh thu phân phối Nokia
Chúng tôi cho rằng kế hoạch của DGW là khá tham vọng khi phụ thuộc vào các thương hiệu mới và khá xa lạ với thị trường, trong bối cảnh các thương hiệu điện thoại phổ biến như Samsung, Oppo, Asus,… vẫn đang thống trị tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng cho rằng các công ty phân phối như DGW sẽ có những rủi ro lớn khi các chuỗi bán lẻ điện tử lớn như Thế giới Di Động hay FPT Shop sẽ có xu hướng làm việc trực tiếp với nhà sản xuất nếu và khi một thương hiệu nào đó trở nên phổ biến hơn.
Ban lãnh đạo cũng chấp thuận tạm ứng cổ tức tiền mặt 1.500 đồng/CP cho năm 2015 (lợi suất 5,1% tại giá hiện tại), sẽ được thực hiện trong quý 1/2016.
DGW hiện đang giao dịch với PER 2016 là 6,5 lần dựa theo kế hoạch 2016 của ban lãnh đạo. Đây là mức mà chúng tôi cho là phù hợp với thanh khoản thấp và quy mô nhỏ của công ty. Ngoài ra, theo ý kiến của chúng tôi, việc đạt được kế hoạch năm 2016 sẽ là một thách thức cho DGW.
--------------------
PNJ: Lợi nhuận từ lĩnh vực cốt lõi 2015 tăng 75%, nhưng dự phòng cho NH Đông Á ảnh hưởng đến tăng trưởng LN chung. Doanh thu Quý 4/2015 của công ty mẹ đạt 2.037 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm trước) trong khi lợi nhuận sau thuế giảm xuống 10 tỷ đồng (giảm 81%). Nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm mạnh dù doanh thu tăng là do khoản dự phòng bổ sung 119 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào Ngân hàng Đông Á. Lũy kế cả năm 2015, PNJ đã ghi nhận 300 tỷ đồng dự phòng cho khoản đầu tư này, đưa tổng giá trị dự phòng lên 311 tỷ đồng, tương đương 79% tổng giá trị đầu tư là 395 tỷ đồng.
Bằng chứng cho sức mạnh của mảng kinh doanh cốt lõi, lợi nhuận gộp và lợi nhuận cốt lõi trước thuế Quý 4/2015 (không tính hoạt động tài chính) tăng mạnh lần lượt 53% và 111% so với cùng kỳ năm trước đạt 344 tỷ đồng và 154 tỷ đồng nhờ biên lợi nhuận gộp tăng mạnh 5,13%. Chúng tôi cho rằng kết quả này có được là nhờ lĩnh vực bán lẻ, vốn có biên lợi nhuận cao, tăng trưởng mạnh hơn so với giao dịch vàng miếng, qua đó chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu và giúp biên lợi nhuận chung tăng mạnh. Doanh thu từ bán lẻ trang sức đạt mức cao là nhờ PNJ tích cực mở rộng hệ thống bán lẻ, tung ra một số sản phẩm mới và thực hiện thành công các chiến dịch tiếp thị.
Lũy kế cả năm 2015, doanh thu và LNST đạt lần lượt 7.665 tỷ đồng (tăng 7%) và 160 tỷ đồng (giảm 38%). Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh rằng tuy lợi nhuận báo cáo giảm do dự phòng cho khoản đầu tư vào ngân hàng Đông Á nhưng lợi nhuận trước thuế từ mảng kinh doanh cốt lõi cả năm vẫn tăng 75%.
Chúng tôi đánh giá tích cực về kết quả này và càng củng cố nhận định của chúng tôi về thành công của  PNJ trong lĩnh vực bán lẻ trang sức. Với khoản dự phòng 300 tỷ đồng ghi nhận năm 2015, dự báo lợi nhuận của chúng tôi dành cho PNJ rơi vào “Kịch bản 2” trong báo cáo cập nhật Quý 3/2015 (chúng tôi dự báo KQKD hợp nhất sẽ phù hợp với KQKD của công ty mẹ). Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2015 của PNJ đã vượt con số dự báo 118 tỷ đồng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đang điều chỉnh lại dự báo và giá mục tiêu mới dành cho PNJ trong báo cáo cập nhật thời gian tới.
--------------------
NT2: EPS sẽ tăng trưởng ở mức hai chữ số trong năm 2016 nhờ chênh lệch gia tăng giữa giá khí và giá thị trường. Doanh thu và lợi nhuận gộp Quý 4 của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đạt lần lượt 1.708 tỷ đồng và 522 tỷ đồng, tương đương 90% và 108% dự báo của chúng tôi
Doanh thu thấp hơn một chút so với ước tính của chúng tôi do giá theo hợp đồng mua bán điện giảm do chi phí khí giảm.
Lợi nhuận gộp cao hơn 8% so với dự báo của chúng tôi nhờ chênh lệch giữa giá khí đầu vào và giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng. Khoản chênh lệch này ước tính tăng lên 600VND/kWh trong Quý 4/2015 từ 450VND/kWh trong 9 tháng đầu năm. Chi phí sản xuất của NT2 hiện gần bằng VSH.
Tuy nhiên, chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh lên 81,4 tỷ đồng, gấp bốn lần so với mức trung bình ba quý trước. 2/3 phần tăng thêm là khoản trích vào quỹ nghiên cứu và phát triển. 1/3 còn lại phát sinh do chi phí phát triển kinh doanh và tiếp thị tăng và các yếu tố các.
Vì vậy, LNST phù hợp với ước tính của chúng tôi.
LNST cốt lõi 2015 đạt 1.208 tỷ đồng (tăng 86% so với năm 2014), 98,5% dự báo của chúng tôi trong khi LNST đạt 1.142 tỷ đồng, tương đương 108,7% dự báo của chúng tôi vì NT2 không chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá trong khi trước đây, chúng tôi đưa ra mức lỗ 100 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá. Lý do không có lỗ từ tỷ giá là đồng USD tăng giá so với đồng VND nhưng bù lại đồng euro lại mất giá so với đồng VND.
Chúng tôi điều chỉnh tăng LNST 9,5% do khoản chênh lệch giữa chi phí đầu vào và giá trên thị trường phát điện cạnh tranh 600VND/kWh, mà chúng tôi cho rằng sẽ được duy trì vì a) giá dầu tiếp tục ở mức thấp, b) nhu cầu tăng trưởng mạnh nhờ phục hồi kinh tế và FDI tăng, và c) lĩnh vực thủy điện gặp khó khăn do hạn hán kéo dài.
Điều này sẽ giúp tăng trưởng EPS đạt 15,6% so với ước tính trước đây là 4,1%.
Chúng tôi sẽ cập nhật mô hình định giá dành cho NT2 trong những ngày tới. NT2 hiện đang giao dịch tại mức PER 2016 là 5,4 lần, tổng mức sinh lời 40%.
--------------------
Sự kiện nổi bật (22/1/2016)
CCL: Ngày GD 1.249.885 CP niêm yết bổ sung.
HMH: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2015, tỷ lệ 4%
VNE: Ngày GD 18.636.444 CP niêm yết bổ sung.
-------------------------------------------------------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn