* Báo cáo Cập nhật Vĩ mô 12/2015: Triển vọng 2016 tiếp tục tích cực
- VNI +1,1% / -2,6% MTD / -2,6% YTD
- GT vốn hóa: 49,2 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 11,0x
- HNI +0,7%/ -4,1% MTD / -4,1% YTD
- GT vốn hóa: 6,3 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 9,0x
12/1/2016
|
11/1/2016
|
∆ %
| |
VN Index
|
564,3
|
557,9
|
1,1%
|
HN Index
|
76,7
|
76,1
|
0,7%
|
Tổng GTGD, triệu USD
|
90,2
|
81,8
|
10,3%
|
Mua/(Bán) ròng của KN
|
-0,5
|
0,0
|
-
|
% GD của KN trong tổng GTGD
|
8,4%
|
11,3%
|
-
|
--------------------
Báo cáo Cập nhật Vĩ mô 12/2015: Triển vọng 2016 tiếp tục tích cực
Tăng trưởng GDP đạt 6,7%, mức cao nhất 5 năm qua, bất chấp tình hình thế giới khó khăn như cầu yếu và giá hàng hóa giảm mạnh, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Chúng tôi dự báo tình hình năm 2016 sẽ tiếp tục khả quan và tăng trưởng GDP đạt 6,8%.
* Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn dắt tăng trưởng với lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh.
* Xây dựng và bán lẻ, hai ngành phản ánh tình trạng cầu nội địa, diễn biến khả quan nhất trong 5 năm qua.
Chính sách tỷ giá có bước tiến mới trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới ngày càng biến động
* Tháng 01/2016, NHNN đã thực hiện chính sách tỷ giá được thị trường chờ đợi trong một thời gian dài, cho phép tỷ giá tham chiếu thay đổi hàng ngày và mang tính thị trường hơn, qua đó giảm bớt áp lực đầu cơ trước đây do những đợt điều chỉnh tỷ giá bất ngờ.
* NHNN cũng kiên quyết hơn trong việc giảm tình trạng tích trữ USD.
Lạm phát 2015 thấp nhất trong 14 năm qua. Chúng tôi dự báo lạm phát năm 2016 sẽ tăng trở lại lên 3,5%.
* CPI tháng mười hai tăng 0.02% so với tháng mười một. Giá xăng giảm làm dịu bớt áp lực tăng giá khi nhu cầu tăng phục vụ dịp lễ tết. Lạm phát cả năm 2015 ở mức rất thấp: CPI so với năm 2014 chỉ tăng 0,6% và CPI trung bình tăng 0.63%.
* Chúng tôi cho rằng mặt bằng giá đang chạm đáy. Tiêu dùng trong nước và tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ bắt đầu gây ra tác động lên lạm phát trong năm 2016.
Thâm hụt thương mại trở lại sau ba năm thặng dư. Chúng tôi dự báo thâm hụt năm 2016 sẽ tăng lên 5 tỷ USD.
* Thâm hụt thương mại năm 2015 theo ước tính là 3,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2015 tăng 8%, thấp hơn so với mức tăng trưởng hai chữ số năm 2014 và mục tiêu ban đầu là 10%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong số ít các nền kinh tế đạt tăng trưởng xuất khẩu năm 2015.
* Việc nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển nhà máy sản xuất đến Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ và EU theo các hiệp định tự do thương mại là nguyên nhân chính mang lại kết quả đáng khích lệ trên. Chúng tôi nhận thấy xu hướng này sẽ gia tăng trong năm 2016 và dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng 10% trong năm 2016.
* Kim ngạch nhập khẩu tăng 12% trong năm 2015 dù tốc độ tăng trưởng chững lại trong Quý 4/2015, có thể do tiền đồng trượt giá trong tháng tám. Nhập khẩu máy móc tăng mạnh, song song với việc giải ngân FDI cao kỷ lục, là tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, nhập khẩu hàng hóa liên quan đến tiêu dùng như xe ô-tô (3 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2014) tăng cũng như nhu cầu trong nước trở lại chu kỳ phục hồi mạnh cũng có tác động hỗ trợ. Chúng tôi cho rằng tình hình này sẽ duy trì sang năm 2016 và dự báo kim ngạch nhập khẩu tăng 11%.
Giải ngân FDI đạt mức cao nhất từ trước đến nay
* Giải ngân FDI tổng cộng lên đến 14,5 tỷ USD trong năm 2015, tăng 17,4% so với năm 2014 và chúng tôi cho rằng có thể đạt 16 tỷ USD năm 2016.
* Vốn FDI đăng ký tăng 12,5% so với năm 2014 vì trong tháng mười hai, Samsung đăng ký thêm 600 triệu USD cho nhà máy sản xuất TV công nghệ cao tại TP. HCM. Dự án sẽ được khởi công trong Quý 1/2016 và dự kiến sẽ góp phần tích cực cho tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chững lại.
------------------------------