* MSN công bố phần góp vốn đầu tiên của Singha và kế hoạch mua lại cổ phần Masan Consumer từ KKR
* DPM: KQKD hợp nhất ấn tượng nhờ vào giá khí đầu vào thấp và gía bán ổn định. Giữ khuyến nghị MUA
- VNI +1,1% / -5,8% MTD / -5,8% YTD
- GT vốn hóa: 47,6 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 10,7x
- HNI +1,0%/ -3,9% MTD / -3,9% YTD
- GT vốn hóa: 6,3 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 9,2x
29/1/2016
|
28/1/2016
|
∆ %
| |
VN Index
|
545,3
|
539,5
|
1,1%
|
HN Index
|
76,9
|
76,2
|
0,9%
|
Tổng GTGD, triệu USD
|
106,1
|
101,4
|
4,7%
|
Mua/(Bán) ròng của KN
|
-5,6
|
-5,5
|
-
|
% GD của KN trong tổng GTGD
|
18,6%
|
13,1%
|
-
|
Khép lại tháng 1 đầy biến động
* Sau khi trải qua tháng đầu tiên đầy biến động trong năm 2016, VNI đã tăng hơn 5 điểm (tương đương +1%) để đóng cửa ở mức 545,3 điểm, nhưng giảm 5% tính chung cả tháng. Mức giảm này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các sự kiện toàn cầu, bắt đầu bằng việc giá dầu thô giảm xuống mốc 30USD/thùng. Cùng lúc đó, TTCK Trung Quốc đã phải ngừng giao dịch 2 lần trong tuần giao dịch đầu tiên, khi mức giảm trong ngày vượt quá mức 7%, đã ảnh hưởng đến TT Việt Nam và các TT mới nổi khác. Xu hướng giảm điểm của VNI cũng chịu tác động từ TTCK Mỹ, vốn bị ảnh hưởng từ các kết quả tiêu cực quý 4 của ngành năng lượng. Tuy nhiên, các diễn biến đang dần tích cực hơn, dầu Brent đã vượt mốc 34 USD/thùng ngày hôm nay, với kỳ vọng Nga và OPEC sẽ hợp tác cắt giảm sản lượng sau cuộc họp tháng 2 tới.
* Trong nước, hoạt động bắt đáy đối với các mã dầu khí đã liên tục kéo TT tăng điểm trong tuần qua. Chạm đáy vào tuần trước, cả PVD và GAS đều có mức tăng tuần ấn tượng 17,9% và 22,5%. Cả 2 mã này đều tăng trần trong phiên hôm nay và giúp chỉ số tăng 2,6 điểm. Tuy nhiên khi tính theo ngành, ngành ngân hàng với VCB (+2,2%) và BID (+1,8%) dẫn dắt cũng giúp chỉ số tăng gần 2 điểm.
* Từ quan điểm kỹ thuật, VNI đã có thể đóng cửa với mức cao hơn ngưỡng kháng cự 545 điểm, cùng với thanh khoản ở mức khá 106,1 triệu USD. Diễn biến này ở một mức độ nhất định sẽ là yếu tố thúc đẩy tâm lý tích cực, giúp VNI có thể tăng điểm trong tuần cuối cùng trước Tết Nguyên đán
--------------------
MSN công bố phần góp vốn đầu tiên của Singha và kế hoạch mua lại cổ phần Masan Consumer từ KKR
* Ngày hôm qua, CTCP Tập đoàn Masan (HSX: MSN) vừa công bố khoản góp vốn đầu tiên của Singha vào nền tảng tiêu dùng của MSN. Đợt góp vốn này trị giá 650 triệu USD bao gồm 50 triệu USD cho 33,3% cổ phần Masan Brewery và 600 triệu USD để sở hữu 14,3% cổ phần của Masan Consumer Holdings (MCH). Khoản 450 triệu USD cam kết đầu tư còn lại vào MCH mà sẽ tăng sở hữu của Singha lên 25% dự kiến sẽ được thực hiện trong quý 1/2016.
* MSN cũng công bố thông qua MCH, MSN sẽ sử dụng 600 triệu USD thu được ở trên để mua lại toàn bộ cổ phần của KKR tại Masan Consumer, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu trực tiếp tại Masan Consumer từ 77,8% hiện tại lên 96,7%. Với việc KKR đã đầu tư tổng cộng 359 triệu USD vào Masan Consumer (159 triệu USD trong tháng 4/2011 và 200 triệu USD tháng 1/2013), và KKR đã nhận được 50 triệu USD cổ tức trong năm 2014, KKR sẽ thoái vốn với mức sinh lời đáng kể. Mặt khác, chúng tôi ước tính Singha đã đầu tư ở mức định giá cao hơn khoảng 20% so với định giá thoái vốn của KKR.
* Theo quan điểm của chúng tôi, tiếp theo sau giao dịch này, MSN sẽ tiếp tục tăng sở hữu tại các công ty con khác trong năm 2016, bao gồm Vinacafe, Anco, Proconco và Vĩnh Hảo. Nếu tính luôn phần vốn góp còn lại của Singha, chúng tôi ước tính MSN sẽ có số dư tiền mặt 1,2 tỷ đồng dành cho việc đầu tư vào nền tảng hoạt động cũng như M&A.
--------------------
DPM: KQKD hợp nhất ấn tượng nhờ vào giá khí đầu vào thấp và gía bán ổn định. Giữ khuyến nghị MUA
* CTCP Phân Bón & Hóa chất Dầu khí (DPM)đã công bố KQKD ấn tượng năm 2015, với doanh thu và LNST đạt lần lượt 9.851 tỷ đồng (434 triệu USD) và 1.487 tỷ đồng (66 triệu USD), tăng lần lượt 2,3% và 35,7% so với năm 2014. Con số LNST đã hoàn thành 96% dự báo cả năm của chúng tôi, cũng như vượt kế hoạch thận trọng của ban lãnh đạo 42%. LNST năm 2016 thấp hơn dự báo của chúng tôi chủ yếu cho chi phí thuế TNDN hoãn lại cao hơn dự kiến, khiến chi phí thuế vượt dự báo 26%.
* Diễn biến ấn tượng này nhờ vào giá khí đốt đầu vào thấp hơn 39% so với 2014, lưu ý rằng giá dầu thô năm 2015 giảm 45% so với năm 2014. Trong khi đó, DPM đã thành công khi duy trì giá bán ổn định mặc dù thị trường ure trong nước đang thừa cung. Như đã dự báo, giá bán trung bình năm 2015 là 7.400 đồng/kg, mức tương tự năm 2014. Trong khi đó, lượng phân urê bán ra đạt ổn định 851 nghìn tấn, vượt nhẹ so với kỳ vọng. Tương ứng, biên LN gộp tăng xấp xỉ 7% đạt 32,3% trong năm 2015.
* Đáng chú ý, DPM đã công bố CEO mới – Ông Đoàn Văn Nhuộm – từ PV Oil sẽ hoán đổi vị trí với CEO hiện tại là ông Cao Hoài Dương vào cuối năm 2015. Các vị trí trước đó của ông Nhuộm là CEO của PV Oil (tháng 10/2014 đến tháng 12/2015) và CEO của PGS.
* Ngoài ra, DPM cũng công bố thông tin liên quan đến chương trình ESOP, trong đó đợt phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được hoàn thành trong quý 1/2016. Các cổ đông hiện hữu không được nhận số cổ phiếu ESOP sẽ bị pha loãng 2,3%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tác động pha loãng đối với EPS sẽ không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến giá mục tiêu.
* DPM đang giao dịch với PER 7,6 lần dựa theo dự báo EPS 2016 (phản ánh pha loãng từ đợt phát hành ESOP sắp tới) theo giá đóng cửa hôm nay. Chúng tôi hiện đang khuyến nghị MUA đối với DPM với tổng mức sinh lời 37,9% (bao gồm lợi suất cổ tức 8,7%), với giả định giá dầu thô 40USD/thùng từ năm 2016 trở đi. Chúng tôi sẽ công bố báo cáo cập nhật cho DPM trong thời gian tới.
--------------------