* Sửa đổi nới lỏng Thông tư 36 tạo đà tăng cho thị trường
* Ngân hàng Nhà nước công bố Sửa đổi Thông tư 36
* TCM: Báo cáo lần đầu
* DRC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiểu thưởng
* DQC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiểu thưởng
* Ngân hàng Nhà nước công bố Sửa đổi Thông tư 36
* TCM: Báo cáo lần đầu
* DRC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiểu thưởng
* DQC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiểu thưởng
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
614,5
|
81,5
|
% ∆
|
1,1
|
0,2
|
% YTD
|
6,1
|
2,0
|
% YOY
|
7,9
|
-2,0
|
Mã tăng (trần)
|
121 (8)
|
113 (5)
|
Mã giảm (sàn)
|
88 94)
|
101 (11)
|
Không đổi
|
101
|
177
|
Tổng GTGD, tr USD
|
83,4
|
26,5
|
Mua của KN, tr USD
|
10,6
|
0,6
|
Bán của KN, tr USD
|
4,2
|
0,1
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
54,44
|
7,03
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,50
|
11,24
|
------------------------------ ----------
Sửa đổi nới lỏng Thông tư 36 tạo đà tăng cho thị trường
* Thông tư 06 06/2016/TT-NHNN (TT06) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành quy định về điều kiện an toàn vốn và thanh khoản của các ngân hàng thương mại (xem chi tiết bên dưới) đã giúp xóa bỏ những nỗi lo ngại kéo dài về TT36 đối với các công ty BĐS và ngân hàng. Cổ phiếu của hai nhóm này đã có diễn biến tích cực hôm nay với VIC (+3,9%), DXG (+2,0%), KDH (+1,3%) của nhóm BĐS và VCB (+3,3%), BID (+1,7%), MBB (+1,3%), CTG (+1,2%) của nhóm ngân hàng. Tâm lý tích cực lan toả ra toàn thị trường và gia tăng về cuối phiên, giúp VN-Index đóng cửa ở mức 614,6 điểm, tăng 1,1%. Trong đó, VCB, VIC và BID là các mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất với 4,5 điểm.
* Thanh khoản cũng được cải thiện nhờ tin tức này. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đạt 109,9 triệu USD, tăng 7% so với phiên thứ Sáu tuần trước, trong khi khối ngoại mua ròng 6,9 triệu USD trên cả hai sàn.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng hôm nay là phiên đầu tiên số liệu giao dịch thực tế của khối ngoại (cả lệnh Mua và Bán) trên sàn HSX và HNX được thể hiện trên bảng giao dịch. Cột Mua/Bán của khối ngoại đã được cập nhật trong bảng giao dịch của VCSC tại địa chỉhttp://priceboard.vcsc.com.vn/
------------------------------
Ngân hàng Nhà nước công bố Sửa đổi Thông tư 36
* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố hai thông tư: thông tư số 06/2016/TT-NHNN (TT06) sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN (TT36) quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn, và thông tư 07/2016/TT-NHNN (TT07) sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 24/2015/TT-NHNN (TT24) quy định cho vay bằng ngoại tệ.
* TT06 có hai điểm sửa đổi chính liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, như sau:
Thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%, hiệu lực từ 1/1/2017, thay vì 250% như trong dự thảo sửa đổi trước đây.
Tỷ lệ ROOM (tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn) sẽ được giảm từ mức 60% còn 50% từ ngày 1/1/2017, và 40% từ ngày 1/1/2018, thay vì giảm ngay lập tức xuống còn 40% trong dự thảo.
* Do đó, nhìn chung, NHNN nhà nước đã điều chỉnh một số điểm trong dự thảo thông tư để đưa ra lộ trình cho các quy định mới. Như đã đề cập trong báo cáo Cập nhật Vĩ mô gần nhất của chúng tôi, NHNN đang ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn việc tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt sau khi công bố tăng trưởng GDP quý 1/2016 khá kém thất vọng và mức tăng trưởng tín dụng thấp thời điểm hiện tại. Việc NHNN nới lỏng các điểm sửa đổi giúp giảm bớt áp lực tâm lý lên ngành ngân hàng, cũng như tạo ra khả năng giảm lãi suất trong năm 2016 để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
* Chúng tôi cũng đã trao đổi với một số ngân hàng như VCB, CTG và ACB về tác động của dự thảo thông tư sửa đổi. Các ngân hàng cho biết ước tính nếu hệ số quy đổi rủi ro ở mức 250%, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng sẽ giảm lần lượt 0,5%, 0,6% và 0,3%. Do đó, với mức 200%, chúng tôi cho rằng mức giảm CAR sẽ chỉ còn một nửa, nếu như được áp dụng ngay lập tức. Các NĐT cần chú ý rằng quy định này chỉ tập trung vào các chủ đầu tư BĐS.
* Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng tuy TT06 được xem là khá “nhẹ tay” đối với phần lớn các đối tượng có liên quan, thì lại gây khó khăn bất ngờ đối với các ngân hàng thương mại mà nhà nước sở hữu cổ phần đa số, như VCB, BID, và CTG. Ba ngân hàng lớn trên không đủ điều kiện để được xem là “ngân hàng thương mại nhà nước”, do đó, tỷ lệ LDR tối đa của các ngân hàng trên sẽ là 80% thay vì 90% như trong dự thảo thông tư. Theo ước tính của chúng tôi, năm 2015 chỉ có VCB có LDR dưới 80%, trong khi LDR của CTG và BID ước đạt lần lượt 86% và 88%. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, CTG và BID có thể phải tăng cường các hoạt động huy động, do vậy, NIM (tỷ lệ lãi cận biên) của các ngân hàng này sẽ có thể giảm. Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng việc các ngân hàng trên sẽ thực hiện như thế nào để giảm tỷ lệ LDR như quy định là việc khó dự báo, dù là chuyên viên phân tích chuyên phụ trách ngành ngân hàng.
* Cũng vào ngày này, NHNN đã ban hành TT07, có hiệu lực từ ngày 01/06 đến 31/12/2016, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngắn hạn bằng ngoại tệ nếu đáp ứng đủ điều kiện về doanh thu bằng ngoại tệ từ xuất khẩu để thanh toán khoản vay. Thông tư trên điều chỉnh TT24 quy định ngừng cho các doanh nghiệp trên vay vốn bằng ngoại tệ cho các hoạt động trong nước. Chúng tôi cho rằng TT07, cũng như TT06, nhằm mục đích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.
------------------------------
TCM: Báo cáo lần đầu
Chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu dành cho CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Tuy công ty có lợi thế trong việc tận dụng đà phát triển dài hạn của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm EPS 5 năm tới là 18,3%, điều này dường như đã được phản ánh thông qua việc P/E trượt 12 tháng qua đạt 13 lần.
* Xuất khẩu dệt may của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ TPP và các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết trong thời gian qua. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng với tỷ lệ 17% trong 5 năm qua, mức cao nhất trong số các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu. Tăng trưởng dự kiến sẽ lên đến 20% từ 2015 đến 2025, nhờ cả các doanh nghiệp FDI lẫn các doanh nghiệp nội địa lớn trong nước. Các hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Việt Nam, EU-Việt Nam, và TPP (một khi ký kết) sẽ từng bước giúp hàng Việt Nam được miễn thuế tại các thị trường chính này. Những nước xuất khẩu dệt may chính khác như Bangladesh, Trung Quốc, và Ấn Độ sẽ không tham gia TPP. Chi phí nhân công ngày càng cao tại Trung Quốc cũng sẽ là một yếu tố khác thúc đẩy tăng trưởng đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
* Chuỗi giá trị khép kín của TCM sẽ giúp công ty có lợi thế cạnh tranh cả về Quy tắc xuất xứ lẫn quản lý chi phí và chất lượng.TCM là doanh nghiệp dệt may niêm yết duy nhất tại Việt Nam có mô hình sản xuất hoàn toàn khép kín, từ khâu xe sợi đến may mặc. Các sản phẩm của TCM bao gồm sợi, vải, và quần áo sẽ đáp ứng các quy tắc từ sợi trở đi và từ vải trở đi đầy khắt khe của TPP. Công ty cũng có lợi thế trong việc đáp ứng quy tắc Từ vải trở đi của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.
* Đối tác chiến lược E-Land sẽ mang lại đơn hàng ổn định và giúp tăng biên lợi nhuận. E-Land dự kiến sẽ nâng đóng góp vào tổng doanh thu của TCM từ 40% hiện nay lên 60% trong vài năm tới nhờ tăng cường mạng lưới bán lẻ tại Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như nỗ lực để tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ đạt 19% đối với mảng xuất khẩu quần áo (sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhất trong danh mục sản phẩm của TCM) trong giai đoạn 2016-2020, qua đó tăng biên lợi nhuận gộp chung vì đóng góp từ sợi, vốn có biên lợi nhuận thấp hơn, ước tính sẽ giảm.
* Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lợi nhuận năm 2016 sẽ giảm 10% do ảnh hưởng từ chi phí vận hành của nhà máy may mới. Măc dù theo dự phóng tăng trưởng kép EPS 5 năm của chúng tôi là 18.3%, chúng tôi cho rằng nhà máy mới khi đi vào hoạt động với năng suất còn thấp sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của năm nay, chủ yếu là do chi phí khấu hao và chi phí vận hành cũng như năng suất thấp.
* Kỳ vọng tăng trưởng trong dài hạn đã phản ánh trong định giá hiện tại. TCM đang giao dịch tại P/E trượt 13 lần với EPS trượt là 2.045/ cổ phiếu và lợi suất cổ tức 3.8%, phản ánh P/E trượt 12 tháng qua thấp hơn một chút so với P/E trượt 12 tháng của các công ty cùng ngành khác là 14,7 lần. Tuy nhiên, vì TCM đã giao dịch thấp hơn so với các công ty cùng ngành, chúng tôi cho rằng không còn nhiều khả năng tăng từ ngắn đến trung hạn. Trong giai đoạn này, cũng không có yếu tố nào dự kiến có hỗ trợ giá cổ phiếu. Trong triển vọng dài hạn, khi Quốc hội Mỹ chính thức thông qua hiệp định TPP, có thể đây sẽ là động lực thúc đẩy giá và tăng trưởng, nhưng điều này có thể sẽ không xảy ra trước 2018.
------------------------------
DRC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng
* CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố ngày 15/07/2016 lả ngày thanh toán cổ tức tiền mặt 3.000 đồng/CP (lợi suất 5,9% theo giá đóng cửa hôm nay) và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:3 (10 cổ phiếu hiện hữu được nhận 3 cổ phiếu mới). Ngày giao dịch không hưởng quyền và chốt quyền lần lượt là 09/06/2016 và 10/16/2016.
* Theo quan điểm của chúng tôi, kế hoạch chi cổ tức lớn này (tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt 72%) là yếu tố dẫn dắt chính cho đợt tăng giá gần đây của cổ phiếu DRC. Thực tế, giá cổ phiếu DRC đã tăng 14% kể từ ngày công bố cổ tức 30/03/2016. Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 47.200 đồng (tổng mức sinh lời -0,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,9%) và khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với DRC. Chúng tôi sẽ công bố báo cáo cập nhật DRC trong thời gian tới, những với diễn biến KQKD quý 1/2016 phù hợp với dự báo của chúng tôi, chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể nào đối với giá mục tiêu và khuyến nghị.
------------------------------
DQC: Công bố ngày thanh toán cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng
* CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) công bố ngày chốt danh sách thanh toán cổ tức tiền mặt cuối cùng cho năm 2015 là ngày 28/6, với mức cổ tức 1.000 đồng/CP, nâng tổng mức cổ tức tiền mặt năm tài chính 2015 lên 2.000 đồng/CP. DQC cũng công bố phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10:1 (10 cổ phiếu hiện hữu được nhận 1 cổ phiếu mới). Ngày chốt quyền cho cả cổ tức và cổ phiếu thưởng là ngày 13/06/2016. Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 81.000 đồng (tổng mức sinh lời 15,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,1%) và khuyến nghị KHẢ QUAN đối với DQC. Theo giá đóng cửa 72.500 dồng hôm nay, DQC đang giao dịch với PER trượt 11,1 lần
------------------------------