* VN-Index phục hồi trong phiên hôm nay, giảm điểm tính chung cả tuần
* ACB: Nợ xấu được giải quyết ổn định nhưng Ngân hàng không thể hiện mong muốn xử lý tài sản xấu trước kế hoạch - Cập nhật
* HPG: Giá thép xây dựng tăng nhờ hỗ trợ của Chính phủ; Hòa Phát nỗ lực đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh - Cập nhật
* NT2: Giá sàn mới sẽ không tác động đáng kể đối với KQLN 2016 - Cập nhật
* HPG: Giá thép xây dựng tăng nhờ hỗ trợ của Chính phủ; Hòa Phát nỗ lực đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh - Cập nhật
* NT2: Giá sàn mới sẽ không tác động đáng kể đối với KQLN 2016 - Cập nhật
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
608,1
|
81,4
|
% ∆
|
0,6
|
0,4
|
% YTD
|
5,0
|
1,8
|
% YOY
|
7,3
|
-0,4
|
Mã tăng (trần)
|
137 (14)
|
109 (14)
|
Mã giảm (sàn)
|
69 (8)
|
83 (4)
|
Không đổi
|
104
|
199
|
Tổng GTGD, tr USD
|
72,5
|
30,5
|
Mua của KN, tr USD
|
8,7
|
0,7
|
Bán của KN, tr USD
|
4,6
|
0,1
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
54,10
|
7,01
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,33
|
11,20
|
------------------------------
VN-Index phục hồi trong phiên hôm nay, giảm điểm tính chung cả tuần
* Chỉ số VNI đã kết thúc tuần khá tích cục, tăng 3,77 điểm, tương ứng 0,6% đạt 608,11 điểm.Thị trường phục hồi được dẫn dắt bởi các mã vốn hóa lớn đã kéo thị trường giảm điểm trong phiên trước, như VNM (+1,4%), CTG (+1,8%), BID (+1,7%), và VIC (+1,0%). Dù tăng trong phiên hôm nay, tính chung cả tuần, chỉ số vẫn giảm 1,1% trong tuần này, kết thúc chuỗi tăng điểm trong 7 tuần liên tiếp. Thị trường đã tăng điểm 5% tính từ đầu năm và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn giảm 14% còn 103 triệu USD, trong khi NĐT nước ngoài mua ròng với tổng giá trị 4,7 triệu USD.
------------------------------
ACB: Nợ xấu được giải quyết ổn định nhưng Ngân hàng không thể hiện mong muốn xử lý tài sản xấu trước kế hoạch - Cập nhật
Chúng tôi khuyến nghị giá mục tiêu và khuyến nghị KHẢ QUAN cho ACB khi ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng LNTT và LNST lần lượt 8,3% và 10,5%, trong khi vẫn thực hiện cam kết dọn dẹp tài sản xấu trên bảng cân đối kế toán.
* Các chỉ số cốt lõi của ngân hàng trong quý 1/2016 cho những cải thiện đáng kể. Tăng trưởng tín dụng quý 1/2016 là 7,6%, mức tăng trưởng quý 1 cao nhất kể từ năm 2009, và tỷ lệ lãi cận biên (NIM) tăng đạt 3,2% từ mức 3,1% của cả năm 2015 và quý 1/2015.
* Diễn biến tài chính tích cực cho phép ACB “gia tăng” khoản chi phí dự phòng. ACB đã ghi nhận dự phòng 200 tỷ đồng trong quý 1/2016 lên quan đến khoản nợ của "nhóm 6 công ty”. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể tạo ra mức tăng trưởng lợi nhuận 8% so với cùng kỳ.
*Trong quá khứ, ACB đã từng không thực hiện được các giải pháp xử lý liên quan đến khoản nợ của “nhóm 6 công ty”, tuy nhiên ngân hàng đang quyết tâm giải quyết vần đề này. Kế hoạch của ACB trong năm 2016 là giải quyết ít nhất 1.000 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng đã được ghi nhận dự phòng và ít nhất 100 tỷ đồng đã được thu hồi trong quý 1/2016. Một nguồn tin không chính thức cho biết ngân hàng đã tích cực thanh lý tài sản thế chấp và thu hồi nợ từ nhóm các công ty này. Tuy nhiên, dù ACB có khả năng giải quyết hết khoản nợ trước năm 2018, nhưng kinh nghiệm từ năm 2015 khiến chúng tôi thận trọng và không khuyến nghị MUA đối với ACB ở thời điểm hiện tại.
* Các vấn đề về tiền gửi liên ngân hàng giữa hai ngân hàng yếu kém bắt đầu cho thấy kết quả từ tháng 4/2016. Khoản tiền gửi với GP Bank và Ngân hàng Xây dựng (CB) có tiến triển với các giải pháp hợp lý. Chúng tôi phân tích chi tiết hơn về các giải pháp này trong các trang tiếp theo.
* Đầu tư vào CNTT (IT) sẽ tiếp tục diễn ra trong vài năm tới, do đó, CIR ở mức trên 50%. Theo quan điểm của chúng tôi, khoản đầu tư này là rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, trong bối cảnh đã có một ngân hàng ở Việt Nam bị tấn công bởi nhóm hacker nước ngoài, và đã suýt thất thoát 1,1 triệu USD. Do đó, chúng tôi ước tính CIR sẽ vẫn ở mức cao và giảm dần còn 56% trong năm cuối của kỳ dự báo (năm 2020).
* Cơ cấu sở hữu của ACB có vẻ như vẫn không thay đổi nhiều. Sự thay đổi chỉ diễn ra khi giá cổ phiếu tăng mạnh , trong khi NĐT cá nhân vẫn chưa cho thấy sự quan tâm đối với cổ phiếu ACB, trong khi các NĐT tổ chức vẫn chưa thể mua được cổ phiếu.
------------------------------
HPG: Giá thép xây dựng tăng nhờ hỗ trợ của Chính phủ; Hòa Phát nỗ lực đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh - Cập nhật
Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu dành cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tăng 14% và giữ khuyến nghị KHẢ QUAN vì LNST từ hoạt động cốt lõi tăng trưởng mạnh và giá bán trung bình tăng.
* KQLN Quý 1 đầy ấn tượng với doanh thu từ thép xây dựng cao hơn so với dự kiến. LNST từ hoạt động cốt lõi (không tính BĐS và thức ăn chăn nuôi) trong Quý 1/2016 tăng mạnh 68,6% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu nhờ sản lượng tăng trưởng 38% và giá bán trung bình có tín hiệu chuyển biến tích cực từ đầu tháng 03/2016 nhờ Quyết định 862/QĐ-BCT về việc áp thuế bảo hộ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu. Tổng cộng, biên lợi nhuận ròng lĩnh vực thép tăng từ 10,5% lên 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Chúng tôi điều chỉnh giá bán trung bình thép xây dựng tăng 5,4% lên 9,8 triệu VND/tấn cho năm 2016, và sau đó tăng 3%/năm.Chúng tôi cho rằng thuế chống bán phá giá dành cho thép Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được áp dụng lâu dài, qua đó hỗ trợ mạnh thép xây dựng trong nước. Ngoài ra, theo dự báo của chúng tôi, giá quặng sắt tăng dần đều sẽ khiến giá bán trung bình của thép xây dựng trong nước tăng theo vì giá hai mặt hàng này tương quan cao.
* Biên lợi nhuận gộp của thép xây dựng sẽ tăng từ 18,3% năm 2015 lên 20,1% năm 2016 nhờ giá bán trung bình thép xây dựng dự báo sẽ tăng 5,4% so với báo cáo trước của chúng tôi, chỉ thấp hơn 6,7% (thay vì 11,4% như trong báo cáo trước) và giá quặng sắt giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Tháng 04/2016, HPT cho biết sẽ đầu tư sản xuất thép mạ kẽm, cung cấp 400.000 tấn thép cán nóng. Dự án này được đặt tại tỉnh Hưng Yên và dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu thép cán nóng (tăng trưởng 15%/năm) cũng như cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ống thép của HPG tại Hưng Yên. Dự án dự kiến sẽ khởi công tháng 05/2016 và đi vào hoạt động thương mại đầu năm 2018. Tại ĐHCĐ, HPG đề cập trở lại việc mở rộng công suất thép sau hai năm không đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi vẫn chưa phản ánh lợi nhuận của lĩnh vực này vào mô hình định giá.
* Biên lợi nhuận gộp 2016 lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chỉ đạt 7% nhưng sẽ dần cải thiện. HPG hiện đang đẩy nhanh việc tăng công suất thức ăn chăn nuôi lên 1 triệu tấn/năm và tiếp tục tin tưởng vào triển vọng ngành này với mục tiêu giành được 10% thị phần trong 10 năm tới. Với thành tích hoạt động của HPG và lợi thế về vốn đầu tư, chúng tôi giả định lĩnh vực này năm 2016 sẽ đạt biên lợi nhuận gộp 7% và sẽ tăng dần lên 14% vào năm 2020.
* Cổ tức tăng lên 1.500VND, lợi suất cổ tức 4,8%. Chúng tôi điều chỉnh tăng giả định cổ tức bằng tiền mặt 1.000VND lên 1.500VND vì trong Quý 2/2016, HPG sẽ trả cổ tức bằng 30% mệnh giá, trong đó 15% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu cho năm 2015.
------------------------------
NT2: Giá sàn mới sẽ không tác động đáng kể đối với KQLN 2016 - Cập nhật
Chúng tôi điều chỉnh giảm nhẹ 2% đối với giá mục tiêu dành cho CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) nhưng giữ khuyến nghị KHẢ QUAN vì cho rằng nhà đầu tư đã phản ứng thái quá trước tác động của giá sàn mới dành cho khí đầu vào, khiến định giá hiện nay trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, dự báo lợi nhuận 2017 giảm do sản lượng thủy điện phục hồi khiến chúng tôi không đưa ra khuyến nghị MUA.
* Chúng tôi điều chỉnh giảm 10% dự báo KQLN 2016 do sản lượng tháng ba và tư thấp hơn so với dự kiến. Vì sản lượng tháng ba giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái và tháng tư không đổi, nên chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng sản lượng cả năm từ 8% xuống 3%. Một lý do khác là sản lượng thủy điện phục hồi vì tháng này mùa mưa bắt đầu, chấm dứt đợt hạn hán kéo dài.
* Giá khí sàn mới sẽ không ảnh hưởng đến NT2 trước ngày 01/06. Ban lãnh đạo NT2 đã khẳng định phần giá khí đầu vào tăng thêm do việc áp dụng cơ chế giá sàn mới từ ngày 09/01 đến ngày 31/05/2016 sẽ hoàn toàn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ bù đắp trực tiếp cho GAS khoản chênh lệch, nhờ vậy lợi nhuận của NT2 sẽ không bị ảnh hưởng.
* Chúng tôi điều chỉnh tăng 13% giả định giá khí đầu vào 2016 lên 4,3USD/MMBTU mặc dù giả định giá sàn của chúng tôi tăng 32% từ 3,8USD/MMBTU lên 5,02USD/MMBTU vì việc tăng giá chỉ áp dụng trong bảy tháng.
* Ngay cả với mức sàn dành cho giá khí đầu vào mới, chênh lệch giữa giá điện và chi phí của NT2 trên thị trường phát điện cạnh tranh vẫn cao hơn 22% so với năm 2015. Hơn nữa, bất chấp việc áp dụng mức sàn mới đối với giá khí đầu vào, chi phí khí 2017 của NT2 vẫn thấp hơn 3% so với chi phí than của các nhà máy điện dùng than, cho thấy NT2 vẫn có lợi thế cạnh tranh lớn so với các nhà máy này. Điều này còn chưa tính đến mức phí mà các nhà máy điện than phải trả do khí thải CO2 trong các năm tới.
* Nhiều khả năng giấy phép đầu tư nhà máy mới sẽ được cấp trong 6 tháng cuối năm, và sẽ hỗ trợ mạnh giá cổ phiếu. NT2 đang hợp tác với Viện Năng lượng Việt Nam về tính khả thi của nhà máy mới Nhơn Trạch 3, với mục đích đưa nhà máy này vào Quy hoạch Điện 7. Chúng tôi vẫn cho rằng dự án Nhơn Trạch 3 sẽ được cấp phép và sẽ khởi công trong 6 tháng cuối năm 2017, và giúp NT2 tăng gấp đôi suất khi đi vào hoạt động cuối năm 2020.
* NT2 đang giao dịch thấp hơn 34% so với các công ty điện khác. NT2 hiện đang giao dịch với P/E trượt 12 tháng trên cơ sở EPS thường xuyên chỉ 6,1 lần, so với mức P/E trượt 12 tháng điều chỉnh trung bình của các nhà máy điện khác là 9,3 lần. Điều này hấp dẫn vì NT2 có ROE cao hơn và lợi suất cổ tức so với các công ty điện khác, cũng như khả năng được cấp phép cho nhà máy điện mới.
------------------------------