* VNI giảm phiên thứ tư liên tiếp khi nhóm NH và năng lượng kéo dài đà giảm
* DQC: Tóm tắt báo cáo lần đầu
* Báo cáo cập nhật PVS: Hợp đồng Khảo sát địa chấn mới giúp bù đắp rủi ro giảm giá thuê ngày FPSO
* FPT: Tóm tắt báo cáo Cập nhật
* SCR: Hồi sinh sau một thời gian dài tái cơ cấu
* VNM: Ghi nhận từ ĐHCĐ
* DQC: Tóm tắt báo cáo lần đầu
* Báo cáo cập nhật PVS: Hợp đồng Khảo sát địa chấn mới giúp bù đắp rủi ro giảm giá thuê ngày FPSO
* FPT: Tóm tắt báo cáo Cập nhật
* SCR: Hồi sinh sau một thời gian dài tái cơ cấu
* VNM: Ghi nhận từ ĐHCĐ
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
611,0
|
81,3
|
% ∆
|
-0,6
|
-0,6
|
% YTD
|
5,5
|
1,6
|
% YOY
|
8,8
|
2,2
|
Mã tăng (trần)
|
104 (10)
|
92 (14)
|
Mã giảm (sàn)
|
105 (4)
|
103 (9)
|
Không đổi
|
100
|
196
|
Tổng GTGD, tr USD
|
80,2
|
23,8
|
Mua của KN, tr USD
|
12,2
|
1,6
|
Bán của KN, tr USD
|
9,4
|
1,6
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
55,18
|
7,09
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,39
|
11,04
|
VNI giảm phiên thứ tư liên tiếp khi nhóm NH và năng lượng kéo dài đà giảm
* Chỉ số VNI giảm 3,78 điểm, tương ứng 0,6%, còn 611,03 điểm và trong bốn phiên gần nhất đã giảm tổng cộng 1,8%. Nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm là các mã tài chính và năng lượng. VCB (-2,7%), vốn giảm gần 6% trong bốn phiên gần nhất, là mã khiến thị trường giảm điểm mạnh nhất, sau đó là CTG (-2,3%), mã này cũng giảm tổng cộng 5% từ thứ Tư tuần trước. BID (-2,2%) và MBB (-1,9%) cũng giảm trong khi STB (-1,7%) đã giảm gần 8% trong bốn phiên qua sau khi tăng mạnh 23% trong bốn phiên trước đó. Các mã năng lượng cũng tiếp tục kéo thị trường giảm điểm khi giá dầu thế giới chững lại. GAS (-1,7%), PVD (-3,8%) và PVS (1,7%) là các mã giảm mạnh nhất nhóm này.
* Giá trị giao dịch hai sàn giảm 1/3 chỉ đạt tổng cộng 104 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng tổng cộng 2,8 triệu USD.
------------------------------
DQC: Tóm tắt báo cáo lần đầu
Chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu dành cho CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) với khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu là 81.000VND. Chúng tôi cho rằng DQC sẽ hưởng lợi rất nhiều từ xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ thiết bị chiếu sang truyền thống sang thiết bị chiếu sáng LED. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ đạt mức hai con số trong các năm tiếp theo.
* Thị trường thế giới hiện đồng loạt chuyển sang sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn truyền thống. BCG dự báo thị trường đèn LED thế giới sẽ tăng trưởng 13%/năm, trong đó phân khúc chiếu sáng phổ thông sẽ tăng trưởng 20%/năm trong 5 năm tới, so với tốc độ 3%/năm của thị trường chiếu sáng nói chung. Kết quả này có được phần lớn nhờ các sản phẩm LED có giá thành phải chăng hơn, sau khi giảm 50% trong vòng 3 năm qua nhờ các tiến bộ về công nghệ chip LED cũng như quy mô sản xuất lớn hơn.
* Thị trường đèn LED của Việt Nam chuẩn bị bước vào chu kỳ phát triển mạnh khi đang bắt kịp xu hướng thế giới. Chúng tôi cho rằng giá thành các sản phẩm LED đã giảm đến mức có thể kích thích thị trường Việt Nam nhanh chóng chuyển từ sản phẩm truyền thống sang sử dụng sản phẩm LED. Với tỷ lệ thâm nhập của sản phẩm LED nhìn chung đạt khoảng 10% so với mức trung bình của thế giới 35%, thị trường đèn LED tại Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Nếu thị trường Việt Nam diễn biến tương tự thế giới và các sản phẩm LED đạt tỷ lệ thâm nhập 41% vào năm 2020, chúng tôi ước tính thị trường đèn LED của Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ trên 30%/năm trong 5 năm tới.
* Với vị thế dẫn đầu thị trường, DQC có thể đạt tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu và lợi nhuận từ HĐKD là 13% đến năm 2018. Sau khi có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bóng đèn truyền thống, DQC dự kiến sẽ hợp nhất thị trường đèn LED của Việt Nam, hiện đang bị phân tán. Các chiến lược chính bao gồm: 1) Tích cực tiếp thị để đẩy mạnh tốc độ chuyển sang dùng đèn LED tại Việt Nam, đồng thời đưa DQC trở thành thương hiệu phổ biến nhất; 2) Thành lập mạng lưới phòng trưng bày để giới thiệu đến người tiêu dùng hàng trăm sản phẩm LED mới mỗi năm; và 3) Đưa nhà máy LED mới vào hoạt động trong Quý 1/2017, qua đó tăng gấp đôi công suất bóng đèn LED.
* Giá cổ phiếu hiện tại chưa phản ánh tiềm năng tăng trưởng. Gần đây, DQC luôn giao dịch tại mức P/E điều chỉnh tương tự các công ty chiếu sáng khác trong khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này không phản ánh việc thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn do hiện chỉ đang ở giai đoạn sơ khai. Mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (tỷ trọng 70%) phản ánh tiềm năng tăng trưởng và cho kết quả định giá lên đến 85.000VND và tăng giá mục tiêu của chúng tôi.
------------------------------
Báo cáo cập nhật PVS: Hợp đồng Khảo sát địa chấn mới giúp bù đắp rủi ro giảm giá thuê ngày FPSO
KQLN Quý 1/2016 của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam cao hơn so với kỳ vọng, cùng với giá dầu phục hồi mạnh hơn so với dự kiến, khiến chúng tôi tin rằng KQLN 2016 có thể cao hơn so với dự báo trước đây. Chúng tôi điều chỉnh tăng 14,4% giá mục tiêu dành cho PVS lên 19.900VND và nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN dù giá cổ phiếu đã tăng trong thời gian qua và vượt giá mục tiêu cũ của chúng tôi.
* Điều chỉnh tăng giả định giá dầu trong kịch bản cơ sở khiến định giá tăng đáng kể. Do giá dầu thế giới đã tăng kể từ tháng một, chúng tôi điều chỉnh tăng giả định giá dầu 2016 trong kịch bản cơ sở từ 40USD/thùng lên 45USD/thùng và tăng 5USD/thùng đối với dự báo giá dầu trước đây của chúng tôi cho từng năm đến 2018. Theo giả định giá dầu trước của chúng tôi, thì tổng mức sinh lời là 10%, tương đương khuyến nghị Phù hợp Thị trường.
* KQLN Quý 1/2016 đáng khích lệ nhờ thu nhập từ các liên doanh FPSO/FSO tăng. Doanh thu và LNST Quý 1/2016 giảm lần lượt 10,8% và 13,8% xuống 4.440 tỷ đồng và 283 tỷ đồng. Sáu lĩnh vực hoạt động chính của PVS nhìn chung đạt kết quả phù hợp với dự báo của chúng tôi. Tuy nhiên, thu nhập từ liên doanh FPSO/FSO tăng mạnh 18,9% vì năm ngoái mảng này có phát sinh chi phí bất thường từ việc mua trang thiết bị và linh kiện để phục vụ cho việc sửa chữa một trong các FPSO.
* Tiền thuê ngày kho nổi FPSO Lam Sơn dự báo sẽ giảm nhẹ. Các hoạt động thăm dò giảm mạnh do giá dầu giảm vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 vẫn đang ảnh hưởng đến các nhà thầu dầu khí, và cũng gây áp lực buộc PVS giảm tiền thuê ngày FPSO/FSO. Vì vậy, công ty có thể sẽ phải giảm nhẹ giá thuê ngày và gia hạn thanh toán cho các khách hàng gặp khó khăn về dòng tiền trong các quý tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi giữ nguyên dự báo thu nhập từ liên doanh sẽ giảm 8,8% so với năm 2015, dù mảng này tăng trưởng mạnh trong Quý 1.
* Chúng tôi điều chỉnh tăng 9,5% dự báo KQLN 2016 nhờ triển vọng tích cực của lĩnh vực Khảo sát địa chấn và giả định giá dầu 2016 mới. Trước đây, chúng tôi cho rằng các tàu 2D và 3D, cũng như robot, sẽ không hoạt động gần như cả năm. Tuy nhiên, vì tàu 2D Bình Minh đã bắt đầu hoạt động tại nước ngoài vào giữa tháng Ba và tàu 3D Amadeus hoạt động cho Rosneft từ tháng 04/2016, chúng tôi cho rằng khảo sát địa chấn sẽ không lỗ nhiều như dự báo trước đây. Điều này cùng với giả định giá dầu mới 45USD/thùng, chúng tôi hiện dự báo doanh thu và LNST sẽ giảm lần lượt 20% và 34,4%.
* Khuyến nghị KHẢ QUAN vì triển vọng dài hạn tích cực, dù giá cổ phiếu đã tăng nhiều trong thời gian qua. Giá cổ phiếu PVS đã tăng 19% kể từ khi chúng tôi đưa ra báo cáo trước, và đã vượt giá mục tiêu trước đây của chúng tôi, và cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 1 năm là 9,2 lần. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh cải thiện nhờ giá dầu phục hồi, tiềm năng tăng từ Lô B chưa được phản ánh, và lợi suất cổ tức cao củng cố cho khuyến nghị KHẢ QUAN của chúng tôi.
------------------------------
FPT: Tóm tắt báo cáo Cập nhật
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA đối với CTCP Tập đoàn FPT. Dù KQKQ quý 1/2016 khá thất vọng do mảng Phân phối giảm mạnh, tăng trưởng sẽ trở lại trong các quý còn lại khi ghi nhận them doanh thu từ các dự án IT, cũng như mảng Viễn thông sẽ không còn ghi nhận chi phí đầu cuối liên quan đến dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội bắt đầu từ nửa cuối năm 2016. Việc bán mảng Phân phối & Bán lẻ vẫn là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu, thương vụ có khả năng hoàn tất trong quý 4/2016, theo kỳ vọng của chúng tôi.
* Mất đi khách hàng của mảng phân phối là nguyên nhân chính cho KQKD kém tích cực trong quý 1. LNTT mảng phân phối giảm 48% so với quý 1/2015, thấp hơn dự kiến của chúng tôi, khiến chúng tôi điều chỉnh giảm 24% LNTT của mảng này so với dự báo trước đây, và dẫn đến mức giảm 4% dự báo tổng LNST năm 2016. Mức sụt giảm này là vì MWG (Thegioididong) và FPT Retail bắt đầu nhập khẩu trực tiếp từ Apple kể từ tháng 09/2015, không còn thông qua FPT Trading.
* Tăng trưởng mảng xuất khẩu phần mềm (SO) vẫn ở mức cao. Doanh thu tăng 42% trong khi LNTT tăng 18% so với quý 1/2015. LNTT tăng chậm hơn khi chi phí hoa hồng bán hàng được ghi nhận trong quý 1/2016, trong khi trong năm 2015 chi phí này được ghi nhận trong quý 2. Do đó, chúng tôi kỳ vọng biên LN sẽ dần cải thiện trong các quý kế tiếp khi các kế hoạch cải thiện hiệu quả công việc được đưa ra vào cuối năm 2015 (được đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi) sẽ dần thu được kết quả từ nửa cuối năm 2015, và chi nhánh Slovakia sẽ ghi nhận biên LN cao hơn sau khi tái cơ cấu trong năm 2015.
* LN mảng dịch vụ viễn thông sẽ tăng trong nửa cuối năm 2016, khi ghi nhận hết chi phí đầu cuối của dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội. Trong quý 1/2016, doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng mạnh 28% so với quý 1/2015, trong đó doanh thu Băng thông rộng tăng 21%, chủ yếu là do tăng trưởng số lượng thuê bao. Tuy nhiên, LNTT của mảng này đã giảm 11% so với quý 1/2015 do 1) Chi phí liên quan đến giai đoạn dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội vẫn được ghi nhận, 2) dự án quang hóa mới tại thành phố khác và 3) dự phòng tương ứng 1,5% doanh thu vào Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng lợi nhuận mảng Viễn thông sẽ trở lại mức tăng sau khi chi phí ghi nhận tại TPHCM và Hà Nội hoàn tất trong nửa cuối năm 2016.
* Viễn thông và Xuất khẩu phần mềm có vị thế tốt để tiếp tục tăng trưởng mạnh. Chúng tôi dự báo hai mảng này sẽ đóng góp tổng cộng 78% LNTT của tập đoàn vào năm 2020. Giá cả cạnh tranh, tốc độ quang hóa nhanh chóng và đầu tư vào nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ tiếp tục củng cố thương hiệu Viễn thông FPT. Ngoài ra, việc mảng Xuất khẩu phần mềm xuất hiện trong ấn phẩm “Cool vendor in emerging market in 2016” (tạm dịch là ‘Các công ty ấn tượng từ các thị trường mới nổi trong 2016’) của Gartner cho thấy FPT đang được biết đến rộng rãi hơn trên toàn cầu, củng cố tăng trưởng mạnh và giúp đa dạng hóa danh mục khách hàng.
------------------------------
SCR: Hồi sinh sau một thời gian dài tái cơ cấu
Chúng tôi vừa có chuyến thăm CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và nhận thấy chuyển biến đáng kể về cấu trúc tài chính và danh mục sản phẩm của công ty sau khi tái cơ cấu. Tiến độ bán hàng 2015 nhanh chóng cho phép SCR giải quyết lượng BĐS tồn kho đã lâu và củng cố dòng tiền trong khi triển vọng bán hàng tại các dự án hiện tại tỏ ra đầy khả quan.
* SCR là một ví dụ điển hình về thua lỗ trong cuộc khủng hoảng 2011-2012 với đòn bẩy lớn và sản phẩm không phù hợp. SCR từng là công ty con của Sacombank (mã STB) và phụ thuộc vào công ty mẹ về nguồn vốn. Tuy nhiên, do STB bị sáp nhập và thị trường BĐS gặp khó khăn, SCR đã trải qua quá trình tái cơ cấu từ 2012 đến 2014 và hiện đang là công ty con của Thành Thành Công, một trong các tập đoàn đa ngành nghề tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trong giai đoạn khó khăn này, hoạt động của SCR không có chuyển biến nào đáng kể.
* Trở lại mạnh mẽ trong năm 2015. Công ty đã giảm đòn bẩy mạnh và bắt đầu đưa ra sản phẩm ra thị trường năm 2015. Công ty đã trở lại đầy ấn tượng với số giao dịch thành công trong năm 2015 tăng ba lần (1.400 căn) và dự kiến sẽ bán được 2.000 căn trong năm 2016, tăng 43% so với 2015. Công ty cũng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 20 doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngân hàng, thiết kế, bán lẻ và phát triển BĐS nhằm thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm.
* Kết quả tái cơ cấu được phản ánh thông qua việc doanh thu tăng trưởng mạnh. SCR dự kiến sẽ thu về 1.450 tỷ đồng doanh thu năm 2016, tăng 811% so với năm 2015, chủ yếu nhờ tiến độ bán hàng mạnh năm 2015. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế sẽ chỉ tăng 6% do đã đạt mức cao năm 2015 nhờ 637 tỷ đồng thu nhập bất thường từ việc chuyển nhượng dự án.
* Bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn nhiều nhưng vẫn rất cần vốn mới. Công ty đã giảm mạnh tỷ lệ nợ/chủ sở hữu từ 136% năm 2011 xuống 34% trong Quý 1/2016, khá hợp lý so với các công ty BĐS khác. Tuy nhiên, SCR vẫn cần vốn mới vì dự trữ tiền mặt chỉ bằng 10% tổng vốn chủ sở hữu, có thể không đủ để công ty thực hiện kế hoạch mở rộng. Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư tài chính và chiến lược với tổng giá trị đầu tư khoảng 10%-20% vốn hiện nay.
* Triển vọng ngắn hạn nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào các dự án căn hộ cao cấp. SCR dự kiến sẽ tung ra 5 dự án cao cấp trong 12 tháng tới, tương đương 61% giá trị phát triển gộp. Tuy cạnh tranh gay gắt, thành công lớn của dự án cao cấp đầu tiên của công ty, bán được 60% trong ba ngày Quý 4/2015, và nhu cầu tiếp tục cao xung quanh khu trung tâm thành phố hỗ trợ kế hoạch trên rất nhiều. Trong 2 năm tới, SCR dự kiến sẽ đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bao gồm căn hộ thấp, trung và cao cấp cũng như đất nền nhà phố.
------------------------------
VNM: Ghi nhận từ ĐHCĐ
Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vào ngày 21/05/2016. Ban lãnh đạo nói chung và TGĐ Mai Kiều Liên nói riêng đã nhận được nhiều lời khen ngợi và tri ân từ cổ đông do KQKD xuất sắc trong năm 2015, cũng như diễn biến tích cực của giá cổ phiếu VNM. Việc bỏ trần sở hữu nước ngoài (FOL) được đón nhận tích cực dù có một số lo ngại về sự biến mất của thương hiệu Vinamilk nếu công ty bị thâu tóm bởi NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bác bỏ khi TGĐ VNM nhấn mạnh thương hiệu Vinamilk được xem là tài sản giá trị nhất của công ty, và là lý do để các NĐT đầu tư vào công ty, do đó sẽ không hợp lý nếu có bất kỳ NĐT nào xóa bỏ thương hiệu này kể cả khi giành được quyền kiểm soát công ty. Mặt khác, một vài NĐT cũng nêu ý kiến về việc liệu kế hoạch kinh doanh năm 2016 của công ty quá thận trọng (cũng là quan điểm của chúng tôi), TGĐ công ty đã trả lời rằng kế hoạch này được xây dựng dựa theo giả định VNM sẽ tăng trưởng phù hợp với ngành sữa nói chung trong năm 2016, trong khi ban lãnh đạo cũng tính đến nhiều yếu tố rủi ro cạnh tranh và chi phí nguyên liệu đầu vào. Trong bối cảnh VNM tiếp tục giành thêm thị phần trong quý 1/2016, cũng như công ty đã chốt giá bột sữa đầu vào cho nhu cầu sản xuất năm 2016, những lý do này cho thấy sự thận trọng của ban lãnh đạo trong việc đặt kế hoạch năm 2016. TPP là một chủ đề được quan tâm khác, trong khi TGĐ thừa thận những thách thức tiềm tàng từ các sản phẩm nước ngoài khi TPP có hiệu lực, bà cho biết công ty sẵn sàng duy trì và mở rộng vị thế của mình. Một trong những bước đi cần thiết là thu hẹp chênh lệch giữa chi phí sản xuất sữa từ trang trại của VNM và các hộ nông dân liên kết so với các quốc gia khác, ban lãnh đạo cho biết quá trình này vẫn đang được thực hiện.
Các ghi nhận chính:
* Tất cả các đề xuất đều đã được thông qua, bao gồm cả việc phát hành ESOP lần đầu tiên dành cho CB-CNV của công ty (hơn 6.000 người), nhằm kỷ niệm 40 năm thành lập công ty. Tổng Công ty Đầu tư Vốn Nhà nước (SCIC), tổ chức đã từng phản đối ý tưởng này trong quá khứ, đã đồng thuận lần này nhưng vẫn yêu cầu ban lãnh đạo VNM rằng các cổ phiếu ESOP sẽ có thời gian hạn chế giao dịch cụ thể, và công ty phải cam kết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong những năm tới.
* Cụ thể, 9,4 triệu cổ phiếu sẽ được bán cho CB-CNV với giá 2 lần giá trị sổ sách/CP vào thời điểm phát hành, theo chúng tôi ước tính vào khoảng 40.000 đồng/CP. Trong số 9,4 triệu cổ phần này, 8,9 triệu là được phát hành mới (0,7% số cổ phiếu lưu hành hiện tại) và 0,5 triệu cổ phiếu còn lại được lấy từ lượng cổ phiếu quỹ.
* HĐQT đã xác nhận lại tại ĐHCĐ rằng công ty đã quyết định nới trần FOL lên 100%, HĐQT được ủy quyền thực hiện các thủ tục còn lại, bao gồm nộp đơn xin chấp thuận của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và cập nhật lương room nước ngoài mới lên cổng thông tin của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD). Thời gian cụ thể của quá trình này chưa được công bố, và đồng thời cũng không có thông tin mới về kế hoạch thoái vốn của SCIC.
* Về mặt cổ tức, cổ tức tiền mặt 2.000 đồng/CP còn lại cho năm 2015 sẽ được thanh toán vào ngày 16/06/2016, với ngày chốt danh sách là ngày 06/06/2016. Đợt tạm ứng cổ tức tiền mặt 4.000 đồng/CP năm 2016 sẽ được thanh toán vào quý 3/2016. Ngoài ra, cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1 (5 cổ phiếu hiện hữu nhận một cổ phiếu mới) cũng sẽ được thực hiện trong quý 3/2016.
------------------------------ ----------