* VNI tăng điểm phiên thứ tư trong tuần thứ năm liên tiếp
* GTN: Công ty nông nghiệp-thực phẩm hiếm có với nhiều giá trị tiềm năng - Thăm DN
* VNM: Tăng tỷ lệ trả cổ tức cho KQLN 2015 đầy ấn tượng, tuy nhiên kế hoạch kinh doanh 2016 quá thận trọng
* GTN: Công ty nông nghiệp-thực phẩm hiếm có với nhiều giá trị tiềm năng - Thăm DN
* VNM: Tăng tỷ lệ trả cổ tức cho KQLN 2015 đầy ấn tượng, tuy nhiên kế hoạch kinh doanh 2016 quá thận trọng
0,8
|
0,0
| |
% YTD
|
4,7
|
0,5
|
% YOY
|
10,4
|
1,2
|
Mã tăng (trần)
|
86 (10)
|
82 (10)
|
Mã giảm (sàn)
|
118 (6)
|
96 (13)
|
Không đổi
|
87
|
182
|
Tổng GTGD, tr USD
|
97,8
|
26,9
|
Mua của KN, tr USD
|
13,3
|
0,7
|
Bán của KN, tr USD
|
5,7
|
0,7
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
54,06
|
7,01
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,28
|
10,59
|
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
------------------------------ ----------
VNI tăng điểm phiên thứ tư trong tuần thứ năm liên tiếp
Chỉ số VNI mở cửa tăng điểm và giữ được sắc xanh suốt phiên, có lúc lên đến gần 609 điểm trước khi chốt phiên tại mức 606,52 điểm, tăng 5,01 điểm, hay 0,8%. VCB (+3,2%) phiên thứ hai liên tiếp đóng góp nhiều điểm nhất cho chỉ số với 2 điểm. CTG (+3,6%), BID (+2,3%) và MBB (+2,3%) cũng tăng vì nhóm ngân hàng với KQLN Quý 1 nhìn chung đầy tích cực, đã dẩn dắt thị trường tăng điểm. VIC (+1,9%) và MSN (+2,1%) cũng nằm trong số các mã đóng góp nhiều điểm nhất. Khép lại tuần giao dịch chỉ còn ba phiên do kỳ nghỉ lễ, chỉ số VNI tăng 1,4%, tuần tăng điểm thứ năm liên tiếp.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn giảm 10% xuống 125 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng tổng cộng 7,6 triệu USD.
------------------------------ ----------
GTN: Công ty nông nghiệp-thực phẩm hiếm có với nhiều giá trị tiềm năng – Thăm DN
Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (GTN) tổ chức ngày 26/04/2016, đồng thời tham quan vườn chè, nhà máy và công ty sữa liên kết của GTN ở Mộc Châu, cách Hà Nội 4 giờ di chuyển. Trong bối cảnh có rất ít công ty hàng tiêu dùng, GTN xứng đáng được nhà đầu tư chú ý, đặc biệt với tầm nhìn dài hạn.Chiến lược của GTN là thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thực phẩm và nông nghiệp thông qua quá trình cổ phần hóa và tạo ra giá trị thông qua ban lãnh đạo mới và xây dựng thương hiệu có giá trị cao. GTN có ban lãnh đạo đầy năng lực để thực hiện những mục tiêu này. Hiện tại, danh mục kinh doanh nông nghiệp/thực phẩm của công ty bao gồm rượu (35% cổ phần ở Ladofoods – HNX: VDL), trồng và chế biến chè (95% cổ phần ở Vinatea, mua lại tháng 8/2015), và cũng có khả năng sẽ hợp nhất công ty sữa trong tương lai gần (Vilico – UPCOM: VLC). Chúng tôi cho rằng GTN có giá trị tiểm năng lớn nhờ sở hữu lượng đất nông nghiệp lớn, thông qua cải tiến và kiếm soát chất lượng sản phẩm cũng như làm thương hiệu và xây dựng kênh phân phối. Công ty cũng đang trong quá trình tăng vốn để thực hiện kế hoạch thâu tóm thêm một hoặc hai doanh nghiệp trong vòng 12 tháng tới.
Ban lãnh đạo có chuyên môn cao trong ngành tiêu dùng. ĐHCĐ đã bổ nhiệm nguyên TGĐ Tạ Văn Quyến vào vị trí Chủ tịch HĐQT, thay cho ông Nguyễn Trí Thiện, người sẽ quản lý công ty con mảng nhựa của GTN và nằm trong kế hoạch thoái vốn. Trong khi đó, ông Michael Rosen, Phó Chủ tịch đã được bổ nhiệm vào vị trí TGĐ. Ông Rosen từng là TGĐ của CTCP Tập đoàn PAN (PAN) và có vai trò quan trọng, đặc biệt là trên thị trường vốn, giúp chuyển hóa công ty này từ công ty dịch vụ vệ sinh thành công ty thực phẩm/nông nghiệp. Ngoài thị trường vốn, ông Rosen còn phụ trách việc thực hiện quy trình quản lý doanh nghiệp của GTN hướng đến chuẩn quốc tế. Các nhân sự chủ chốt khác bao gồm ông Nguyễn Trần Quang, Phó Tổng GĐ phụ trách marketing và ông Ngô Hồng Thái, Phó Tổng GĐ phụ trách kinh doanh. Cả ông Quang và ông Thái đều được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực của mình. Ông Quang được biết đến với vai trò triển khai nhiều thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam như cà phê G7 của Trung Nguyên, nước uống Number 1, trà Oolong 0 độ và Bia Sài Gòn, trong khi ông Thái có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty bánh kẹo hàng đầu, như Bibica (HSC: BBC) và Kinh Đô (HSX: KDC).
KQKD sẽ phản ánh việc thay đổi chiến lược kinh doanh nhiều hơn từ năm 2017 trở đi. Trong bối cảnh M&A, thoái vốn khỏi các ngành kinh doanh không cốt lõi và tái cơ cấu doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, KQKD của GTN sẽ có nhiều thay đổi trong 12 tháng tới. GTN dự kiến trong năm 2017, KQKD sẽ phản ánh chính xác và toàn cảnh hơn việc thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo vẫn kỳ vọng năm 2016 sẽ tăng trưởng mạnh, với kế hoạch doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng (+18,5% so với 2015) và LNST đạt 100 tỷ đồng (+74,2% so với 2015). Ban lãnh đạo tự tin rằng có thể đạt được, thậm chí vượt, các mục tiêu này, vì Vinatea, công ty con mà GTN sở hữu 95% cổ phần mua lại hồi tháng 8/2015, dự kiến sẽ có một năm kinh doanh tích cực khi phần lớn sản lượng của năm 2016 đã được các đối tác xuất khẩu thu mua với giá cao hơn so với năm 2015. Lợi nhuận của Vinatea năm 2016 là khá chắc chắn theo ban lãnh đạo, trong khi năm 2015 Vinatea đã chịu lỗ. Ngoài ra, hoạt động M&A cũng là một yếu tố khác hỗ trợ GTN tăng trưởng trong năm nay.
Vinatea đã gặt hái được những thành quả bước đầu từ hoạt động xuất khẩu. Kết quả bước đầu tốt từ xuất khẩu như đã nêu trên xuất phát từ những định hướng của GTN bao gồm tái cấu trúc đội ngũ bán hàng, tạo ra quá trình bán hàng chuyên nghiệp hơn, cùng với việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu để tăng chất lượng chè. Tổ chức các buổi trưng bày và ngay cả đấu giá cũng là những kế hoạch GTN vạch ra. Những định hướng này sẽ giúp Vinatea có thể tăng giá bán, trong bối cảnh giá chè Việt Nam thấp nhất so với các nước khác trong top 5 xuất khẩu chè của thế giới.
Hiện diện của Vinatea ở Việt Nam sẽ được thiết lập lần đầu tiên. Khi Vinatea còn là công ty nhà nước, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của công ty (90% doanh thu) là nguyên liệu thô, không có giá trị gia tăng cao mặc dù đây là công ty chè lớn nhất và có thương hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Nguyên nhân là vì ban lãnh đạo trước đây không thực hiện xây dựng hệ thống phân phối vượt quá phạm vi của Mộc Châu, trong khi cũng không đầu tư vào thương hiệu và bao bì. GTN nhận thấy có thể khai thác được nhiều từ tập quán uống chè từ lâu đời của người Việt Nam. Từ khi được GTN mua lại, Vinatea hiện đã có 26.000 điểm bán, phần lớn tập trung ở miền Bắc nơi có thói quen uống chè rộng rãi nhất. GTN có kế hoạch tăng con số này lên 66.000 điểm, phân bổ trên cả nước vào năm 2017. Các sản phẩm có thương hiệu mới sẽ được giới thiệu thông qua hệ thống phân phối này vào dịp Trung thu sắp tới, vì người Việt Nam có thói quen ăn bánh Trung thu cùng với uống chè. Theo kế hoạch của ban lãnh đạo, các sản phẩm này sẽ đóng góp 25% tổng doanh thu năm 2016 và có biên LN gộp khoảng 55%, cao hơn so với 13-14% của xuất khẩu.
Đối với Sữa Mộc Châu, không còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi ngoại trừ hệ thống phân phối và xây dựng thương hiệu. Chúng tôi cũng đến thăm nhà máy của Sữa Mộc Châu, chuyên sản xuất sữa thanh trùng UHT và sữa chua với công suất thiết kế 300 tấn/ngày. Vilico (UPCOM: VLC) sở hữu 51% cổ phần Sữa Mộc Châu, trong khi GTN sở hữu 12% cổ phần của Vilico. Chúng tôi được biết GTN đang có kế hoạch hợp nhất VLC. So với quy mô nhà máy khá nhỏ và các điểm yếu về mặt xây dựng thương hiệu và phân phối, chúng tôi rất ấn tượng với việc doanh thu năm 2015 của Sữa Mộc Châu lên đến khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, mạng lưới bán lẻ của Sữa Mộc Châu chỉ có thể vươn tới Hà Nội vì hệ thống phân phối chưa được phát triển. Theo GTN, so với Vinatea, Sữa Mộc Châu có một nền tảng tốt về chất lượng sản phẩm nhờ đàn bò sữa 18.000 con và dây chuyền sản xuất của Tetra Pak. Hai việc còn lại là xây dựng hệ thống phân phối và xây dựng thương hiệu. Xét về chất lượng sữa, GTN nhìn thấy cơ hội để nâng cấp thương hiệu sữa Mộc Châu, dẫn đến tăng giá và theo đó là lợi nhuận. Sữa Mộc Châu hiện có giá bán lẻ thấp hơn khoảng 20% so với TH Milk. Chiến lược phân phối sẽ đi cùng với điều này, khi GTN có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Sữa Mộc Châu trong các kênh bán lẻ hiện đại cũng như làm cho sản phẩm đến gần hơn với người có thu nhập cao hơn bằng cách tiếp cận các khu vực trường học hoặc khu dân cư.
Tiếp tục tăng vốn để hỗ trợ các thương vụ M&A sắp tới. GTN đã được cổ đông thông qua đợt phát hành riêng lẻ tiếp theo, gồm 100 triệu cổ phiếu mới (67% số lượng đang lưu hành). Giá phát hành sẽ không dưới mệnh giá nhưng cũng không quá 18.000 đồng/cp. Đợt phát hành này dự kiến diễn ra vào quý 2/2016 đến quý 2/2017. Chúng tôi lưu ý rằng trong tháng 1/2016, GTN cũng đã phát hành riêng lẻ thành công 75.2 triệu cổ phiếu với giá trung bình 11.500 đồng/cp theo ước tính của chúng tôi.
Về mặt định giá, đây chưa phải là lúc cần chú ý đến các hệ số mang tính ngắn hạn. GTN đang giao dịch tại mức P/E 2016 là 25 lần dựa trên kế hoạch của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, vì công ty đang trong giai đoạn chuyển tiếp và tình hình doanh thu và lợi nhuận vẫn chưa phản ánh đầy đủ chiến lược dài hạn của GTN, những phương pháp định giá theo hệ số mang tính ngắn hạn chỉ phù hợp từ năm 2017 trở đi. Cụ thể, GTN mất 3 năm để hoàn tất việc tái cấu trúc Ladofoods (HSX: VDL). Vì vậy, phương pháp định giá tài sản là phù hợp hơn đối với GTN và trong bối cảnh này, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều giá trị tiềm năng từ lượng lớn đất nông nghiệp mà công ty sở hữu, nhưng được mua lại với giá thấp trong quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước.
Vui lòng xem báo cáo chi tiết tại đây.
------------------------------
VNM: Tăng tỷ lệ trả cổ tức cho KQLN 2015 đầy ấn tượng, tuy nhiên kế hoạch kinh doanh 2016 quá thận trọng
CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vừa công bố tài liệu cho ĐHCĐ thường niên sắp tới được tổ chức ngày 20/05/2016. Công ty đặt ra mục tiêu doanh thu và LNST năm 2016 tăng lần lượt 11% và 6% so với năm 2015. Chúng tôi cho rằng mục tiêu này quá thận trọng so với dự báo tăng trưởng LNST chúng tôi đưa ra hiện tại là 25%. KQLN Quý 1/2016 cũng khẳng định quan điểm của chúng tôi khi doanh thu tăng trưởng 18% chủ yếu nhờ tăng trưởng về sản lượng, trong khi LNST tăng 39% nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào giảm.
Với KQLN 2015 đầy ấn tượng, ban lãnh đạo đề xuất trả cổ tức bằng tiền mặt đợt hai cho năm 2015 tại mức 2.000VND/cổ phiếu, như vậy cổ phiếu bằng tiền mặt cho năm 2015 tổng cộng là 5.333 đồng (tính theo số lượng cổ phiếu mới). Tỷ lệ trả cổ tức tương ứng cho năm 2015 là 82%, so với mức thông thường là 60% trong các năm gần đây.
Ngày giao dịch không hưởng quyền đối với đợt cổ tức bằng tiền mặt nói trên là 06/06/2016, và ngày thanh toán dự kiến là 16/06/2016.
Ngoài ra, VNM còn trả cổ phiếu thưởng cho năm 2015, tỷ lệ 5:1 (5 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới), dự kiến sẽ thực hiện trong Quý 3/2016.
Công ty cũng đề xuất tạm ứng cổ tức tiến mặt đợt một cho năm 2016 tại mức 4.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 3,4% đã điều chỉnh cho đợt chia cổ phiếu thưởng nói trên). Dự kiến thời gian tạm ứng cổ tức sẽ vào tháng 08 hoặc 09/2016.
Chúng tôi sẽ đưa ra báo cáo cập nhật dành cho VNM trong thời gian tới. Tuy giá cổ phiếu VNM hiện đang tiến gần giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi là 145.000 đồng, chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng khi việc nâng room cho khối ngoại sắp sửa được thực hiện, củng cố quan điểm của chúng tôi về định giá cao hơn cho cổ phiếu.