Thông báo: Thị trường
chứng khoán Việt Nam sẽ nghỉ giao dịch vào ngày 02/05 và 03/05 do nghỉ lễ nhân
dịp lễ Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động. Chúng tôi sẽ làm
việc trở lại vào ngày thứ Tư 04/05/2016.
* VN-Index kết thúc tháng 4 đầy tích cực, dẫn dắt bởi các mã tài chính* Chỉ số PMI đạt 52,3 điểm tương tự một chuỗi số liệu tích cực khác của tháng 4
* DPM: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Rủi ro tiềm năng từ giá đầu vào cao hơn và áp lực giá bán
* POM: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Kết quả năm 2015 đáng thất vọng nhưng trông đợi vào năm 2016 khả quan hơn
* STB: Chất lượng tài sản kém, lợi nhuận bị ảnh hưởng
* FPT: KQLN Quý 1 thấp hơn dự báo do mảng Phân phối và Xuất khẩu Phần mềm. Giữ KN MUA
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
VN Index
|
HN Index
|
|
Điểm
|
598,4
|
80,7
|
% ∆
|
1,1
|
0,5
|
% YTD
|
3,3
|
0,9
|
% YOY
|
6,4
|
-2,5
|
Mã tăng (trần)
|
140 (24)
|
115 (22)
|
Mã giảm (sàn)
|
79 (6)
|
78 (9)
|
Không đổi
|
89
|
191
|
Tổng GTGD, tr USD
|
113,8
|
18,5
|
Mua của KN, tr USD
|
28,7
|
0,8
|
Bán của KN, tr USD
|
25,3
|
0,2
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
53,09
|
7,00
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,13
|
10,52
|
VN-Index kết thúc tháng 4 đầy tích cực, dẫn dắt bởi các mã tài chính
* Thị trường kết thúc tuần cũng như tháng 4 với xu hướng tích cực. Thị trường đã tăng trong bốn tuần liên tiếp, tăng 7,2% kể từ ngày 04/04/2016, cũng như tăng trong ba tháng gần nhất. Tính đến thời điểm cuối tháng 4, chỉ số đã tăng 3,3% tính từ đầu năm và tăng 14,5% kể từ mức 522 điểm ngày 21/01/2016. Trong phiên hôm nay, VNI đã tăng 6,7 điểm, tương ứng 1,1% đạt 598,37 điểm, dẫn dắt bởi các mã ngân hàng (BID +6,1%, CTG +2,5%) và mã bảo hiểm BVH (+5,2%), mã chạm mốc cao nhất trong 5 tháng. Đà tăng điểm duy trì ổn định trong cả phiên và tăng trên diện rộng khi các mã tăng nhiều hơn các mã giảm với tỷ lệ 2:1.
* Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn tăng tổng cộng 23% so với hôm qua đạt 132 triệu USD. Các NĐT nước ngoài mua ròng với giá trị 3 triệu USD.
----------------------------------------
Chỉ số PMI đạt 52,3 điểm tương tự một chuỗi số liệu tích cực khác của tháng 4
* Chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam trong tháng 4 đạt 52,3 điểm, so với 50,7 điểm trong tháng 3. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này tăng và là tháng thứ năm liên tiếp duy trì trên mốc 50 điểm. Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết đang thuê thêm nhân công và thực hiện các đơn hàng đã kí. Chỉ số PMI tháng 7 được đưa ra một ngày sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 3 cao hơn 6,4% so với ước tính ban đầu và cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 tăng so với tháng 3. Các doanh nghiệp tham gia trong khảo sát PMI cũng cho biết thêm số đơn hàng xuất khẩu tiếp tục tăng trong tháng tư. Đáng chú ý, lượng tồn kho trước và sau sản xuất ghi nhận giảm ổn định từ đầu năm đến nay.
----------------------------------------
DPM: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Rủi ro tiềm năng từ giá đầu vào cao hơn và áp lực giá bán
Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) ngày 28/04. Như mọi năm, mục tiêu đề ra cho năm 2016 khá thận trong nhưng KQLN Quý 1/2016 công bố cũng không tích cực. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho DPM dựa trên việc DPM sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ giá khí đầu vào thấp. Tuy nhiện, chúng tôi đang tìm kiếm thêm thông tin về rủi ro giá khí đầu vào của DPM và xem xét lại giả định giá u-rê của chúng tôi và sẽ điều chỉnh mô hình định giá trong vài ngày tới.
* Nhà đầu tư một lần nữa hài lòng với việc DPM trả cổ tức bằng tiền mặt cao. ĐHCĐ đã thông qua việc tăng cổ tức bằng tiền mặt từ 2.500VND lên 4.000VND/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 13,6%, cao hơn 60% so với dự báo của chúng tôi. Công ty đã tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 2.500VND/cổ phiếu hồi tháng 12/2015 và sẽ trả tiếp 1.500VND/cổ phiếu trong Quý 2/2016. ĐHCĐ cũng thông qua cổ tức bằng tiền mặt 3.000VND/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 10,2%.
* Thông qua mục tiêu 2016, dù có một số quan điểm về việc mục tiêu khá thận trọng. Mục tiêu 2016 bao gồm doanh thu đạt 9.105 tỷ đồng và LNST đạt 1.228 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt 5% và 28% so với dự báo của chúng tôi. Mục tiêu này dựa trên giả định giá bán trung bình của u-rê giảm 5%, trong đó sản lượng giữ nguyên. Mục tiêu của công ty phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi vì DPM thường đạt kết quả cao hơn 20%-30% so với mục tiêu ban lãnh đạo đề ra.
* KQKD quý 1/2016 thấp hơn dự báo của chúng tôi do giá bán urê lao dốc. Doanh thu quý 1/2016 và LNST đạt 2 nghìn tỷ đồng (89 triệu USD) và 406 tỷ đồng (18 triệu USD), thấp hơn lần lượt 14% và 14,9% quý 1/2015. Dù sản lượng phân urê bán ra đã tăng 3,1%, doanh thu giảm do mức giá phân urê trong nước giảm 15-20% so với mức giảm 32,5% của phân urê toàn cầu, kết quả của việc thừa cung tại Trung Quốc. Tác động kém tích cực của giá phân urê đã che mờ lợi ích từ việc giá khí đầu vào trung bình giảm 35% trong quý 1. Quý 1 thường là thời gian cao điểm của DPM và thường đóng góp khoảng 32% lợi nhuận cả năm. Do đó, kết quả sơ bộ này thấp hơn dự báo của chúng tôi khi LNST chỉ hoàn thành 24% dự báo cả năm 2016 của chúng tôi. Chúng tôi ước tính áp lực giá bán sẽ tiếp tục do tình trạng thừa cung toàn cầu và hạn hán trong nước, có thể tác động đến nhu cầu urea.
* Rủi ro tiềm năng từ giá khí đầu vào cao hơn, nhưng chưa thể định lượng được. Mối lo ngại chính cho các NĐT là khả năng thay đổi của Chính phủ trong cơ chế định giá thị trường và phí vận chuyển khí cho DPM. DPM hiện đang sử dụng khí khô đầu vào giá rẻ từ các mỏ khí cũ ở bể Cửu Long. Tuy nhiên, trong những năm tới, các mỏ khí cũ sẽ có sản lượng sụt giảm và được bù đắp bởi các mỏ khí mới, chi phí cao hơn, với chi phí sản xuất có thể vượt 46% MFO (công thức tính giá khí đầu vào hiện tại). Chúng tôi lo ngại điều này có thể dẫn đến việc áp dụng cơ chế giá sàn mới để tránh lỗ từ các công ty dầu khí. Ngoài ra, mỏ khí mới thường nằm xa hơn các mỏ khí cũ, có thể dẫn đến mức tăng phí vận chuyển. Hợp đồng phí vận chuyển hiện tại được cố định cho đến năm 2019 nhưng phí của các đường ống khí mới có thể gia tăng phí vận chuyển. Tổng Giám đốc DPM xác nhận điều này sẽ không có rủi ro đến KQKD năm 2016 nhưng có thể tác động trong tương lai. Chúng tôi đang tìm kiếm thêm thông tin để ước tính mức giá sàn và phí gia tăng nhằm ghi nhận trong mô hình định giá của chúng tôi.
* Dự án NPK-NH3 đi đúng tiến độ. DPM đang có kế hoạch giải ngân vốn XDCB 2.012 tỷ đồng (89 triệu USD) trong năm 2016, phần lớn sẽ được sử dụng cho dự án này. DPM cũng chia sẻ rằng quá trình phát triển khách hàng NPK vẫn đi đúng hướng với doanh số NPK bán ra tăng gấp đôi so với năm ngoái. Chủ tịch HĐQT DPM khá tự tin về khả năng thâm nhập vào thị trường NPK cao cấp khi nhà máy này đi vào hoạt động.
* Kế hoạch chiến lược 10 năm đầy tham vọng và định hướng chiến lược hứa hẹn cho đến năm 2035 đều được thông qua. Trong vòng 5 năm tới, DPM có kế hoạch duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa nhà máy NPK đi vào hoạt động thành công năm 2017 cũng như phát triển mảng hóa chất đặc thù khi đưa thêm dự án đi vào hoạt động. Trong giai đoạn 2021-2025, DPM hướng đến mức tăng gấp đôi doanh thu và LNST gấp 5 lần so với giai đoạn 2016-2020, nhờ mảng hóa chất, vốn dự kiến sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính khi mảng urê và NPK bão hòa.
----------------------------------------
POM: Ghi nhận từ ĐHCĐ- Kết quả năm 2015 đáng thất vọng nhưng trông đợi vào năm 2016 khả quan hơn
Chúng tôi tham dự ĐHCĐ của Công ty Thép Pomina (POM) vào ngày 28/04. Công ty có kết quả đáng thất vọng năm 2015, nhưng trông đợi vào năm 2016 khả quan hơn. Cổ phiếu này chưa nằm trong danh mục theo dõi của chúng tôi, vì vậy chúng tôi không đưa ra khuyến nghị hay giá mục tiêu.
* KQLN năm 2015 đáng thất vọng với lợi nhuận thuần chỉ bằng 13.9% mục tiêu của ban lãnh đạo. Trong năm 2015, POM ghi nhận LNST 27,8 tỷ đồng (tương đương 1,2 triệu USD), tương đương 13,9% mục tiêu đề ra của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, đây là bước tiến đáng khích lệ của công ty sau hơn 2 năm liên tiếp thua lỗ từ năm 2013.
Có 3 lý do chính cho KQLN đáng thất vọng này so với mục tiêu ban lãnh đạo
1. Sản lượng bán thép nội địa và xuất khẩu của công ty đều mờ nhạt với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 7,7% và 4,3%. Thị phần của POM ngày càng giảm và chỉ còn chiếm 13,6% thị phần thép xây dựng mặc dù thị trường bất động sản, các dự án cơ sở hạ tầng tăng trưởng bùng nổ và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thép cả nước đạt 30% năm 2015 như công bố của Hiệp Hội Thép Việt Nam. Theo POM cho biết, tốc độ tăng trưởng của thị trường BĐS đạt 124% năm 2015 và 150% trong quý 1 năm 2016 (nhưng chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng này chỉ hợp lý nếu tính theo so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên con số này vẫn rất đáng ngạc nhiên). POM đã không thể tận dụng được cơ hội tăng trưởng này vì nó đã hoạt động hết công suất.
2. Giá bán thép giảm chủ yếu do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Trung Quốc và giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh. Giá thép phế liệu đã giảm 33.3%, quặng sắt giảm 32,1% và phôi thép giảm 45.6% so với năm 2014; và
3. Lỗ chênh lệch tỷ giá đã làm giảm LNST. Trong năm 2015, POM ghi nhận khoảng lỗ do chênh lệch tỷ giá là 142 tỷ đồng (tương đương 6,4 triệu USD) do 1 phần từ nợ nước ngoài và 1 phần do việc mua nguyên vật liệu từ nước ngoài. Trong năm 2015, tổng nợ của POM là 4,37 nghìn tỷ đồng (196 triệu USD), trong đó 4,9% tương đương 213 tỷ đồng (9,6 triệu USD) là nợ ngắn hạn bằng tiền USD. Tất cả các khoản nợ dài hạn đều bằng VND.
Mục tiêu khiêm tốn cho năm 2016. Năm 2016, ban lãnh đạo đã đề ra kế hoạch khiêm tốn với doanh thu đạt 10 nghìn tỷ (450 triệu USDS), chỉ tăng 2% so với năm 2015. Theo ban lãnh đạo, mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn này do POM lo ngại giá bán thép sẽ giảm hơn do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh. Đồng thời, họ đề ra mục tiêu LNST đạt 250 tỷ đông (11 triệu USD). Tuy nhiên, việc tăng mạnh này là do khoảng lỗ chênh lệnh tỷ giá 142 tỷ đồng năm trước.
POM dự định tăng công suất lên 50%. POM dự định tăng công suất từ 1 triệu tấn/năm lên 1,5 triệu tấn/ năm trong tương lai gần nhưng chi tiết chưa được tiết lộ. Thực tế, dự án này đã được dự kiến bắt đầu từ năm 2014 nhưng bị trì hoãn do xu hướng giảm của thị trường bất động sản và tiêu thụ thép trong năm 2012.
Cổ tức bằng tiền dự kiến sẽ được chi trả trong năm 2017. Mặc dù chi phí đầu tư dự kiến trong những năm tới, POM cho rằng họ sẽ có thể trả cổ tức vào năm 2017.
POM không có ý định nới room cho khối ngoại. Ban lãnh đạo cho biết POM hiện tại chưa có ý định nới room cho khối ngoại vì việc này chỉ có lợi khi POM có lợi nhuận và hơn nữa tỷ lệ sở hữu khối ngoại hiện tại chỉ có 6,51%
Cổ phiếu POM đã tăng 2% ngày hôm nay với mức giá đóng của 10.400 đồng và đang giao dịch ở mức P/E năm 2015 là 70,3 lần và P/E dự phóng là 7,8 lần dựa trên mục tiêu đề ra của ban lãnh đạo.
----------------------------------------
STB: Chất lượng tài sản kém, lợi nhuận bị ảnh hưởng
Sacombank (STB) vừa công bố KQLN Quý 1/2016, mặc dù báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2015 vẫn đang bị hoãn phát hành sau hơn một tháng, và ĐHCĐ sẽ được dời lại sang tháng sáu thay vì tháng tư như theo quy định. Việc tạm hoãn công bố báo cáo có kiểm toán cùng với kết quả hoạt động trên báo cáo chưa kiểm toán một lần nữa khẳng định triển vọng tiêu cực và khuyến nghị BÁN của chúng tôi.
Chi phí vốn và tỷ lệ nợ xấu tăng ảnh hưởng đến KQLN Quý 1, tuy nhiên không gây bất ngờ cho chúng tôi. STB báo cáo lợi nhuận giảm mạnh trong Quý 1 và điều này không gây ngạc nhiên vì chất lượng tài sản thấp và nợ xấu sau khi sáp nhập ngân hàng Phương Nam (PNB). Lợi nhuận trước và sau thuế Quý 1/2016 đều giảm 75% so với cùng kỳ 2015, chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm 36%. Chúng tôi cho rằng có hai nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần giảm mạnh:
(1) Chi phí vốn theo báo cáo lên đến 4,8% trong Quý 1/2016 so với 3,7% trong năm 2015, khiến tỷ lệ lãi cận biên (NIM) giảm xuống 2,1% trong Quý 1/2016 so với 3% trong năm 2016. Chúng tôi cho rằng lý do khiến chi phí vốn cao là tăng trưởng huy động lên đến 5,1%, đặc biệt khi so sánh với tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,6%. Một lý do khác là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (có chi phí vốn thấp) liên tục giảm, cho thấy ngân hàng vẫn chưa thành công trong việc tận dụng mạng lưới rộng lớn sau khi sáp nhập. Ngân hàng có thể cải thiện NIM bằng cách đẩy mạnh các hoạt động cho vay. Tuy nhiên, với điều kiện tài chính của STB, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ không cho STB hạn mức tăng trưởng tín dụng cao.
(2) Ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng trong Quý 1/2016, do đó thu nhập lãi ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giảm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây không phải là tín hiệu tiêu cực, mà do ngân hàng đang bước đầu làm trong sạch danh mục tín dụng.
Việc ngân hàng không ghi nhận chi phí dự phòng trái phiếu VAMC trong Quý 1, sẽ khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong các quý tiếp theo. Tuy lợi nhuận giảm không gây ngạc nhiên, nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chỉ bằng 15% Quý 1/2015 khiến chúng tôi rất bất ngờ. Lý do là ngân hàng vẫn chưa ghi nhận chi phí dự phòng nào cho trái phiếu VAMC năm 2016, dự kiến sẽ khoảng 1.400 tỷ đồng cho cả năm. Như vậy, nếu ngân hàng phân bổ chi phí đồng đều cho cả 4 quý thì khoảng 350 tỷ đồng chi phí được kết quả kinh doanh, qua đó khiến Ngân hàng có lỗ trước thuế khoảng 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì ngân hàng không làm như vậy nên chúng tôi cho rằng chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh trong các quý tới.
STB tiếp tục bị ảnh hưởng do chất lượng tài sản thấp sau sáp nhập với PNB. Tỷ lệ lãi dự thu / tổng tài sản sinh lời tiếp tục giữ ở mức cao, lên đến 11% trong Quý 1/2016, trong khi của ACB chỉ 1%, hoặc thậm chí thấp hơn nữa tại các ngân hàng quốc doanh. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy phần lớn lãi dự thu sẽ khó có thể thu hồi được, và điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại STB thực tế đang cao hơn nhiều so với báo cáo. Chúng tôi ước tính lãi dự thu theo tỷ lệ tương tự như ở các Ngân hàng khác cho thấy NIM điều chỉnh của STB âm trong cả năm 2015 lẫn Quý 1/2016.
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị BÁN dành cho STB với giá mục tiêu 8.100VND. Giá cổ phiếu STB hôm nay chốt phiên đi ngang tại mức 10.300VND.
----------------------------------------
FPT: KQLN Quý 1 thấp hơn dự báo do mảng Phân phối và Xuất khẩu Phần mềm. Giữ KN MUA
CTCP FPT (FPT) vừa công bố KQLN Quý 1, trong đó doanh thu đạt 9.560 tỷ đồng và EPS đạt 870 đồng, giảm lần lượt 10% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy Quý 1 thường là mùa thấp điểm của lĩnh vực phần mềm nhưng KQLN báo cáo vẫn thấp hơn so với dự báo của chúng tôi do:
1/ Lợi nhuận trước thuế của lĩnh vực Phân phối giảm mạnh 48% trong Quý 1/2016 so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do MWG bắt đầu phân phối sản phẩm của Apple từ tháng 09/2015. Mức giảm này là lớn hơn so với chúng tôi dự báo. Lĩnh vực bán lẻ đạt kết quả đầy ấn tượng với lợi nhuận trước thuế tăng 47% so với cùng kỳ cũng không bù đắp được vì lĩnh vực này chiếm tỷ trọng thấp hơn so với lĩnh vực phân phối.
2/ Các mục tiêu được đề ra vào cuối năm 2015 cho lĩnh vực Xuất khẩu Phần mềm như giảm lỗi coding hay phân bổ nhiều dự án hơn cho các chi nhánh hiệu quả hơn, qua đó cải thiện hiệu suất và biên lợi nhuận, vẫn chưa được thực hiện trong Quý 1/2016. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế lĩnh vực này chỉ tăng 18% so với cùng kỳ dù doanh thu tăng trưởng đầy ấn tượng 42%.
Dịch vụ Viễn thông, trụ cột tăng trưởng chính thứ ba của FPT, tiếp tục thể hiện tốt với tăng trưởng doanh thu ở mức 27% so với cùng kỳ nhờ 21% tăng trưởng mảng internet băng thông rộng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế Quý 1/2016 giảm 11% so với cùng kỳ vì: 1) Quý 1/2016 vẫn còn chịu chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP.HCM và Hà Nội, 2) FPT đã thực hiện đầu tư quang hóa mới cho 5 tỉnh thành khác và 3) Chi phí dự phòng tương đương với 1,5% doanh thu viễn thông cho Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam. Vì việc phân bổ các khoản chi phí liên quan đến dự án quang hóa cho TP Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ hoàn tất vào cuối tháng 6/2016, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận mảng dịch vụ viễn thông sẽ hồi phục từ nửa cuối năm 2016. Nhìn chung, kết quả của mảng Viễn thông trong Qúy 1 2016 phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.
Với kết quả này, chúng tôi sẽ xem xét lại dự báo cho FPT và có cập nhật chi tiết hơn khi báo cáo tài chính đầy đủ được phát hành. Trong khi đó, chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về FPT nhờ triển vọng của mảng Viễn thông và Phần mềm, trong khi việc bán mảng Phân phối và Bán lẻ sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu. Giữ nguyên khuyến nghị MUA.
tỷ đồng
|
Q1/2014
|
Q1/2015
|
Tăng
trưởng
|
Dự
báo của VCSC
|
%
So với dự báo của VCSC
|
Phát triển phần mềm
|
123
|
120
|
-2%
|
939
|
12,8%
|
- Xuất khẩu
|
131
|
154
|
18%
|
866
|
17,8%
|
- Giải pháp phần mềm
|
-7
|
-34
|
NM
|
73
|
NM
|
Tích hợp hệ thống
|
16
|
6
|
-63%
|
106
|
5,7%
|
Dịch vụ CNTT
|
20
|
6
|
-70%
|
96
|
6,3%
|
Viễn thông
|
250
|
250
|
0%
|
1.206
|
20,7%
|
Phân phối và bán lẻ
|
208
|
135
|
-35%
|
741
|
18,2%
|
Khác
|
29
|
45
|
55%
|
31
|
145,2%
|
Tổng cộng
|
645
|
563
|
-13%
|
3.192
|
17,6%
|
----------------------------------------