* Tân Thủ tướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
* DHG: Cần thêm dẫn chứng cho kế hoạch lạc quan của ban lãnh đạo trong 5 năm tới
* BMP: Mục tiêu thận trọng vì cạnh tranh gay gắt và giá nguyên liệu tăng
* KDH: KQLN Quý 1 cho thấy doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng BCI vẫn ảnh hưởng đến định giá
* MSN: KQKD quý 1/2016 phần lớn phù hợp với dự báo, ngoại trừ Masan Consumer
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
599,1
|
80,7
|
% ∆
|
0,1
|
0,0
|
% YTD
|
3,5
|
0,9
|
% YOY
|
6,5
|
-2,5
|
Mã tăng (trần)
|
93 (26)
|
89 (11)
|
Mã giảm (sàn)
|
105 (15)
|
105 (9)
|
Không đổi
|
69
|
169
|
Tổng GTGD, tr USD
|
107,8
|
24,3
|
Mua của KN, tr USD
|
17,0
|
1,0
|
Bán của KN, tr USD
|
13,0
|
1,0
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
53,72
|
7,03
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,07
|
10,62
|
------------------------------
VNI tăng nhẹ, áp sát mốc 600 điểm
Nhà đầu tư trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày vào hôm nay, chỉ số VNI đã giao dịch gần như cả phiên trong sắc đỏ, nhưng bắt đầu tăng trong phiên chiều và có thời điểm chạm mốc 603 điểm, trước khi giảm trở lại để chốt phiên tăng 0,7 điểm, tương ứng 0,12%, đạt 599,07 điểm. Thị trường được dẫn dắt chủ yếu nhờ VNM (+2,2%); mã này đóng góp 1,8 điểm tăng cho chỉ số. Các mã đóng góp nhiều điểm tăng khác bao gồm HPG (+4,5%) và MSN (+1,4%). Trong khi đó, VIC (-2,9%), GAS (-1,0%) và BID (-1,1%) ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Giá cổ phiếu GAS giảm không gây ra sự ngạc nhiên khi giá dầu Brent đã giảm mạnh trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn đạt 132 triệu USD, xấp xỉ phiên hôm thứ Sáu tuần trước. Khối ngoại mua ròng tổng giá trị 4 triệu USD.
------------------------------
Tân Thủ tướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
Trong cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên với cộng đồng doanh nghiệp trên cương vị mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng GDP và vươn lên là top đầu trong khu vực chứ không phải chỉ hơn Lào và Cambodia. Thủ tướng nêu bật mối liên hệ giữa các doanh nghiệp lớn với một đất nước thịnh vượng. Trong đó, đóng vai trò cốt yếu là vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu và quyền doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành thực hiện khung chính sách rõ ràng, minh bạch, tháo gỡ các trở ngại để tạo ra một môi trường bình đẳng và đặc biệt quan trọng là tránh làm rạn nứt các mối quan hệ về kinh tế của một nền kinh tế.
------------------------------
DHG: Cần thêm dẫn chứng cho kế hoạch lạc quan của ban lãnh đạo trong 5 năm tới
Giá mục tiêu hiên tại của chúng tôi thấp hơn so với giá cổ phiếu hiệu tại và định giá các công ty cùng ngành trong khu vực do giả định tăng trưởng dài hạn khiêm tốn trong mô hình định giá DCF của chúng tôi. KQKD tích cực trong quý 1 là đến từ mức cơ sở thấp và không làm thay đổi quan điểm dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi điều chỉnh giảm khuyến nghị từ KHẢ QUAN thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG vì chúng tôi cho rằng mức tăng giá 36% kể từ báo cáo cập nhật gần nhất không phản ánh giá trị cơ bản mà phần lớn là do các tin đồn.
Tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2016 nhờ mức cơ sở thấp thấp trong quý 1/2015. Doanh thu thuần quý 1/2016 và LNST tăng lần lượt 22% và 35% so với quý 1/2015. Điều này được chủ yếu dẫn dắt từ mức cơ sở thấp trong quý 1/2015, trong đó LNST giảm 5% so với quý 1/2014, tính từ quý 1/2015, DHG cũng tập trung giải quyết lượng hàng tồn kho tại các điểm bán lẻ sau chiến lược thúc đẩy doanh số mạnh mẽ trong quý 4/2014. Tăng trưởng so với cùng kỳ trong các quý tiếp theo sẽ thấp hơn với hiệu ứng cơ sở thấp trong quý 1/2016.
Dự báo 2016 của chúng tôi vẫn không thay đổi nhiều do chi phí bán hàng cao hơn sẽ bù đắp sự cải thiện trong biên LN gộp. Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo biên LN gộp khi DHG đã triển khai KPI mới cho đội ngũ bán hàng, với mục tiêu thúc đẩy doanh số của nhóm sản phẩm có biên LN cao/doanh thu thấp. Chúng tôi cũng điều chỉnh giảm ước tính thuế suất thực tế do mức đóng góp cao hơn từ nhà máy mới (Non-beta lactam) và dự kiến đưa vào hoạt động nhà máy Beta-lactam trong nửa cuối năm 2016. Tuy nhiên, diễn biến này đã bị tác động từ điều chỉnh tăng chi phí bán hàng, và quản lý khi 1) chi phí quảng cáo quay về mức thông thường (tăng trở lại) sau khi DHG tập trung tái cơ cấu đội ngũ bán hàng thay vì marketing trong năm 2015 và 2) công ty tăng lương và chi phí hoa hồng cho các nhân viên bán hàng.
Kế hoạch thúc đẩy sản phẩm thực phẩm chức năng và xuất khẩu vẫn còn nhiều hoài nghi. Trong cuộc họp gần đây, DHG cho biết thúc đẩy sản phẩm bổ sung vitamin và doanh số xuất khẩu sang Myanmar, Lào và Cambodia sẽ là yếu tố chính duy trì tăng trưởng, khi phải đối mặt với nhiều đối thủ hơn trong kênh bán hàng OTC khi các công ty này mở rộng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, các kế hoạch có vẻ khá mơ hồ khi thị trường thực phẩm chức năng có tính cạnh tranh cao trong khi công ty không có lợi thế rõ ràng ở thị trường xuất khẩu, hiện chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu. Do đó, chúng tôi vẫn duy trì mức tăng trưởng một chữ số cho DHG giai đoạn 2016-2020.
Chúng tôi thay đổi các công ty so sánh sang các công ty trong khu vực cho định giá PER. Thời gian qua, các cổ phiếu ngành dược ở Việt Nam đã tăng mạnh khiến P/E trượt trung bình đạt 16,7 lần, cao hơn trung vị các công ty trong khu vực với mức 14,3 lần, mức chúng tôi cho rằng là không phù hợp. Chúng tôi cho rằng mức tăng mạnh này liên quan đến các tin đồn về M&A và nâng trần FOL, chứ không phải là do thay đổi các yếu tố cơ bản của các công ty này.
Giá mục tiêu tăng xuất phát từ định giá PER, khi chúng tôi áp dụng mức PER trượt mục tiêu 14,3 lần cho DHG, nhằm phù hợp với các công ty cùng ngành trong khu vực, thay vì 12,6 lần trước đây. Tỷ trọng phương pháp PER vẫn duy trì 20% khi chúng tôi cho rằng phương pháp DCF vẫn phản ánh tốt hơn quan điểm trung và dài hạn của chúng tôi đối với DHG ở thời điểm hiện tại.
------------------------------
BMP: Mục tiêu thận trọng vì cạnh tranh gay gắt và giá nguyên liệu tăng
Chúng tôi vừa tham dự ĐHCĐ của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) tổ chức ngày 28/04. Công ty cho biết đã đạt kết quả đầy ấn tượng trong năm 2015 với doanh thu và lợi nhuận ròng đều tăng trưởng mạnh. Tuy vẫn chưa đưa ra báo cáo lần đầu dành cho BMP nhưng chúng tôi có quan điểm đầy tích cực đối với triển vọng trung hạn của công ty dựa vào triển vọng tăng trưởng mạnh sản lượng bán nhờ tình hình thị trường BĐS, các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng trưởng khả quan và vị thế dẫn đầu của BMP. ĐHCĐ diễn ra trong không khí phấn khởi vì phần lớn nhà đầu tư đều hài lòng với KQLN 2015 của công ty, ủng hộ HĐQT và tin tưởng vào triển vọng của BMP.
KQLN 2015 đầy ấn tượng với LNST tăng 37,7% so với 2014. Năm 2015, doanh thu của BPM đạt 2.970 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2014 và LNST đạt 518 tỷ đồng, tăng 37,7%. Mức tăng trưởng này cao hơn một chút so với của toàn ngành, lần lượt là 16% và 30%, theo Hiệp Hội Nhựa Việt Nam. Ngoài các lợi thế của ngành như kể trên, giá nguyên liệu đầu vào giảm cũng hỗ trợ KQLN.
Nhưng kế hoạch tăng trưởng thận trọng cho năm 2016. Sang năm 2016, ban lãnh đạo đưa ra mục tiêu thận trọng với doanh thu đạt 3.330 tỷ đồng, tăng 12% và LNST chỉ đạt 600 tỷ đồng, giảm 9,8%. Nguyên nhân khiến công ty đề ra mục tiêu thận trọng là:
1. Giá nguyên liệu tăng. Trong tháng 4/02016, giá nguyên liệu đầu vào tăng 12% so với Quý 1/2016. HĐQT cho biết nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng 15% thì lợi nhuận của BMP sẽ giảm 80 tỷ đồng;
2. Khả năng các ngân hàng thắt chặt tín dụng cho BĐS;
3. Cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt trên thị trường nhựa nhằm giữ thị phần. Trong hai năm qua, đã có trên 3.000 công ty nhựa đầu tư trên 2.000 tỷ đồng vào xây dựng nhà máy.
Với các lo ngại trên, HĐQT của BMP cho rằng mục tiêu LNST 600 tỷ đồng cũng là một thách thức. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu của BMP cao nhất toàn ngành nhựa, đạt 22,4%, so với các doanh nghiệp khác NTP (11,5%), DNP (6,87%) và DPC (2,93%).
M&A với DPC để mở rộng địa bàn kinh doanh và tăng trưởng thị phần. BMP hiện nắm giữ cổ phần 29,05% tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DPC). BMP dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ mua lại 71% cổ phần còn lại. Năm 2015, DPC đã ghi nhận 80 tỷ đồng doanh thu và 2 tỷ đồng LNST. Theo ước tính của HĐQT BMP, trong các năm đầu sau sáp nhập, dự kiến DPC sẽ không đóng góp vào tăng trưởng của BMP. Trái lại, BPM sẽ phải đầu tư để tái cơ cấu DPC vì cơ sở vật chất của DPC đã cũ và hệ thống quản lý không hiệu quả. Tuy nhiên, BMP cũng khẳng định kế hoạch này không nhằm mục tiêu mang lại lợi nhuận ngay trước mắt mà hướng đến cơ hội phát triển trong tương lai vì 1) Hiện BMP dẫn đầu thị trường miễn Nam, đã đẩy mạnh hiện diện tại thị trường miền Bắc (từ năm 2007) và thương vụ M&A này là cơ hội để thâm nhập thị trường miền Trung; 2) Ngoài ra, nhà máy tại miền Trung sẽ giúp BMP giảm chi phí vận chuyển 6%-8% vì sẽ không phải vận chuyển từ miền Nam ra miền Trung.
Giai đoạn 2 Nhà máy Long An sẽ được khởi công trong tháng 05/2016. Giai đoạn 1 của nhà máy Long An đã đi vào hoạt động trong tháng 10/2015 với công suất thiết kế 5.000 tấn/năm và vốn đầu tư XDCB 144 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của nhà máy này hiện đang hoạt động vối công suất tối đa và đóng góp 12% lợi nhuận hàng năm của BMP. Từ tháng 05/2016, BMP dự kiến sẽ đầu tư thêm 360 tỷ đồng vào giai đoạn 2 tại Nhà máy Long An với công suất thiết kế 10.000 tấn/năm.
BMP có ý định nới room cho khối ngoại. HĐQT đề xuất tăng room khối ngoại lên 100% nhưng vẫn chưa cho biết thời điểm cụ thể.
Trả cổ tức cao cho năm 2015. BMP sẽ trả cổ tức bằng 60% mệnh giá cho năm 2015, trong đó 1.500 đồng đã được tạm ứng hồi tháng 1/2016 và 4.500 đồng còn lại dự kiến sẽ được trả trong tháng 06/2015.
Giá cổ phiếu BMP tăng 2% phiên hôm nay, chốt phiên đạt 141.000VND/cổ phiếu, tại P/E 12,8 lần EPS 2015 và 14,2 lần EPS 2016 theo mục tiêu của ban lãnh đạo.
------------------------------
KDH: KQLN Quý 1 cho thấy doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng BCI vẫn ảnh hưởng đến định giá
CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) vừa công bố KQLN Quý 1 đầy ấn tượng, trong đó doanh thu đạt 569 tỷ đồng và LNST và sau lợi ích CĐTS đạt 94 tỷ đồng, tăng lần lượt 218% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng chủ yếu nhờ việc ghi nhận doanh thu từ các dự án của KDH trong khi BCI chỉ đóng góp 8% vào tổng doanh thu. LNST và sau lợi ích CĐTS tăng trưởng thấp hơn so với doanh thu do thuế TNDN hoãn lại và chi phí chiết khấu cho khách hàng mua nhà tăng.
Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2016 sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ triển vọng bán hàng đầy tích cực của các dự án nhà phố/biệt thự. Năm nay, công ty dự kiến sẽ bán 550-650 căn tại 5 dự án so với 500 căn năm 2015. Chúng tôi cho rằng mục tiêu này khá cao và hiện đưa ra dự báo 500 căn do phân khúc biệt thự có thanh khoản thấp và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, việc công ty đã bán được 125 căn trong Quý 1 cho thấy triển vọng đạt được mục tiêu trên. Tuy tăng trưởng về số lượng giao dịch đi ngang nhưng chúng tôi cho rằng công ty sẽ thu về 2.600 tỷ đồng doanh thu trong năm nay, tăng 50% so với năm 2015 vì KDH sẽ mở bán hai dự án biệt thự với giá sản phẩm cao.
Doanh thu Quý 1 tăng trưởng mạnh và tiến độ bán hàng tại hai dự án hiện tại ▀ mức cao khẳng định quan điểm của chúng tôi là KDH có thể duy trì tăng trưởng mạnh giai đoạn 2016-2020 nhờ thương hiệu mạnh và cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng tại Quận 9. Tuy nhiên, tiến độ tái cơ cấu BCI chậm khiến chúng tôi thận trọng trong việc định giá và giữ khuyến nghị Phù Hợp Thị Trường dành cho KDH với giá mục tiêu 24.500VND.
------------------------------
MSN: KQKD quý 1/2016 phần lớn phù hợp với dự báo, ngoại trừ Masan Consumer
Trong quý 1/2016, CTCP Tập đoàn Masan (HSX:MSN) ghi nhận doanh thu 8,77 nghìn tỷ đồng (+145%) và LNST sau lợi ích CĐTS 253 tỷ đồng so với 4 tỷ đồng trong quý 1/2015. Kết quả này phần lớn là từ việc hợp nhất Masan Nutri-Science, vốn được thâu tóm vào cuối tháng 4/2015 cùng với tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao của Techcombank. Nhìn chung, ngoại trừ Masan Consumer, với KQKD quý 1 thấp hơn dự báo của chúng tôi, các mảng kinh doanh khác đều phù hợp với dự báo. Chúng tôi sẽ điều chỉnh dự báo và công bố báo cáo cập nhật trong thời gian tới. Trong lúc này, chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị MUA cho MSN.
Tỷ đồng
|
Q1/2016
|
Tăng trưởng so với Q1/2015
|
Doanh thu, trong đó:
|
8,769
|
145%
|
F&B
|
2,779
|
0.3%
|
Thức ăn chăn nuôi
|
5,183
|
NA
|
Khai khoáng
|
806
|
-0.8%
|
LNST, trong đó:
|
253
|
57x
|
Đóng góp từ TCB
|
140
|
52%
|
Phân khúc thức ăn chăn nuôi: Lưu ý rằng Masan Nutri-Science chỉ được hợp nhất vào cuối tháng 4/2015 trở đi. Tính theo số liệu tương ứng, doanh thu quý 1/2016 tăng 9% nhờ vào mức tăng trưởng sản lượng ròng 18% trong khi LNST tăng 31%. Tăng trưởng khối lượng hàng bán là khá cao khi MSN mở rộng nhóm sản phẩm “Bio-zeem”, đặc biệt là phân khúc thức ăn cho lợn, với doanh số hàng bàng từ mảng này tăng 50% trong quý 1/2016 so với quý 1/2015. Trong khi đó, biên LN cải thiện do quy mô, thu mua hàng hóa hiệu quả và đóng góp lớn hơn từ mảng thức ăn chăn nuôi lợn, có biên LN cao hơn các mảng thức ăn khác.
Mảng khai khoáng: doanh thu của Masan Resources đi ngang so với quý 1/2015 nhờ cải thiện sản lượng (sản lượng tăng 22%) bù đắp bởi giá bán trung bình thấp hơn. Tuy nhiên, biên EBITDA tăng 31% so với quý 1/2015 nhờ nhiều hành động kiểm soát chi phí, đáng chú ý nhất là giảm lượng nhân công từ nước ngoài, khi chi phí bán hàng, hành chính và quản lý giảm 63% trong quý 1/2016 so với quý 1/2015.
Techcombank: LNST tăng 52% nhờ mức tăng 8% thu nhập từ lãi vay và tăng trưởng 50% thu nhập từ phí thuần.
------------------------------