* PVD: Ghi nhận từ ĐHCĐ - Cắt giảm chi phí để đối phó với một năm khó khăn sắp
tới
* ACB: Tăng trưởng tín dụng lần đầu đóng vai trò trụ cột trong 6 năm qua
* GMD: lợi nhuận quý 1 tăng trưởng nhẹ mặc dù mảng dịch vụ logistics đang tăng trưởng nhanh
* HPG: KQLN Quý 1 đầy ấn tượng, giá bán trung bình có tín hiệu khả quan nhưng thị phần giảm
* VIC: KQLN Quý 1 cho thấy BĐS khả quan, bù đắp cho các lĩnh vực khác
* ACB: Tăng trưởng tín dụng lần đầu đóng vai trò trụ cột trong 6 năm qua
* GMD: lợi nhuận quý 1 tăng trưởng nhẹ mặc dù mảng dịch vụ logistics đang tăng trưởng nhanh
* HPG: KQLN Quý 1 đầy ấn tượng, giá bán trung bình có tín hiệu khả quan nhưng thị phần giảm
* VIC: KQLN Quý 1 cho thấy BĐS khả quan, bù đắp cho các lĩnh vực khác
VN Index
|
HN Index
|
|
Điểm
|
601,5
|
80,4
|
% ∆
|
0,4
|
-0,4
|
% YTD
|
3,9
|
0,5
|
% YOY
|
8,8
|
0,2
|
Mã tăng (trần)
|
107 (20)
|
96 (15)
|
Mã giảm (sàn)
|
112 (5)
|
115 (7)
|
Không đổi
|
93
|
183
|
Tổng GTGD, tr USD
|
118,1
|
20,8
|
Mua của KN, tr USD
|
11,0
|
0,7
|
Bán của KN, tr USD
|
9,6
|
0,8
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
53,84
|
7,03
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,14
|
10,60
|
----------------------------------------
VN-Index kéo dài đà
tăng sang ngày thứ ba liên tiếp, đóng cửa trên 600 điểm
VNI đã có phiên tăng
thứ ba liên tiếp, đóng cửa trên mức 600 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015.
Thị trường giao dịch trong sắc xanh trong cả phiên, vượt 605 điểm trước khi
giảm điểm vào cuối phiên, để đóng cửa tăng 2,44 điểm, tương ứng 0,4% đạt 601,51
điểm. Thị trường, vốn đã tăng 8,2% trong tháng 4 được dẫn dắt bởi nhóm ngân
hàng. Nhóm này cũng đóng góp lớn cho mức tăng của tháng 4. VCB (+2,2%) là mã
đóng góp điểm tăng nhiều nhất, theo sau là BID (+2,3%) và CTG (+,8%).
Tổng giá trị giao dịch
trên cả hai sàn tăng 5,3% đạt 139 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng với
tổng giá trị 1,3 triệu USD.
----------------------------------------
PVD: Ghi nhận từ ĐHCĐ
- Cắt giảm chi phí để đối phó với một năm khó khăn sắp tới
Chúng tôi tham dự ĐHCĐ
của Tổng CT Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD) vào ngày 29/04/2016. Hầu hết nội
dung chương trình tập trung vào nỗ lực cắt giảm chi phí của PVD nhằm vượt qua
giai đoạn nhu cầu khoan yếu do giá dầu thô giảm mạnh. Chúng tôi hiện đang có
giá mục tiêu 21.400 đồng dành cho PVD, nhưng sẽ điều chỉnh giảm dự báo trong
bối cảnh tác động trễ của giá dầu thô thấp đến tình hình kinh doanh của PVD
dường như nghiêm trọng hơn dự kiến. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến khuyến
nghị của chúng tôi.
Ban lãnh đạo tìm kiếm
sự đồng thuận cho mục tiêu thấp năm 2016 dựa trên kịch bản giá dầu thô giả định
thấp hơn 60 USD/thùng.
Doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đồng (222 triệu USD) và 100 tỷ
USD (4,4 triệu USD), giảm lần lươt 66% và 94% so với 2015. Chúng tôi ước tính
kế hoạch này tương ứng với kịch bản bao gồm (1) giá thuê ngày năm 2016 sẽ giảm
xấp xỉ 40% cho giàn tự nâng (JU) và 15% cho giàn tiếp trợ khoan (TAD) và (2)
Hiệu suất hoạt động sẽ giảm còn 44% từ 83% trong năm 2015. Kế hoạch này là khá
thận trọng theo quan điểm của chúng tôi. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là các cổ
đông không phản ứng gì với kế hoạch này.
Nếu giá dầu thô phục
hồi lên 60 USD/thùng năm 2015, ban lãnh đạo tự tin sẽ giành thêm được nhiều hợp
đồng khoan dầu. Tại mức giá này, một
vài mỏ dầu đang không khai thác có thể sản xuất trở lại. Do đó, PVD hướng đến
kế hoạch doanh thu 7,5 nghìn tỷ đồng (333 triệu USD) và LNST 500 tỷ đồng (22
triệu USD), giảm lần lượt 49,5% và 71% so với 2015.
Tuy nhiên, nhằm đạt
được những kế hoạch ở thận trọng này, PVD sẽ phải thay đổi phương pháp khấu hao
kể cả sau khi cắt giảm 25% lương trong năm 2015, PVD nhận được sự chấp thuận thay đổi phương
pháp khấu hao từ khấu hao theo đường thẳng sang theo khối lượng sản phẩm (số
lượng giờ hoạt động của giàn khoan), có thể giúp giảm chi phí khấu hao xấp xỉ
50% trong năm nay. Trong khi các cổ đông tỏ ra lo ngại về việc thay đổi phương
pháp khấu hao chỉ là thủ thuật kế toán nhằm làm đẹp sổ sách và khiến gia tăng
thuế thu nhập doanh nhiệp (CIT), Giám đốc Tài chính của PVD cho biết công
ty sẽ linh hoạt trong việc điều chỉnh các khoản mục để tối ưu hóa lợi nhuận và
thuế TNDN. Trên thế giới, các giàn khoan thường có thời gian khấu hao gần bằng
vòng đời hoạt động 25-30 năm, trong khi các giàn khoan của PVD có thời gian
khấu hao nhanh hơn (dựa theo vòng đời hoạt động 15-20 năm) theo tiêu chuẩn kế
toán Việt Nam (VAS), giúp cho ban lãnh đạo có cơ sở chính đáng để quyết định
điều chỉnh phương pháp khấu hao.
Đồng thời, công ty
cũng đang tìm cách giãn tiến độ trả nợ. Ban lãnh đạo cho biết PVD đang thương lượng với các ngân hàng
cho công ty vay vốn gồm SeA Bank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank để giãn
tiến độ trả nợ nhằm giảm bớt phần nào áp lực đối với dòng tiền. Công ty cũng
xin NHNN giãn thời gian trả nợ từ tám lên 12 năm. Nếu không có việc giãn nợ
này, chúng tôi ước tính PVD phải trả phần nợ gốc 50 triệu USD và 10 triệu USD
tiền lãi trong năm 2016.
KQLN sơ bộ Quý 1/2016
cho thấy tình hình cả năm 2016 sẽ khó khăn. Doanh thu và LNST sơ bộ ước đạt 1.600 tỷ đồng và 56 tỷ đồng,
giảm lần lượt 64% và 88% so với cùng kỳ năm ngoái. LNST Quý 1/2016 đạt 56% mục
tiêu ban lãnh đạo đề ra đối với trường hợp giá dầu dưới 60USD/thùng, cho thấy
ban lãnh đạo dự kiến lợi nhuận sẽ rất thấp trong ba quý tới. Các kết quả này
cũng thấp hơn so với dự báo chúng tôi vì LNST Quý 1 chỉ đạt 9% dự báo cả năm
của chúng tôi.
Nhiều câu hỏi đặt ra
về hiệu suất hoạt động và giá thuê ngày tại ĐHCĐ. Chỉ một giàn khoan tự nâng PVD I và một giàn
khoan tiếp trợ sẽ hoạt động cả năm. Trong khi đó, ban lãnh đạo PVD không chắc
chắn việc hợp đồng khoan của PVD III có được kéo dài hơn 40 ngày hay không vì
còn tùy thuộc nhiều vào việc Murphy Oil sẽ cho PVD khoan một hay ba giếng. PVD
VI cũng được cho thuê theo hợp đồng với KNOC, nhưng chỉ là hợp đồng ngắn hạn
kéo dài 22 ngày. Giá thuê ngày Quý 1/2016 của các giàn khoan tự nâng này trung
bình đạt 81.000USD/ngày, khoảng một nửa trung bình Quý 1/2015. Công ty chưa
tiết lộ giá thuê ngày của giàn khoan tiếp trợ và giàn khoan trên đất liền.
ĐHCĐ thông qua việc
trả 10% cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Do tình hình khó khăn và dòng tiền suy giảm
trong năm 2016, PVD phải giữ lại tiền mặt cho hoạt động kinh doanh và đầu tư
nên sẽ không trả cổ tức cho năm 2015. Thay vào đó, công ty sẽ trả cổ tức bằng
cổ phiếu tỷ lệ 10%. Dự kiến việc thanh toán sẽ được thực hiện trong Quý 3/2016.
Cổ đông d░ờng như chấp nhận đề xuất này vì không có câu hỏi nào được đặt ra về
vấn đề này.
Như dự báo, Lô B sẽ
không đóng góp lợi nhuận đến cuối năm 2017. Theo kế hoạch mới của PetroVietnam cho Lô B, hợp đồng khoan cho
PVD sẽ chưa được ký kết cho đến cuối năm 2017 hoặc 2018.
----------------------------------------
----------------------------------------
ACB: Tăng trưởng tín dụng lần đầu
đóng vai trò trụ cột trong 6 năm qua
Tuy Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vẫn
chưa giải quyết được hoàn toàn khó khăn trong thời gian qua nhưng KQLN Quý
1/2016 cho thấy sự hoạt động linh hoạt của ngân hàng mà không thấy trong nhiều
năm. ACB cho biết lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 8,4% và 10,5% so
với Quý 1/2015, đạt 25% dự báo của chúng tôi. Đây là một sự cải thiện đáng
khích lệ và cho thấy lĩnh vực cốt lõi hoạt động tốt mặc dù ACB đã ghi nhận 200
tỷ đồng chi phí dự phòng trong Quý 1 cho trái phiếu do nhóm 6 công ty liên quan
tới một thành viên cũ phát hành. Dựa trên những kết quả này, chúng tôi duy trì
khuyến nghị mua cho ACB.
Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu
nhờ thu nhập lãi thuần tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó giúp NIM
tăng 20 điểm cơ bản lên 3,3% từ 3,1% năm 2015. Chúng tôi cho rằng đây là kết
quả của việc tăng trưởng tín dụng lên đến 7,6%, trong khi huy động chỉ tăng
trưởng 3,5%. Tuy nhiên, vì tỷ lệ cho vay/huy động vào cuối năm 2015 là 77% và
Quý 1/2016 gần 80%, chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ phải đẩy mạnh các hoạt động
huy động, do đó có thể khiến NIM giảm.
ACB đã ghi nhận 200 tỷ đồng dự phòng
cho trái phiếu phát hành bởi nhóm 6 công ty, khiến đầu tư chứng khoán ghi nhận
một khoản lỗ. Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt cho thấy việc giải quyết
những vấn đề tồn đọng sẽ được thực hiện theo kế hoạch ba năm đã đặt ra. Chúng
tôi cũng xin lưu ý rằng tại ĐHCĐ, Chủ tịch HĐQT cho biết ngân hàng có thể thu
hồi tiền mặt từ các công ty trên, qua đó có thể hoàn nhập dự phòng.
Tuy khoản tiền gửi liên ngân hàng
tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu vẫn không đổi vào
cuối Quý 1/2016, chúng tôi được biết trên 500 tỷ đồng tiền gửi liên ngân hàng
tại VNCB đã được đổi lấy tài sản khác vào trong tháng 4/2016. Theo trao đổi với
Ban lãnh đạo hồi tháng ba, chúng tôi cho rằng số tài sản này, hoặc phần lớn, là
trái phiếu doanh nghiệp, qua đó thu nhập lãi dự kiến sẽ tăng và loại trừ tác
động của tỷ lệ NIM giảm do tăng cường huy động vốn.
Nhìn chung, các hoạt động ngân hàng
cốt lõi khá tốt, là cơ sở vững chắc để ngân hàng tiếp tục quá trình tái cơ cấu
liên quan đến một thành viên cũ. Vì vậy, chúng tôi tin rằng ngân hàng có thể
đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2016.
----------------------------------------
GMD: lợi nhuận quý 1 tăng trưởng nhẹ
mặc dù mảng dịch vụ logistics đang tăng trưởng nhanh
Quý 1 năm 2016, GMD ghi nhận doanh
thu 848 tỷ đồng (+4.3% YoY) và 68.7 tỷ đồng lợi nhuận dành cho cổ đông công ty
mẹ. Chúng tôi hạ khuyến nghị cổ phiếu GMD từ MUA sang KHẢ QUAN do cổ phiếu tang
khá mạnh trong thời gian gần đây.
Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh chủ
yếu do mảng logistics không ngừng mở rộng với hàng loạt trung tâm phân phối mới
đi vào hoạt động từ cuối 2015 (DC3, Hải Dương logistics..), trong khi đó mảng
cảng gần như không tăng trưởng do lượng hàng lạnh đã yếu đi trong quý 1 năm
2016 so với cùng kỳ 2015. Cần lưu ý quý 1 thông thường là mùa thấp điểm của GMD
khi hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập
khẩu và sản xuất của khách hang, vốn thường yếu vào quý 2 hàng năm.
Biên lợi nhuận gộp tiếp tục mở rộng
them 120 điểm cơ bản trong quý 1 2016 do tỷ trọng đóng góp của các dịch vụ giá
trị gia tăng trong cơ cấu doanh thu tăng lên. Trong quý 1, mảng logistics tang
trưởng rất mạnh khi doanh thu tang 8.3% nhưng lợi nhuận gộp tang tới 40%, chủ
yếu do biên LN gộp của mảng được mở rộng them 330 điểm cơ bản. Biên LN gộp mảng
logistics cải thiện là do: (1) Mảng vận tải biển đang được tinh gọn lại, mảng
này co biên LN gộp không cao, (2) Tăng tỷ trọng đóng góp của các mảng co biên
LN gộp cao như DC, vận tải, sà lan. Trong khi đó, lợi nhuận dành cho cổ đông
công ty mẹ chỉ tăng nhẹ trong bối cảnh biên LN gộp mở rộng chủ yếu do khoản lỗ
52 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý 1 tàu feeder cùng một số tài sản khác.
Nhiều khả năng GMD sẽ tổ chức đại
hội cổ đông vào tuần thứ 4 của tháng 5, khi mà hầu hết cổ đông hi vọng công ty
sẽ sớm chốt ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1, cần nhớ rằng phương
án cổ tức này đã được thông qua từ đại hội năm ngoái.
Trong 2016, chúng tôi cho rằng cảng
NHDV vẫn tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của GMD. Cảng đã được tăn công suất
thiết kế lên khoảng 630 ngàn TEUs kể từ ngày 1 tháng 4 2016, khi mà 3 ha bãi
Depot của dự án Nam Hải logistics đã hoàn tất. Mảng logistics được kỳ vọng tiếp
tục mở rộng biên LN gộp, cũng như tang trưởng doanh thu của mảng này trong các
quý tới là tương đối chắc chắn khi DC3 và trung tâm phân phối Hải Dương được kỳ
vọng tang hiệu suất hoạt động lên 80-100%.
----------------------------------------
HPG: KQLN Quý 1 đầy ấn tượng, giá
bán trung bình có tín hiệu khả quan nhưng thị phần giảm
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa
công bố KQLN Quý 1/2016, trong đó doanh thu đạt 7.100 tỷ đồng và LNST đạt 1.020
tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 57% so với cùng kỳ năm ngoái. LNST tăng 69% lên
1.010 tỷ đồng, không tính 23,4 tỷ đồng lợi nhuận từ BĐS và 13,9 tỷ đồng lỗ từ
thức ăn chăn nuôi.
Sản lượng bán ra tốt hơn so với kỳ
vọng dù đang mùa thấp điểm xây dựng.
Trong Quý 1/2016, HPG đã bán ra 400.000 tấn thép xây dựng, tăng 38% so với cùng
kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành là 56,2% so
với cùng kỳ năm ngoái, khiến thị phần giảm từ 21,9% vào cuối năm 2015 xuống
19,5% hiện nay. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản lượng bán ra tăng mạnh chủ
yếu là do giới kinh doanh thép tích trữ trong Quý 1/2016 vì dự báo giá thép sẽ
tăng.
Tín hiệu tịch cực nhờ giá bán trung
bình tăng. Giá bán trung bình trong Quý 1/2016
của HPG giảm 18%. Tuy nhiên, trong tháng 03/2016 có tín hiệu tích cực khi giá
bán trung bình tăng 5% so với 2 tháng đầu năm 2016. Đây là kết quả của việc giá
nguyên liệu tăng và tác động của Quyết định 862/QĐ-BCT áp thuế nhập khẩu tạm
thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Chúng tôi giả định tăng trưởng sản
lượng của HPG và giá bán trung bình sẽ tăng trong Quý 2/2016 vì giai đoạn từ
tháng ba đến tháng sáu là mùa cao điểm của hoạt động xây dựng và giá thanh cốt
thép của Trung Quốc tăng trở lại cho thấy ổn định bất chấp nỗ lực của Chính phủ
Trung Quốc trong việc dẫn đầu đầu cơ tại các thị trường phái sinh. Tác động
cuối cùng là áp lực giá giảm tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ cập nhật dự báo và mô
hình định giá cho HPG trong thời gian tới.
----------------------------------------
VIC: KQLN Quý 1 cho thấy BĐS khả
quan, bù đắp cho các lĩnh vực khác
Tập đoàn Vingroup (VIC) báo cáo
trong Quý 1/2016 đã đạt doanh thu đầy ấn tượng, lên đến 15.200 tỷ đồng, tăng
137% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận gộp đạt 4.300 tỷ đồng, tăng 92%. Tuy
nhiên, một số lĩnh vực đạt kết quả kém trong khi tăng trưởng chủ yếu dựa vào
phát triển BĐS. Chúng tôi giữ khuyến nghị Phù hợp Thị trường dành cho VIC với
giá mục tiêu 54.500VND/cổ phiếu.
Doanh thu từ BĐS tăng mạnh đúng như
kì vọng sau khi đạt tiến độ bán hàng đầy tích cực năm 2015. Trong khi đó, tất
cả các lĩnh vực khác đều giảm mạnh (xem bảng dưới đây). Tuy chúng tôi không có
thông tin chi tiết về từng lĩnh vực, nhiều khả năng VIC đang bước vào giai đoạn
mở rộng, trong đó lợi nhuận ngắn hạn chịu áp lực.
Trong số các lĩnh vực sụt giảm,
chúng tôi lo ngại nhất về lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng vì có một số tín hiệu
cho thấy lĩnh vực này hoạt động kém hiệu quả và lỗ lớn. Với biên lợi nhuận gộp
0% và biên EBIT âm 35%, có thể nói VIC đang gặp khó khăn trong lĩnh vực mới
này, vốn đòi hỏi hệ thống CNTT toàn diện, kinh nghiệm trong việc quản lý chuỗi
cung ứng và mở rộng chuỗi bán lẻ. Do kế hoạch mở rộng nhanh chóng trong khi
trong ngắn hạn sẽ không có cải thiện về hoạt động, chúng tôi tiếp tục dự báo lĩnh
vực này sẽ lỗ từ HĐKD 3.500 tỷ đồng trong năm 2016. Điều này có nghĩa rằng lĩnh
vực bán lẻ hàng tiêu dùng có thể lấy đi một nửa lợi nhuận từ BĐS năm 2016.
Chúng tôi cũng giữ dự báo lợi nhuận sau thuế 2016 đạt 2.400 tỷ đồng. Dự báo này
thấp hơn so với mục tiêu của VIC là 3.000 tỷ đồng nhưng mức tăng trưởng
vẫn là 60% so với 2015.
KQLN Quý 1 khẳng định quan điểm của
chúng tôi là VIC đang bước vào giai đoạn chuyển đổi do thị trường BĐS nhiều khả
năng sẽ đi xuống trong khi thành công tại lĩnh vực bán lẻ sẽ không hề dễ dàng
vì cạnh tranh gay gắt và khả năng triển khai của VIC vẫn đang bị đặt dấu hỏi.
|
Q1/2016
|
Tăng
trưởng so với Q1/2015
|
Dự báo
2016 của VCSC
|
Tăng
trưởng so với 2015
|
Doanh
thu
|
15.159
|
137%
|
49.071
|
44%
|
Kinh doanh
BĐS nhà ở
|
10.542
|
146%
|
26.353
|
24%
|
Cho thuê
mặt bằng bán lẻ
|
802
|
56%
|
3.017
|
14%
|
Khách
sạn
|
984
|
54%
|
5.087
|
79%
|
Dịch vụ
bán lẻ
|
2.191
|
363%
|
12.326
|
186%
|
Khác
|
640
|
33%
|
2.289
|
-25%
|
|
|
|
|
|
EBIT
|
1.880
|
65%
|
5.698
|
-14%
|
Kinh doanh
BĐS nhà ở
|
3.399
|
260%
|
7.475
|
21%
|
Cho thuê
mặt bằng bán lẻ
|
129
|
(49%)
|
1.251
|
-9%
|
Khách
sạn
|
(314)
|
(1.527%)
|
167
|
-218%
|
Dịch vụ
bán lẻ
|
(773)
|
778%
|
(3.477)
|
116%
|
Khác
|
(561)
|
(7.113%)
|
282
|
-67%
|
|
|
|
|
|
Biên
EBIT
|
12%
|
18%
|
12%
|
20%
|
Kinh doanh
BĐS nhà ở
|
32%
|
22%
|
28%
|
29%
|
Cho thuê
mặt bằng bán lẻ
|
16%
|
50%
|
41%
|
52%
|
Khách
sạn
|
(32%)
|
3%
|
3%
|
-5%
|
Dịch vụ
bán lẻ
|
(35%)
|
(19%)
|
(28%)
|
-37%
|
Khác
|
(88%)
|
2%
|
12%
|
28%
|
|
|
|
|
|
LNST
|
1038
|
191%
|
2.402
|
60%
|
LNST và
sau lợi ích CĐTS
|
610
|
43%
|
2.009
|
65%
|
----------------------------------------