TCTCP BẢO MINH (BMI), Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
- Giá: VND 24.100
- CPLH: 83 tr/ CPPL: 83 tr
- Giá trị vốn hóa: 2.126,08 tỷ
- GTGD/ ngày (30 ngày):7,8 tỷ
- SHNN: 41,93%/Room KN:7,1%
Các chỉ số chính
|
2013A
|
2014A
|
9T2015
|
2015F(*)
|
Doanh thu thuần HĐKD bảo hiểm (tỷ VND)
|
1.952
|
2.170
|
1.700
|
|
Tăng trưởng doanh thu
|
9,2%
|
11,2%
|
9,5%
|
|
Trong đó: Doanh thu BH gốc
|
2.300
|
2.601
|
2.063
|
2.792
|
Tốc độ tăng trưởng DTBHG
|
0,2%
|
13,1%
|
3,9%
|
7,3%
|
Chi phí HĐKD bảo hiểm (tỷ đồng)
|
1.760
|
1.982
|
1.605
|
|
Tăng trưởng chi phí
|
12,5%
|
12,6%
|
12,5%
|
|
Lợi nhuận gộp HĐKD bảo hiểm (tỷ VND)
|
191
|
188
|
95
|
|
Tăng trưởng LNG HĐKD bảo hiểm
|
2,9%
|
-1,7%
|
-24,8%
|
|
Chi phí quản lý doanh nghiệp
|
137
|
137
|
87
|
|
Lợi nhuận gộp HĐ tài chính (tỷ VND)
|
21
|
71
|
61
|
|
Tăng trưởng LNG HĐ tài chính
|
-67%
|
234%
|
59%
|
|
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
|
105
|
145
|
129
|
170
|
Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND)
|
91
|
120
|
111
|
146
|
Tăng trưởng LNST
|
-1,8%
|
32,5
|
22,2%
|
21,5%
|
EPS (VND)
|
1.185
|
1.537
|
1.442
|
1.864
|
BVPS (VND)
|
24.469
|
24.766
|
15.140
|
24.531
|
P/E
|
20,3
|
15,7
|
16,7
|
12,9
|
P/B
|
0,8
|
0,8
|
0,8
|
0,8
|
ROE
|
4,1%
|
5,3%
|
4,9%
|
6,5%
|
Cổ tức tiền mặt (VND)
|
1.200
|
1.000
|
NA
|
NA
|
* KQLN quý 3 của BMI tăng trưởng tương đối khả quan nhờ vào việc thắt chặt chi phí và tăng lợi nhuận HĐ đầu tư
Vị thế vững mạnh trên thị trường Việt Nam
TCTCP Bảo Minh (BMI) là một trong các doanh nghiệp có vốn Nhà Nước chi phối thuộc danh mục quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), được thành lập vào năm 1994.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động với từng bước đi vững chắc, BMI đã tự khẳng định vị thế của mình để trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất trong tổng số 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, BMI cũng đã xây dựng được thương hiệu uy tín, quen thuộc với người Việt và mạng lưới kinh doanh trải dài khắp các tỉnh thành với 59 công ty thành viên, 550 phòng giao dịch, khai thác trên toàn quốc.
Kể từ khi ra đời, BMI luôn giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm PNT với thị phần hiện tại 8,4% về doanh thu phí bảo hiểm gốc (Hình 1).
Trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của BMI, BH con người chiếm tỷ trọng lớn nhất 34% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc, BH xe cơ giới chiếm tỷ trọng 23% và BH cháy nổ (tỷ trọng 19%) (Hình 2).
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đến cuối năm 2014, BMI đứng thứ 1 thị trường ở phân khúc Bảo hiểm cháy nổ (đạt 275 tỷ đồng, chiếm 22% tổng doanh thu phí BHG toàn thị trường) và thứ 2 thị trường ở phân khúc Bảo hiểm sức khỏe (đạt 851 tỷ đồng, chiếm 14% tổng thị trường, sau Bảo Việt (2,104 tỷ đồng, 35% thị trường).
Tháng 6.2015, việc Bảo Minh đã kí kết thỏa thuận hợp tác với Coface và Eximbank để lần đầu tiên đưa ra thị trường gói “Bảo hiểm tín dụng thương mại – Cơ cấu tài trợ thương mại”, được coi là mở đầu xu thế mới để các công ty bảo hiểm khai thông dòng chảy của sản phẩm bảo hiểm còn nhiều tiềm năng này tại thị trường Việt Nam.
Không dừng lại ở thị trường nội địa, BMI đang từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Tháng 12.2014, BMI đã kí kết thỏa thuận hợp tác với 2 nhà bảo hiểm ngoại là Công ty bảo hiểm DHIPAYA (Thái Lan) và Công ty môi giới ENC Plus (Hàn Quốc). Theo cam kết này, DHIPAYA và ENC Plus sẽ hỗ trợ BMI cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam (và ngược lại). Sự hợp tác này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh doanh giữa 3 nước Việt Nam –Thái Lan – Hàn Quốc và đặc biệt là cho sự phát triển và hiện diện quốc tế trong tương lai của BMI.
KQLN quý 3 của BMI tăng trưởng tương đối khả quan nhờ vào việc thắt chặt chi phí và tăng lợi nhuận HĐ đầu tư.Năm 2014, BMI hoàn thành vượt kế hoạch đề ra với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.910 tỷ đồng, bằng 106,5% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2013; doanh thu HĐ tài chính đạt 171 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 145 tỷ đồng bằng 120% kế hoạch, tăng 38% so với năm 2013.
BMI dự báo thị trường BHPNT năm 2015 sẽ tăng trưởng tốt do nền kinh tế trên đà hồi phục, tuy nhiên cũng nhìn nhận sự cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra quyết liệt hơn, do vậy BMI khá thận trọng khi đề ra kế hoạch cho năm 2015, hướng đến mục tiêu phát triển “hiệu quả và bền vững”. Theo đó, BMI đặt kế hoạch tổng doanh thu 2015 đạt 3.113 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận trước thuế đạt 170 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2014.
Về HĐKD Bảo hiểm:Trong 3Q2015, doanh thu phí bảo hiểm (Gross written premium-GWP) đạt 2.328 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kì năm ngoái (3Q14), đạt 75% kế hoạch cả năm (3.113 tỷ đồng). Trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 2.063 tỷ đồng tăng 3,9% so với 3Q14, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình ngành (14%) trong cùng kì.
Lợi nhuận gộp của HĐKD Bảo hiểm đạt 95 tỷ đồng, thấp hơn 25% so với cùng kì năm ngoái, nguyên nhân là do doanh thu thuần HĐKD bảo hiểm (Net written premium-NWP) của BMI trong 3Q15 tăng 9,5%, nhưng tổng chi phí HĐKD bảo hiểm tăng 12,5%, trong đó, chi phí bồi thường tăng 11% và chi phí hoa hồng tăng 48%.
Tỷ lệ bồi thường gốc của BMI trong 3Q15 là 44%, vẫn cao hơn ngưỡng chấp nhận được của thị trường (40%). Tỷ lệ kết hợp (combined ratio)- được coi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ lệ này nếu trên 100% có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh không hiệu quả, lỗ về mặt nghiệp vụ bảo hiểm. Tỷ lệ kết hợp của BMI đến 3Q15 là 99,5%, BMI gần như hòa vốn ở hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Chính vì vậy, dù lợi nhuận gộp của HĐKD bảo hiểm 3Q15 đạt 95 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần HĐKD bảo hiểm chỉ đạt 8 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kì năm ngoái.
Tuy HĐKD bảo hiểm trong 3Q15 không khả quan, nhưng có thể thấy một số dấu hiệu tích cực của BMI trong công tác thẩm định rủi ro, tái cơ cấu vào các nhóm nghiệp vụ có hiệu quả cao, giảm tỉ trọng các nhóm nghiệp vụ có hiệu quả thấp cụ thể là BH tai nạn và y tế (tỷ lệ bồi thường năm 2014 là 73%), thắt chặt kiểm soát chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3Q15 đã giảm 11% so với cùng kì, riêng quý 3 giảm 74% so với quý 3 năm trước).
Về HĐ Đầu tư:Tương tự như các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác, từ năm 2012, hoạt động đầu tư của BMI cũng bị ảnh hưởng do trần lãi suất ngân hàng giảm mạnh và thị trường chứng khoán nhiều bất ổn. BMI thời gian qua đã rót tiền đầu tư vào nhiều nơi hiệu quả thấp, không hiệu quả, đặc biệt là một số khoản không thu hồi được vốn như CT Tài Chính CP Sông Đà (cổ tức bình quân 2,5%/năm), CTCP KS Sài Gòn Kim Liên (cổ tức bình quân chưa đầy 1,1%/năm) và mua trái phiếu Vinashin 2,22 tỷ đồng…Do vậy, doanh thu của hoạt động đầu tư của BMI liên tục giảm qua các năm.
Từ năm 2013, BMI tái cơ cấu doanh mục đầu tư sang các loại tiền gửi (đến 3Q15 tiền gửi chiếm 80%) và cắt giảm chi phí hoạt động đầu tư để tăng lợi nhuận. Trong năm 2015, BMI đặt kế hoạch doanh thu HĐ tài chính đạt 152 tỷ đồng, chỉ bằng 88% so với năm trước.
Trong 3Q15, nhờ vào việc duy trì tái cơ cấu doanh mục đầu tư sang các loại tiền gửi có kì hạn dài và vào trái phiếu chính phủ để tăng lợi nhuận, doanh thu HĐ tài chính đạt 126 tỷ, tăng 7% so với cùng kì và đạt 83% kế hoạch, đồng thời chi phí giảm 48% so với cùng kì năm ngoái còn 30 tỷ, giúp cho lợi nhuận gộp hoạt động tài chính của BMI đạt 97 tỷ đồng, ghi nhận khoản tăng ấn tượng 59% so với cùng kì, vượt 36% so với cả năm 2014.
Nhờ vào việc kiểm soát chi phí và lợi nhuận HĐ đầu tư tăng mạnh, lợi nhuận trước thuế của BMI đến 3Q15 đạt 129 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kì năm ngoái và đạt 76% kế hoạch năm 2015.
Nhận định:
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng nhanh hai chữ số trung bình hằng năm 16,4% (từ 2004-2014) và tiềm năng phát triển của ngành còn rất rộng mở khi mức độ thâm nhập thị trường vẫn chỉ ở mức 0,7% trong khi ở các thị trường đang phát triển là hơn 1%, ở các nước phát triển là 2,3%. Trong khi nhu cầu bảo hiểm và tiềm năng phát triển cao, nhưng tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP vẫn còn thấp (2,44% GPD năm 2015) nên thị trường bảo hiểm Việt Nam được nhận định là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, chúng tôi kì vọng năm 2015, BMI có thể đạt được các mục tiêu doanh thu (3.113 tỷ đồng, tăng 7%) và lợi nhuận trước thuế (170 tỷ đồng, tăng 17,1%) do các nỗ lực trong việc tái cấu trúc trong cả 2 mảng hoạt động (HĐKD bảo hiểm và tài chính) và trong việc tích cực kiểm soát rủi ro và chi phí; đồng thời do kết quả hoạt động Q4 2015 của BMI được dự báo sẽ khả quan hơn vì nửa cuối năm được coi là mùa cao điểm của ngành.
Về trung và dài hạn, với vị thế vững chắc là “anh lớn” và là “cánh chim đầu đàn trong ngành bảo hiểm PNT tại Việt Nam”, cùng với việc tái cơ cấu kinh doanh thận trọng, quản lý chi phí chặt chẽ, BMI được dự báo sẽ tận dụng được nội lực của mình để phát triển hiệu quả, bền vững và tiếp tục là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu về doanh thu phí trong những năm tới.
Theo kế hoạch của BMI với mức lợi nhuận 170 tỷ đồng thì EPS vào cuối năm của BMI sẽ là 1.864 đồng. Như vậy, với mức giá đóng cửa ngày 03/12/2015 là 24.100 đồng, BMI đang giao dịch với P/E dự phóng là 12,9 lần thấp hơn mức trung bình ngành (mức trung bình của 4 công ty BHPNT dẫn đầu thị trường (không tính Bảo Việt) là 15,24 lần và P/B dự phóng là 0,8 lần thấp hơn mức trung bình ngành (*) là 0,96 lần.