Các hoạt động trong nước tiếp tục diễn biến khả quan. Tăng trưởng thực tổng mức bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao nhất trong 5 năm qua dù tốc độ tăng giảm nhẹ do với tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp nhích nhẹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, gây nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Bấm vào đây để download bản đầy đủ (vui lòng đăng ký TK tại VCSC)
Chỉ số vĩ mô
|
Tháng 10
|
Tháng 11
|
CPI (% so với cùng kỳ năm trước)
|
0,0
|
0,3
|
Tổng mức bán lẻ (% so với cùng kỳ năm trước)
|
8,4
|
8,3
|
Sản xuất công nghiệp (% so với cùng kỳ năm trước)
|
8,8
|
8,9
|
PMI (điểm)
|
50,1
|
49,4
|
Cán cân thương mại (tỷ USD, lũy kế từ đầu năm)
|
(3,6)
|
(3,8)
|
Giải ngân FDI (tỷ USD, lũy kế từ đầu năm)
|
11,8
|
13,2
|
Lợi suất TPCP 5 năm (%)
|
6,7
|
6,7
|
VND/USD
|
22.336
|
22.505
|
* Lạm phát tháng mười một vẫn ở mức thấp do giá xăng tiếp tục giảm. Vì giá dầu thế giới vẫn chưa phục hồi và việc tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh bắt buộc đã được dời sang năm 2016, có thể khẳng định lạm phát cả năm 2015 sẽ xuống đến mức thấp nhất 14 năm qua, dưới 1%.
* Các hoạt động trong nước tiếp tục diễn biến khả quan. Tăng trưởng thực tổng mức bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao nhất trong 5 năm qua dù tốc độ tăng giảm nhẹ do với tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp nhích nhẹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, gây nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
* Giải ngân FDI trong 11 tháng đầu năm vượt mốc 13 tỷ USD, đạt mức cao kỷ lục trong khi vốn đăng ký, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất, cũng cho thấy tăng trưởng mạnh. Như đã đề cập trong một số báo cáo trước đây của chúng tôi, xu hướng này sẽ còn kéo dài nhờ việc Việt Nam theo đuổi các chính sách tự do hóa thương mại. Điều này sẽ hỗ trợ mạnh Việt Nam trong việc vượt qua các trở ngại do cầu thế giới chững lại trong ngắn hạn và thực tế, vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây. (xem chi tiết trang 5)
CPI 2015 sẽ chạm mức thấp nhất kể từ năm 2001
* CPI tháng 11 tăng 0,07% so với tháng 10, khi việc giảm giá xăng bán lẻ đã bù đắp cho mức tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng.
* Lạm phát hiện đang ở mức rất thấp: CPI tháng 11/2015 chỉ tăng 0,34% so với tháng 11/2014 và CPI bình quân 11T/2015 nhích nhẹ 0,64% so với cùng kỳ 2014.
* CPI tháng 11 tăng 0,07% so với tháng 10, khi việc giảm giá xăng bán lẻ đã bù đắp cho mức tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng.
* Lạm phát hiện đang ở mức rất thấp: CPI tháng 11/2015 chỉ tăng 0,34% so với tháng 11/2014 và CPI bình quân 11T/2015 nhích nhẹ 0,64% so với cùng kỳ 2014.
Thâm hụt thương mại ước tính đạt 3,8 tỷ USD vào cuối tháng 11
* Tăng trưởng xuất khẩu trong 11T/2015 so với cùng kỳ 2014 bằng với mức tăng 8,3% trong 10T/2015 so với 10T/2014. Tổng kim ngạch xuất xuất khẩu giai đoạn 11T/2015 ước đạt 149 tỷ USD.
* Do đó, xuất khẩu trong năm 2015 có thể sẽ không đạt mục tiêu 165 tỷ USD mà Chính phủ đặt ra hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế trì trệ, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, vượt xa các quốc gia xuất khẩu khác như Trung Quốc (giảm 2% trong 9T/2015 so với 9T/2014) và nhóm ASEAN 5 (giảm 5% trong 9T/2015 so với 9T/2014).
* Tăng trưởng nhập khẩu trong 11T/2015 so với 11T/2014 duy trì ở mức 13,7%. Thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc tính đến cuối tháng 11 đã đạt 29,5 tỷ USD. Ngoài ra, 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang Hoa Kỳ (30,6 tỷ USD, +17,6% so với 11T/2014).
* Tăng trưởng xuất khẩu trong 11T/2015 so với cùng kỳ 2014 bằng với mức tăng 8,3% trong 10T/2015 so với 10T/2014. Tổng kim ngạch xuất xuất khẩu giai đoạn 11T/2015 ước đạt 149 tỷ USD.
* Do đó, xuất khẩu trong năm 2015 có thể sẽ không đạt mục tiêu 165 tỷ USD mà Chính phủ đặt ra hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế trì trệ, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, vượt xa các quốc gia xuất khẩu khác như Trung Quốc (giảm 2% trong 9T/2015 so với 9T/2014) và nhóm ASEAN 5 (giảm 5% trong 9T/2015 so với 9T/2014).
* Tăng trưởng nhập khẩu trong 11T/2015 so với 11T/2014 duy trì ở mức 13,7%. Thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc tính đến cuối tháng 11 đã đạt 29,5 tỷ USD. Ngoài ra, 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang Hoa Kỳ (30,6 tỷ USD, +17,6% so với 11T/2014).
Lượng vốn FDI giải ngân trong năm 2015 chạm mốc kỷ lục mới
* Vốn FDI giải ngân trong 11T/2015 đạt tổng cộng 13,2 tỷ USD (tăng 17,9% so với cùng kỳ 2014), vượt ước tỉnh cả năm 12,5-13 tỷ USD của chúng tôi. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ hiện tại, chúng tôi cho rằng tổng số vốn FDI giải ngân có thể đạt 14-15 tỷ USD năm nay. Đây cũng còn là nguồn cung USD quan trọng trong bối cảnh thâm hụt thương mại vào khoảng 4 tỷ USD.
* Vốn FDI đăng ký tăng 16,7% trong 11T/2015 so với cùng kỳ năm 2014 đạt hơn 20,2 tỷ USD.
* Vốn FDI giải ngân trong 11T/2015 đạt tổng cộng 13,2 tỷ USD (tăng 17,9% so với cùng kỳ 2014), vượt ước tỉnh cả năm 12,5-13 tỷ USD của chúng tôi. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ hiện tại, chúng tôi cho rằng tổng số vốn FDI giải ngân có thể đạt 14-15 tỷ USD năm nay. Đây cũng còn là nguồn cung USD quan trọng trong bối cảnh thâm hụt thương mại vào khoảng 4 tỷ USD.
* Vốn FDI đăng ký tăng 16,7% trong 11T/2015 so với cùng kỳ năm 2014 đạt hơn 20,2 tỷ USD.