- Giá: 47.900 VND
- Giá mục tiêu: 64.000 VND
- Tổng mức sinh lời: 33%
- GT vốn hóa: 878 tr USD
- GTGD/ngày (30 ngày: 4,7 tr USD
- Room NN: 0%
Các chỉ số chính
|
2013A
|
2014A
|
2015F
|
2016F
|
Doanh thu, tỷ đồng
|
27.028
|
32.645
|
38.377
|
42.019
|
LNST trừ lợi ích CĐTS, tỷ đồng
|
1.608
|
1.632
|
1.763
|
2.114
|
Tăng trưởng doanh thu
|
9,9%
|
20,8%
|
17,6%
|
9,5%
|
Tăng trưởng LN trước thuế
|
4,7%
|
2,2%
|
10,8%
|
19,1%
|
Tăng trưởng EPS (*)
|
4,4%
|
1,5%
|
7,5%
|
19,9%
|
PER theo giá thị trường (**)
|
12,2
|
12,0
|
11,2
|
9,3
|
PBR theo giá thị trường
|
2,7
|
2,5
|
2,2
|
1,9
|
ROE
|
24,0%
|
21,6%
|
21,0%
|
22,2%
|
Lợi suất cổ tức theo giá thị
trường
|
4,2%
|
3,5%
|
4,0%
|
4,4%
|
Nợ ròng / vốn CSH %
|
0,3%
|
11,7%
|
6,9%
|
-1,3%
|
Ghi chú: (*) Tăng trưởng EPS được tính dựa trên EPS được điều chỉnh (không tính đến thu nhập bất thường và có khấu trừ khoản trích vào quỹ khen thưởng và phúc lợi theo Thông tư 200). FPT không có đóng góp hàng năm vào quỹ khen thưởng và phúc lợi.
* Chúng tôi cho rằng hai mảng xuất khẩu phần mềm và viễn thông sẽ thúc đẩy tăng trưởng EPS của CTCP FPT (FPT) lên mức 20% trong năm 2016, từ mức 8% ước tính năm 2015.
* Lĩnh vực gia công phần mềm tiếp tục tăng trưởng nhanh nhờ tận dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí của công ty, trong khi việc giảm đầu tư vào hệ thống cáp quang sẽ giúp tăng trưởng lợi nhuận mảng viễn thông phản ánh đúng sự tăng trưởng về doanh thu của mảng này.
* Chúng tôi dự báo mảng bán lẻ năm 2016 sẽ tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ tăng trưởng chung của ngành cũng như việc mở thêm cửa hàng của FPT. Trong khi đó, chúng tôi dự báo mảng phân phối sẽ chững lại do mất doanh thu từ phân phối iPhone cho MWG vì MWG hiện đã có thể mua trực tiếp từ Apple.
* Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 17% lên 64.000 đồng dựa trên mô hình định giá DCF. PER mục tiêu cho 12 tháng của chúng tôi dành cho FPT không thay đổi ở mức 12 lần.
* Chúng tôi điều chỉnh giảm 6% dự báo LNST 2015 do chúng tôi ghi nhận khoản lỗ từ đầu tư của FPT và lĩnh vực giáo dục có KQLN thấp hơn so với kỳ vọng, phần nào được bù đắp với việc chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo mảng viễn thông.
Doanh thu tăng 20% và LNST tăng 8% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với 9 tháng đầu năm 2014 (xem chi tiết ở bảng 1). Các mảng kinh doanh chính diễn biến tốt như kỳ vọng ngoại trừ mảng Phân phối hàng công nghệ, khi LNTT giảm 3% trong quý 3/2015 so với quý 3/2014 chủ yếu do mất đi doanh số từ việc phân phối iPhone cho CTCP Thế giới Di động (MWG).
FPT Telecom lên kế hoạch quang hóa tại 6 thành phố lớn ngoài Hà Nội và TPHCM trong năm 2016 với lượng vốn đầu tư XDCB vào khoảng 1/3 so với số vốn đầu tư tại Hà Nội và TPHCM (1.066 tỷ đồng). Mặc dù khoản đầu tư này sẽ kìm hãm sự tăng trưởng biên LN gộp trong năm 2016, nó sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng cao của mảng Viễn thông.
Hợp tác để mang dịch vụ trực tuyến tương tự Netflix đến Việt Nam là một trong những yếu tố tăng trưởng tiềm năng khác của FPT Telecom, khi FPT cho biết đang trong quá trình thảo luận với 6 studio lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết các quy định pháp luật mới về các dịch vụ OTT (over-the top) này cần phải được hoàn thành và ban hành trước khi dịch vụ này được cung cấp tại Việt Nam. Cung cấp dịch vụ này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ băng thông rộng của FPT.
FPT bày tỏ sự quan tâm lớn đến việc mua lại 50% cổ phần của SCIC tại FPT Telecom, mà nguồn vốn để mua nhiều khả năng sẽ đến từ phát hành trái phiếu dài hạn, theo thông tin từ phía Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, việc này vẫn phải phụ thuộc vào kế hoạch thoái vốn của SCIC và các đàm phán sâu hơn, mà hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể. Trong khi đó, FPT tái khẳng định kế hoạch thoái vốn khỏi mảng kinh doanh Phân phối & Bán lẻ trong năm 2016. Sử dụng số vốn thu được từ việc thoái vốn khỏi mang kinh doanh Phân phối & Bán lẻ để tài trợ một phần cho việc thâu tóm cổ phần FPT Telecom của SCIC sẽ là kịch bản lý tưởng nhất cho FPT theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù công ty nhấn mạnh rằng hai thương vụ này sẽ diễn ra độc lập. Nếu thành công, FPT sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư khi sự tăng trưởng của công ty sẽ đến nhiều hơn từ FPT Telecom, mà chúng tôi cho rằng là có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn so với mảng kinh doanh Phân phối & Bán lẻ hàng công nghệ.
* Lĩnh vực gia công phần mềm tiếp tục tăng trưởng nhanh nhờ tận dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí của công ty, trong khi việc giảm đầu tư vào hệ thống cáp quang sẽ giúp tăng trưởng lợi nhuận mảng viễn thông phản ánh đúng sự tăng trưởng về doanh thu của mảng này.
* Chúng tôi dự báo mảng bán lẻ năm 2016 sẽ tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ tăng trưởng chung của ngành cũng như việc mở thêm cửa hàng của FPT. Trong khi đó, chúng tôi dự báo mảng phân phối sẽ chững lại do mất doanh thu từ phân phối iPhone cho MWG vì MWG hiện đã có thể mua trực tiếp từ Apple.
* Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 17% lên 64.000 đồng dựa trên mô hình định giá DCF. PER mục tiêu cho 12 tháng của chúng tôi dành cho FPT không thay đổi ở mức 12 lần.
* Chúng tôi điều chỉnh giảm 6% dự báo LNST 2015 do chúng tôi ghi nhận khoản lỗ từ đầu tư của FPT và lĩnh vực giáo dục có KQLN thấp hơn so với kỳ vọng, phần nào được bù đắp với việc chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo mảng viễn thông.
Doanh thu tăng 20% và LNST tăng 8% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với 9 tháng đầu năm 2014 (xem chi tiết ở bảng 1). Các mảng kinh doanh chính diễn biến tốt như kỳ vọng ngoại trừ mảng Phân phối hàng công nghệ, khi LNTT giảm 3% trong quý 3/2015 so với quý 3/2014 chủ yếu do mất đi doanh số từ việc phân phối iPhone cho CTCP Thế giới Di động (MWG).
FPT Telecom lên kế hoạch quang hóa tại 6 thành phố lớn ngoài Hà Nội và TPHCM trong năm 2016 với lượng vốn đầu tư XDCB vào khoảng 1/3 so với số vốn đầu tư tại Hà Nội và TPHCM (1.066 tỷ đồng). Mặc dù khoản đầu tư này sẽ kìm hãm sự tăng trưởng biên LN gộp trong năm 2016, nó sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng cao của mảng Viễn thông.
Hợp tác để mang dịch vụ trực tuyến tương tự Netflix đến Việt Nam là một trong những yếu tố tăng trưởng tiềm năng khác của FPT Telecom, khi FPT cho biết đang trong quá trình thảo luận với 6 studio lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết các quy định pháp luật mới về các dịch vụ OTT (over-the top) này cần phải được hoàn thành và ban hành trước khi dịch vụ này được cung cấp tại Việt Nam. Cung cấp dịch vụ này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ băng thông rộng của FPT.
FPT bày tỏ sự quan tâm lớn đến việc mua lại 50% cổ phần của SCIC tại FPT Telecom, mà nguồn vốn để mua nhiều khả năng sẽ đến từ phát hành trái phiếu dài hạn, theo thông tin từ phía Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, việc này vẫn phải phụ thuộc vào kế hoạch thoái vốn của SCIC và các đàm phán sâu hơn, mà hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể. Trong khi đó, FPT tái khẳng định kế hoạch thoái vốn khỏi mảng kinh doanh Phân phối & Bán lẻ trong năm 2016. Sử dụng số vốn thu được từ việc thoái vốn khỏi mang kinh doanh Phân phối & Bán lẻ để tài trợ một phần cho việc thâu tóm cổ phần FPT Telecom của SCIC sẽ là kịch bản lý tưởng nhất cho FPT theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù công ty nhấn mạnh rằng hai thương vụ này sẽ diễn ra độc lập. Nếu thành công, FPT sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư khi sự tăng trưởng của công ty sẽ đến nhiều hơn từ FPT Telecom, mà chúng tôi cho rằng là có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn so với mảng kinh doanh Phân phối & Bán lẻ hàng công nghệ.