Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - Thanh khoản thấp trước đợt cơ cấu danh mục của ETF

* Thanh khoản thấp trước đợt cơ cấu danh mục của ETF
* Tóm tắt Báo cáo Trái phiếu - tiền tệ tháng 12/2015
* Tóm tắt Báo cáo Cập nhật Vĩ mô: So sánh Việt Nam và Ấn Độ - Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng dài hạn hơn

  • VNI +0,8% / +0,7% MTD / +5,8% YTD   
  • GT vốn hóa: 50,4 tỷ USD   
  • P/E trượt 12 tháng 11,3x
  • HNI +0,2/ -1,6% MTD / -4,4%  YTD
  • GT vốn hóa: 6,6 tỷ USD
  • P/E trượt 12 tháng 9,3x
17/12/2015
16/12/2015
 %
VN Index
577,1
572,6
0,8%
HN Index
79,3
79,2
0,2%
Tổng GTGD, triệu USD
92,0
137,6
-33,1%
Mua/(Bán) ròng của KN
-5,7
-8,7
-
% GD của KN trong tổng GTGD
7,5%
6,9%
-
--------------------
Thanh khoản thấp trước đợt cơ cấu danh mục của ETF. Các NĐT trong nước vẫn đang thận trọng chờ đợi đợt cơ cấu lại danh mục của 2 quỹ ETF lớn nhất Việt Nam. Với “khoảng lặng trước cơn bão” này, VNI tiếp tục có thêm một phiên tăng điểm khi tăng 4,5 điểm đóng cửa ở mức 577,11 điểm, vượt qua được ngưỡng kháng cự 575 điểm. Lĩnh vực tài chính tiếp tục có diễn biến ấn tượng khi trở thành các mã dẫn dắt thị trường phiên hôm này. BID – một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và BVH – công ty bảo hiểm lớn nhất nước lần lượt có mức tăng đáng kể 4,4% và 6,4% (giá trần). Tuy nhiên, các giao dịch khác ngoài hai mã này kém ấn tượng hơn với tổng GTGD giảm 33% còn 92 triệu USD, khi các NĐT đang chờ đợi áp lực bán từ các quỹ ETF sắp diễn ra.
Trong khi đó, các nhà đầu tư NN phản ứng khá khiêm tốn với việc FED nâng lãi suất. Điều này một phần là do thị trường toàn cầu đã kỳ vọng và phản ánh đợt tăng lãi suất này vào giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua, do đó, làm giảm bớt hoạt động điều chỉnh vị thế danh mục. Tại Việt Nam, khối ngoại chỉ bán ròng 5,7 triệu USD, giảm 34% so với phiên hôm qua.
--------------------

Tóm tắt Báo cáo Trái phiếu - tiền tệ tháng 12/2015. Việc phát hành lại trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 năm đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà đầu tư khi Kho bạc Nhà nước bán thành công toàn bộ khối lượng gọi thầu trái phiếu kỳ hạn này, trị giá tổng cộng 42,3 nghìn tỷ đồng. Nhu cầu mạnh khiến lợi suất trúng thầu xuống còn 5,8% tại phiên đấu thầu gần đây nhất, sau khi dao động quanh mức 5,9% trong 4 phiên trước.
Nhu cầu mạnh cho trái phiếu kỳ hạn 3 năm giúp tổng giá trị trái phiếu phát hành tăng gấp đôi trong vòng một tháng (trong đó, chỉ riêng kỳ hạn 3 năm chiếm 88%) với tỷ lệ trung thầu đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay là 98%. Đáng chú ý, lợi suất trúng thầu của các kỳ hạn dài không thay đổi nhiều so với tháng trước, phù hợp với dự báo và chúng tôi cho rằng lợi suất sẽ tiếp tục ổn định tại các phiên đấu thầu cuối cùng năm nay.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch giảm 24% so với tháng trước vì thanh khoản trong hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nhu cầu thanh toán và tín dụng tăng vào cuối năm. Tuy nhiên, lợi suất tất cả các kỳ hạn đều không thay đổi đáng kể.
--------------------

Tóm tắt Báo cáo Cập nhật Vĩ mô: So sánh Việt Nam và Ấn Độ - Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng dài hạn hơn. Ấn Độ và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Về mặt nhân khẩu học, dân số Việt Nam có độ tuổi trung bình là 28, trong khi của Ấn Độ là 27. Cả hai nước đều đã trải qua các thời kỳ bùng nổ dân số và giờ đây, khi thế hệ trẻ bắt đầu gia nhập lực lượng lao động trong hai thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc tại hai nước sẽ cùng giảm mạnh. Trong số các nền kinh tế mới nổi, ít có nước nào có thể tận dụng lợi thế về nhân khẩu như vậy – một mặt Trung Quốc và Nga đang có dân số già đi nhanh chóng, trước khi các nước này kịp trở nên giàu có trong khi các nước Châu Phi như Nigeria có dân số phát triển mạnh đến mức tuy dân số trẻ nhưng tỷ lệ phụ thuộc lại ở mức cao trong một thời gian. Tóm lại, Ấn Độ và Việt Nam đều đang có điều kiện lý tưởng về nhân khẩu học.
Ấn Độ và Việt Nam cũng có tỷ lệ đô thị hóa khoảng 32-33%. Điều này có nghĩa là cả hai nước cùng tiếp tục hưởng lợi từ một trong những tác nhân lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế - đô thị hóa. Cả hai nước cùng có tỷ lệ lao động tham gia vào nông nghiệp bằng nhau (47%), cho thấy việc chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ sẽ tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế trong một thời gian. Điều này trái ngược với các thị trường mới nổi khác như Trung Quốc, nơi quá trình đô thị hóa và chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp đã gần bão hòa và tăng trưởng trong tương lai sẽ nhờ tăng năng suất (54% dân số Trung Quốc sống tại các khu vực đô thị và chỉ khoảng 35% lực lượng lao động hiện đang tham gia vào nông nghiệp).
-------------------------------------------------------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn