Social Icons

.

BID [PHTT -6,6%] - Đối mặt với một số thách thức khác nhau

Ngân hàng BIDV [PHTT -6,6%]  
Cập nhật
Đối mặt với một số thách thức khác nhau
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) và giảm giá mục tiêu xuống 17.000 đồng do nghĩa vụ dự phòng cho các khoản vay trước đây và do phụ thuộc nhiều vào Chính phủ trong việc tăng vốn. Sau khi tăng vốn trong năm 2016, chúng tôi ước tính giá mục tiêu điều chỉnh còn 16.100 đồng.
Lợi nhuận trước dự phòng tăng 25% nhưng chi phí dự phòng cao đã làm giảm lợi nhuận ròng sau thuế (LNST) 10,5%. Mức tăng trưởng thu nhập từ lãi vay và ngoài lãi lần lượt 22,8% và 55,2% so với cùng kỳ năm trước tạo ra mức tăng lợi nhuận trước dự phòng 25,1%
so với quý 1/2015. Tuy nhiên, chi phí dự phòng cao gấp đôi so với quý 1/2015 khiến LNST giảm 10,5%. Đánh giá bảng cân đối kế toán cho thấy trích lập dự phòng đang chậm hơn tiến độ trích lập dự kiến của năm 2016, do đó, chi phí dự phòng được dự báo sẽ tăng trong những quý tới.
Chúng tôi cho rằng BID vẫn chưa giảm được nhiều nợ xấu. Các diễn biến trước đây cho chúng tôi thấy rằng sẽ không thể đánh giá lạc quan về các ngân hàng có vấn đề về xử lý nợ xấu. Dù vấn đề này xảy ra với ACB năm 2012, EIB năm 2014 hay STB năm 2015, quá trình “dọn dẹp” bảng cân đối kế toán chưa bao giờ dễ dàng và nhanh chóng.
Chúng tôi tăng thời gian trong mô hình định giá của chúng tôi lên 7 năm và tăng dư nợ của VAMC lên xấp xỉ gấp đôi trong kỳ dự báo. Ước tính nợ xấu hình thành trong tương lai đã trở nên khó khăn và chúng tôi dự phóng khoản nợ xấu tồn đọng lớn. BID hiện có số nợ xấu chính thức và trái phiếu VAMC cao nhất là 5,4% của tổng dư nợ và trái phiếu VAMC, cộng với giả định không tích cực áp dụng cho ước tính số nợ xấu trong kỳ dự báo, và đây chính là yếu tố đầu tiên giảm định giá của chúng tôi.
Triển vọng tăng vốn kém tích cực sẽ khiến tăng trưởng khoản vay chững lại. Dù có kế hoạch tăng vốn tích cực trong năm 2016, BID vẫn phụ thuộc phần lớn vào hỗ trợ của Chính phủ trong những vòng tăng vốn trước đây và sắp tới. Trong bối cảnh Chính phủ gặp khó khăn về tài chính, BID cần tìm thêm các nhà đầu tư chiến lược trong khi khẩu vị toàn cầu về cổ phẩn thiểu số tại các ngân hàng đang sụt giảm. Trong khi việc dự báo thời gian chính xác về việc khi nào tỷ lệ CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) sẽ làm hạn chế tăng trưởng tín dụng là khá khó khăn, chúng tôi vẫn đưa yếu tố này vào mô hình định giá và trở thành yếu tố thứ hai làm giảm giá mục tiêu.
Tăng trưởng khoản vay của BID khá cao và có thể tác động tiêu cực đến hoạt động so với các ngân hàng khác. BID dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng về tăng trưởng khoản vay trong năm 2015 và xếp thứ ba về tăng trưởng trong quý 1/2016, điều khá bất ngờ khi tỷ lệ CAR của BID chỉ cao hơn một chút so với mức tối thiểu. Trong năm 2016, Chính phủ dường như ưu tiên tăng trưởng GDP, và do đó, chúng tôi cho rằng BID sẽ có mục tiêu tăng trưởng vay cao. Khi tính giá mục tiêu 12 tháng, chúng tôi nhận thấy sự phân nhóm khi các ngân hàng có đà tăng trưởng lợi nhuận sẽ có hoạt động tốt và các ngân hàng như BID sẽ kém hơn so với những ngân hàng khác cùng quy mô.
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
 
Liên hệ nhân viên tư vấn