Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - Thị trường tiếp tục tăng điểm với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng và năng lượng - HPG

* Thị trường tiếp tục tăng điểm với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng và năng lượng
* Cập nhật Vĩ mô: Cơ chế tiền tệ trong nước giúp giảm tác động từ diễn biễn của NDT
* HPG: Ống thép của HPG nhập khẩu vào Mỹ được miễn thuế chống bán phá giá

VN Index
HN Index
   Điểm
631,3
84,6
   % 
0,5
1,0
   % YTD
9,0
5,9
   % YOY
9,9
-2,8
Mã tăng (trần)
129 (10)
127 (12)
Mã giảm (sàn)
83 (4)
75 (11)
Không đổi
98
188
Tổng GTGD, tr USD
88,6
39,1
Mua của KN, tr USD
12,3
0,6
Bán của KN, tr USD
6,4
0,3
GT vốn hóa, tỷ USD
56,42
7,27
P/E trượt 12 tháng
13,86
11,69
----------------------------------------

Thị trường tiếp tục tăng điểm với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng và năng lượng
Chỉ số VNI đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, chþ yếu do tâm lý tích cực từ giá dầu tăng. Giao dịch biến động liên tục trong gần như cả phiên, thậm chí thị trường vẫn mang sắc đỏ trong phiên chiều trước khi tăng mạnh vào cuối phiên, chốt phiên tại mức cao nhất trong ngày, tăng 3,39 điểm, tương ứng 0,5%, đạt 631,26 điểm. Giá dầu Brent vượt mốc 52USD/thùng tại Châu Á, hỗ trợ tâm lý tích cực đối với cổ phiếu năng lượng Việt Nam. GAS (+2,5%) là mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất trong phiên, đã đạt mức giá cao nhất 10 tháng qua, trong khi PVD (+3,0%) và PVS (+4,2%) tăng mạnh lên mức giá cao nhất kể từ tháng 11/2015. Tính chung từ ngày 21/01 đến nay, GAS, PVD, và PVS đã tăng lần lượt 107%, 90%,  và 62%. Các mã ngân hàng như BID (+2,7%), CTG (+1,1%) và VCB (+0,4%) cũng góp phần giúp chỉ số tăng điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn giảm 28% chỉ đạt 128 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng lượng cổ phiếu với giá trị 6,2 triệu USD.
----------------------------------------
Cập nhật Vĩ mô: Cơ chế tiền tệ trong nước giúp giảm tác động từ diễn biễn của NDT
Xu hướng cán cân thanh toán thuận lợi giúp gia tăng cơ chế ngoại hối trong nước, giảm ảnh hưởng từ dễn biến của đồng NDT. *  Xuất siêu và số liệu FDI từ đầu năm thuận lợi giúp thị trường hối đoái trong nước giao dịch dựa theo cơ chế thị trường
*  Thông tư 07/2016/TT-NHNN được thông qua trong tháng 5 đã cho phép các ngân hàng thương mại cho các công ty xuất khẩu vay ngoại tế ngắn hạn sau 3 tháng tạm dừng. Những NĐT đã phản ứng với thông tin này bằng cách găm giữ USD nhằm chờ đợi TT07 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016, làm giảm giá tiền Đồng (VND).
*  Để giải quyết lo ngại chính sách về thanh khoản tăng cao trong hệ thống ngân hàng và đầu cơ xung quanh TT07, Ngân hàng Nhà nước đã tái phát hành trái phiếu kho bạc vào ngày 30/5 sau 6 tháng gián đoạn. Động thái này tạo ra áp lực đối với các ngân hàng nắm giữ lượng USD cao và các thành phần tham gia thị trường bắt đầu bán bớt lượng găm giữ, do vậy làm giảm áp lực trượt giá của tiền đồng. Sự can thiệp này của NHNN cũng làm tăng lãi suất liên ngân hàng từ mức thấp 0.5% vào ngày 30 tháng 5 lên 1.7% vào ngày 7 tháng 6.

Với việc giá điện bán lẻ sẽ giữ nguyên cho đến cuối năm, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ dự báo lạm phát cả năm ở mức 3,5%
*  CPI tháng 5 tăng 0,54% so với tháng 4/2016 và tăng 2,28% so với tháng 5/2015. Số liệu CPI tháng 6 sẽ rất quan trọng khi những áp lực làm tăng giá như giá dầu thô & khí đốt  tiếp tục phục hồi, cũng như giá thép xây dựng bán lẻ cũng tăng đang thay thế ảnh hưởng của tình trạng hạn hán đang dần cải thiện tại Việt Nam. Nếu số liệu CPI tháng 6 tăng 2,6% so với cùng kỳ 2015, chúng tôi sẽ giữ dự báo nguyên dự báo cả năm 3,5%.
*  Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 6 sẽ đạt 0,29% so với tháng 5/2016, do những yếu tố đầ cập ở trên và lưu ý rằng giá khí sụt giảm vào đầu tháng 6 sẽ có tác động đến CPI tháng 6.

Dù thặng dư thương mại vẫn tích cực trong 5 tháng đầu năm, thị trường vẫn khá bi quan về con số cuối năm. *  Sau khi kết thúc năm 2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo mức thâm hụt thương mại năm 2016 sẽ đạt 4 tỷ USD so với thâm hụt 3,5 tỷ USD năm 2015. 5 tháng sau đó, Việt Nam vẫn đang có mức thặng dư thương mại 1 tỷ USD và Bộ Công thương vẫn dự báo mức thâm hụt thương mại thấp hơn 5% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương với gần 9 tỷ USD. Bộ Công thương dự báo nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm với nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
*  Chúng tôi lưu ý rằng năm 2015 có mức nhập khẩu máy móc lớn nhất 27,6 tỷ USD. Cộng số liệu này trong dự báo FDI giải ngân năm 2016, và ghi nhận lượng máy móc nhập khẩu tính từ đầu năm, chúng tôi dự báo mức thâm hụt 3,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với số liệu 2015.
*  Xuất khẩu trong tháng 5 đạt 14,6 tỷ USD ( tăng 7% so với cùng kỳ), nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 67,7 tỷ USD ( tăng 6,6% so với 5 tháng 2015). Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hơn 70%. Điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu với tăng trưởng hàng năm 20,6%. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
*  Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 là 15 tỷ USD (+14,9% YoY) và 5 tháng đầu năm đạt 66,3 tỷ USD (-0,9% so với cùng kỳ 2015)/ Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính sang Việt Nam với giá trị 19,2 tỷ USD (-2,9% so với 5 tháng 2015).
*  Do đó, thặng dư thương mại trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,36 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc 5 tháng đầu năm đạt thặng dư thương mại, so với mức thâm hụt 3,4 tỷ USD cùng kỳ 2015 là dấu hiệu đáng khích lệ khi mức thâm hụt năm 2015 đã tăng nhanh nhất trong 5 tháng đầu năm.
*  Tương ứng, chúng tôi thực hiện điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu cả năm còn 9% từ mức 10% trước đây, cũng như hạ dự báo tăng trưởng nhập khẩu còn 8,9% so với mức 11% trước đây. Dự báo cán cân thương mại tính theo phần trăm GDP giảm còn thâm hụt 1,8%.

FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2015
*  FDI giải ngân trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 5,8 tỷ USD (+17,2% so với cùng kỳ 2015), hoàn thành 36% dự báo cả năm của chúng tôi (16 tỷ USD).
*  FDI đăng ký trong tháng 5 tăng mạnh đạt 5,07 tỷ USD. Tổng vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2016 đã đạt kết quả ấn tượng, đạt 10,6 tỷ USD, tăng 136% so với cùng kỳ năm 2015. 65% lượng vốn đăng ký được đầu tư vào ngành sản xuất. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam khi có lượng vốn đầu tư chiếm 1/3 trong số vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm.
*  Chúng tôi cho rằng với những lợi ích đạt được từ hiệp định TPP, và FTA Việt Nam-EU và điều kiện kinh doanh cải thiện trong 6 tháng qua. Việt Nam có thể đạt mục tiêu vốn FDI đăng ký 25 tỷ USD và giải ngân 16 tỷ USD trong năm 2016.

Nhu cầu trong nước tiếp tục cho thấy dấu hiệu hứa hẹn.                                                                           
*  Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 4/2016. IIP 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng trưởng này thấp hín so với giai đoạn tương tự cùng kỳ năm 2015 (+9,2%).
*  Chỉ số PMI của Việt Nam tăng nhẹ từ 52,3 trong tháng 4 lên 52,7 trong tháng 5, mức cao nhất trong 6 tháng qua, báo hiệu diễn biến mãnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất xuất phát từ lượng đơn hàng mới cao hơn.
*  Sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ Nghỉ dưỡng và Nhà nghỉ (+6,2%0 và dịch vụ Du lịch (+6,7%) trong chỉ số Tổng mức bán lẻ của Tổng Cục Thống kê, vốn có mức tăng trưởng 7,8% trong tháng 5/2016 so với tháng 4/2016, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (+8,2%)

Nhu cầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) lớn với mức lợi suất thấp hơn *  Thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho nhu cầu cầu mạnh mẽ đối với TPCP trong tháng 5 đặc biệt là các kỳ hạn ngắn (3 năm và 5 năm), với tỷ lệ thắng thầu/chào thầu đạt 90%. Ngoài việc đẩy nhanh hoạt động cho vay, các ngân hàng thương mại cũng tập trung đầu tư vào TPCP cho các mục đích ngân quỹ.
* Nhu cầu mạnh mẽ đã giữ lợi suất ở mức thấp. Do thanh khoản cao, các ngân hàng sẵn sàng mua TPCP với mức lợi suất thấp chỉ khoảng 4,5% (kỳ hạn 1 năm).

----------------------------------------
HPG: Ống thép của HPG nhập khẩu vào Mỹ được miễn thuế chống bán phá giá
Vào đầu tháng 6, Phòng thương mại Mỹ (DOC) vừa đưa ra quyết định sơ bộ về việc điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn carbon (mã: HS 7306) nhập khẩu vào nước này. Theo đó, HPG là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được hưởng mức thuế riêng rẽ 0,38%, trong khi thuế chống bán phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn lại của Việt Nam (trừ Công Ty TNHH Thép SeAh Vina và Vietnam Hai Phong Hongyuan Machinery Manufactory Co., ltd) là 113,18%. Quyết định tạm thời này có hiệu lực trong vòng 135 ngày tới (từ 02/06 đến 15/10/2016), đến khi DOC hoàn tất điều tra chống bán phá giá và đưa ra quyết định cuối cùng.

Nếu quyết định cuối cùng không có sự thay đổi so với quyết định sơ bộ với mức thuế 0,38%, thì điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đối với HPG vì tỷ trọng xuất khẩu ống thép của HPG sang tất cả các thị trường (bao gồm: Mỹ, Canada, và Đông Nam Á) chỉ chiếm 5%, trị giá khoảng 10 triệu USD. Tuy nhiên, về triển vọng tương lai, chúng tôi cho rằng HPG có thể tận dụng thuế suất thấp hơn để đẩy mạnh xuất khẩu ống thép sang Mỹ.
----------------------------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn