Social Icons

.

[VCSC] Báo cáo lần đầu TCM [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +6,1%]

Dệt May Thành Công (TCM) [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +6,1%]
TCM [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +6,1%] - Báo cáo lần đầu

Chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu dành cho CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Tuy công ty có lợi thế trong việc tận dụng đà phát triển dài hạn của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kép EPS hàng năm trong 5 năm tới là 18,3%, điều này dường như đã được phản ánh thông qua việc P/E trượt 12 tháng qua đạt 13 lần.



Xuất khẩu dệt may của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ TPP và các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết trong thời gian qua. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng với tỷ lệ 17% trong 5 năm qua, mức cao nhất trong số các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu. Tăng trưởng dự kiến sẽ lên đến 20% từ 2015 đến 2025, nhờ cả các doanh nghiệp FDI trong nước và các doanh nghiệp nội địa lớn. Các hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Việt Nam, EU-Việt Nam, và TPP (một khi ký kết) sẽ từng bước giúp hàng Việt Nam được miễn thuế tại các thị trường chính này. Những nước xuất khẩu dệt may chính khác như Bangladesh, Trung Quốc, và Ấn Độ sẽ không tham gia TPP. Chi phí nhân công ngày càng cao tại Trung Quốc cũng sẽ là một yếu tố khác thúc đẩy tăng trưởng đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Chuỗi giá trị khép kín của TCM sẽ giúp công ty có lợi thế cạnh tranh cả về Quy tắc xuất xứ lẫn quản lý chi phí và chất lượng. TCM là doanh nghiệp dệt may niêm yết duy nhất tại Việt Nam có mô hình sản xuất hoàn toàn khép kín, từ khâu xe sợi đến may mặc. Các sản phẩm của TCM bao gồm sợi, vải, và quần áo sẽ đáp ứng các quy tc từ sợi trở đi và từ vải trở đi đầy khắt khe của TPP. Công ty cũng có lợi thế trong việc đáp ứng quy tắc Từ vải trở đi của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.

Đối tác chiến lược E-Land sẽ mang lại đơn hàng ổn định và giúp tăng biên lợi nhuận. E-Land dự kiến sẽ nâng đóng góp vào tổng doanh thu của TCM từ 40% hiện nay lên 60% trong vài năm tới nhờ tăng cường mạng lưới bán lẻ tại Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như nỗ lực để tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ đạt 19% đối với mảng xuất khẩu quần áo (sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhất trong danh mục sản phẩm của TCM) trong giai đoạn 2016-2020, qua đó tăng biên lợi nhuận gộp chung vì đóng góp từ sợi, vốn có biên lợi nhuận thấp hơn, ước tính sẽ giảm.

Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lợi nhuận năm 2016 sẽ giảm 10% do ảnh hưởng từ chi phí vận hành của nhà máy may mới. Măc dù theo dự phóng tăng trưởng kép EPS 5 năm của chúng tôi là 18.3%, chúng tôi cho rằng nhà máy mới khi đi vào hoạt động với năng suất còn thấp sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của năm nay, chủ yếu là do chi phí khấu hao và chi phí vận hành cũng như năng suất thấp.

Kỳ vọng tăng trưởng trong dài hạn đã phản ánh trong định giá hiện tại. TCM đang giao dịch tại P/E trượt 13 lần với EPS trượt là 2.045/ cổ phiếu và lợi suất cổ tức 3.8%, phản ánh P/E trượt 12 tháng qua thấp hơn một chút so với P/E trượt 12 tháng của các công ty cùng ngành khác là 14,7 lần. Tuy nhiên, vì TCM đã giao dịch thấp hơn so với các công ty cùng ngành, chúng tôi cho rằng không còn nhiều khả năng tăng từ ngắn đến trung hạn.  Trong giai đoạn này, cũng không có yếu tố nào dự kiến có hỗ trợ giá cổ phiếu. Trong triển vọng dài hạn, khi Quốc hội Mỹ chính thức thông qua hiệp định TPP, có thể đây sẽ là động lực thúc đẩy giá và tăng trưởng, nhưng điều này có thể sẽ không xảy ra trước 2018.
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
 
Liên hệ nhân viên tư vấn