Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây (sử dụng địa chỉ email KH đã đăng ký khi mở TK tại VCSC làm username và password)
Xu hướng cán cân thanh toán thuận lợi giúp gia tăng cơ chế ngoại hối trong nước, giảm ảnh hưởng từ dễn biến của đồng NDT.
* Xuất siêu và số liệu FDI từ đầu năm thuận lợi giúp thị trường hối đoái trong nước giao dịch dựa theo cơ chế thị trường.
* Thông tư 07/2016/TT-NHNN được thông qua trong tháng 5 đã cho phép các ngân hàng thương mại cho các công ty xuất khẩu vay ngoại tế ngắn hạn sau 3 tháng tạm dừng. Những NĐT đã phản ứng với thông tin này bằng cách găm giữ USD nhằm chờ đợi TT07 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016, làm giảm giá tiền Đồng (VND).
* Thông tư 07/2016/TT-NHNN được thông qua trong tháng 5 đã cho phép các ngân hàng thương mại cho các công ty xuất khẩu vay ngoại tế ngắn hạn sau 3 tháng tạm dừng. Những NĐT đã phản ứng với thông tin này bằng cách găm giữ USD nhằm chờ đợi TT07 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016, làm giảm giá tiền Đồng (VND).
* Để giải quyết lo ngại chính sách về thanh khoản tăng cao trong hệ thống ngân hàng và đầu cơ xung quanh TT07, Ngân hàng Nhà nước đã tái phát hành tín phiếu kho bạc vào ngày 30/5 sau 6 tháng gián đoạn. Động thái này tạo ra áp lực đối với các ngân hàng nắm giữ lượng USD cao và các thành phần tham gia thị trường bắt đầu bán bớt lượng găm giữ, do vậy làm giảm áp lực trượt giá của tiền đồng. Sự can thiệp này của NHNN cũng làm tăng lãi suất liên ngân hàng từ mức thấp 0.5% vào ngày 30 tháng 5 lên 1.7% vào ngày 7 tháng 6.
Với việc giá điện bán lẻ sẽ giữ nguyên cho đến cuối năm, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ dự báo lạm phát cả năm ở mức 3,5%.
* CPI tháng 5 tăng 0,54% so với tháng 4/2016 và tăng 2,28% so với tháng 5/2015. Số liệu CPI tháng 6 sẽ rất quan trọng khi những áp lực làm tăng giá như giá dầu thô & khí đốt tiếp tục phục hồi, cũng như giá thép xây dựng bán lẻ cũng tăng đang thay thế ảnh hưởng của tình trạng hạn hán đang dần cải thiện tại Việt Nam. Nếu số liệu CPI trong 6 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ 2015, chúng tôi sẽ giữ dự báo nguyên dự báo cả năm 3,5%.
* Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 6 sẽ đạt 0,29% so với tháng 5/2016, do những yếu tố đầ cập ở trên và lưu ý rằng giá gas sụt giảm vào đầu tháng 6 sẽ có tác động đến CPI tháng 6.
Dù thặng dư thương mại vẫn tích cực trong 5 tháng đầu năm, thị trường vẫn khá bi quan về con số cuối năm.
* Sau khi kết thúc năm 2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo mức thâm hụt thương mại năm 2016 sẽ đạt 4 tỷ USD so với thâm hụt 3,5 tỷ USD năm 2015. 5 tháng sau đó, Việt Nam vẫn đang có mức thặng dư thương mại 1 tỷ USD và Bộ Công thương vẫn dự báo mức thâm hụt thương mại thấp hơn 5% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương với gần 9 tỷ USD. Bộ Công thương dự báo nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm với nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Chúng tôi lưu ý rằng năm 2015 có mức nhập khẩu máy móc lớn nhất 27,6 tỷ USD. Cộng số liệu này trong dự báo FDI giải ngân năm 2016, và ghi nhận lượng máy móc nhập khẩu tính từ đầu năm, chúng tôi dự báo mức thâm hụt 3,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với số liệu 2015.
* Xuất khẩu trong tháng 5 đạt 14,6 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ), nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 67,7 tỷ USD (tăng 6,6% so với 5 tháng 2015). Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hơn 70%. Điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu với tăng trưởng hàng năm 20,6%. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
* Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 là 15 tỷ USD (+14,9% YoY) và 5 tháng đầu năm đạt 66,3 tỷ USD (-0,9% so với cùng kỳ 2015). Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính sang Việt Nam với giá trị 19,2 tỷ USD (-2,9% so với 5 tháng 2015).
* Do đó, thặng dư thương mại trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,36 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc 5 tháng đầu năm đạt thặng dư thương mại, so với mức thâm hụt 3,4 tỷ USD cùng kỳ 2015 là dấu hiệu đáng khích lệ khi mức thâm hụt năm 2015 đã tăng nhanh nhất trong 5 tháng đầu năm.
* Tương ứng, chúng tôi thực hiện điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu cả năm còn 9% từ mức 10% trước đây, cũng như hạ dự báo tăng trưởng nhập khẩu còn 8,9% so với mức 11% trước đây. Dự báo cán cân thương mại tính theo phần trăm GDP giảm còn thâm hụt 1,8%.
FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2015.
* FDI giải ngân trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 5,8 tỷ USD (+17,2% so với cùng kỳ 2015), hoàn thành 36% dự báo cả năm của chúng tôi (16 tỷ USD).
* FDI đăng ký trong tháng 5 tăng mạnh đạt 5,07 tỷ USD. Tổng vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2016 đã đạt kết quả ấn tượng, đạt 10,6 tỷ USD, tăng 136% so với cùng kỳ năm 2015. 65% lượng vốn đăng ký được đầu tư vào ngành sản xuất. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam khi có lượng vốn đầu tư chiếm 1/3 trong số vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm.
* Chúng tôi cho rằng với những lợi ích đạt được từ hiệp định TPP, và FTA Việt Nam-EU và điều kiện kinh doanh cải thiện trong 6 tháng qua, Việt Nam có thể đạt mục tiêu vốn FDI đăng ký 25 tỷ USD và giải ngân 16 tỷ USD trong năm 2016.
* CPI tháng 5 tăng 0,54% so với tháng 4/2016 và tăng 2,28% so với tháng 5/2015. Số liệu CPI tháng 6 sẽ rất quan trọng khi những áp lực làm tăng giá như giá dầu thô & khí đốt tiếp tục phục hồi, cũng như giá thép xây dựng bán lẻ cũng tăng đang thay thế ảnh hưởng của tình trạng hạn hán đang dần cải thiện tại Việt Nam. Nếu số liệu CPI trong 6 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ 2015, chúng tôi sẽ giữ dự báo nguyên dự báo cả năm 3,5%.
* Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 6 sẽ đạt 0,29% so với tháng 5/2016, do những yếu tố đầ cập ở trên và lưu ý rằng giá gas sụt giảm vào đầu tháng 6 sẽ có tác động đến CPI tháng 6.
Dù thặng dư thương mại vẫn tích cực trong 5 tháng đầu năm, thị trường vẫn khá bi quan về con số cuối năm.
* Sau khi kết thúc năm 2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo mức thâm hụt thương mại năm 2016 sẽ đạt 4 tỷ USD so với thâm hụt 3,5 tỷ USD năm 2015. 5 tháng sau đó, Việt Nam vẫn đang có mức thặng dư thương mại 1 tỷ USD và Bộ Công thương vẫn dự báo mức thâm hụt thương mại thấp hơn 5% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương với gần 9 tỷ USD. Bộ Công thương dự báo nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm với nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Chúng tôi lưu ý rằng năm 2015 có mức nhập khẩu máy móc lớn nhất 27,6 tỷ USD. Cộng số liệu này trong dự báo FDI giải ngân năm 2016, và ghi nhận lượng máy móc nhập khẩu tính từ đầu năm, chúng tôi dự báo mức thâm hụt 3,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với số liệu 2015.
* Xuất khẩu trong tháng 5 đạt 14,6 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ), nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 67,7 tỷ USD (tăng 6,6% so với 5 tháng 2015). Xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hơn 70%. Điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu với tăng trưởng hàng năm 20,6%. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
* Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 là 15 tỷ USD (+14,9% YoY) và 5 tháng đầu năm đạt 66,3 tỷ USD (-0,9% so với cùng kỳ 2015). Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính sang Việt Nam với giá trị 19,2 tỷ USD (-2,9% so với 5 tháng 2015).
* Do đó, thặng dư thương mại trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,36 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc 5 tháng đầu năm đạt thặng dư thương mại, so với mức thâm hụt 3,4 tỷ USD cùng kỳ 2015 là dấu hiệu đáng khích lệ khi mức thâm hụt năm 2015 đã tăng nhanh nhất trong 5 tháng đầu năm.
* Tương ứng, chúng tôi thực hiện điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu cả năm còn 9% từ mức 10% trước đây, cũng như hạ dự báo tăng trưởng nhập khẩu còn 8,9% so với mức 11% trước đây. Dự báo cán cân thương mại tính theo phần trăm GDP giảm còn thâm hụt 1,8%.
FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2015.
* FDI giải ngân trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 5,8 tỷ USD (+17,2% so với cùng kỳ 2015), hoàn thành 36% dự báo cả năm của chúng tôi (16 tỷ USD).
* FDI đăng ký trong tháng 5 tăng mạnh đạt 5,07 tỷ USD. Tổng vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2016 đã đạt kết quả ấn tượng, đạt 10,6 tỷ USD, tăng 136% so với cùng kỳ năm 2015. 65% lượng vốn đăng ký được đầu tư vào ngành sản xuất. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam khi có lượng vốn đầu tư chiếm 1/3 trong số vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm.
* Chúng tôi cho rằng với những lợi ích đạt được từ hiệp định TPP, và FTA Việt Nam-EU và điều kiện kinh doanh cải thiện trong 6 tháng qua, Việt Nam có thể đạt mục tiêu vốn FDI đăng ký 25 tỷ USD và giải ngân 16 tỷ USD trong năm 2016.
Nhu cầu trong nước tiếp tục cho thấy dấu hiệu hứa hẹn.
* Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 4/2016. IIP 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng trưởng này thấp hơn so với giai đoạn tương tự cùng kỳ năm 2015 (+9,2%).
* Chỉ số PMI của Việt Nam tăng nhẹ từ 52,3 trong tháng 4 lên 52,7 trong tháng 5, mức cao nhất trong 6 tháng qua, báo hiệu diễn biến mãnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất xuất phát từ lượng đơn hàng mới cao hơn.
* Sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ Nghỉ dưỡng và Nhà nghỉ (+6,2%0 và dịch vụ Du lịch (+6,7%) trong chỉ số Tổng mức bán lẻ của Tổng Cục Thống kê, vốn có mức tăng trưởng 7,8% trong tháng 5/2016 so với tháng 4/2016, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (+8,2%)
Nhu cầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) lớn với mức lợi suất thấp hơn.
* Thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho nhu cầu cầu mạnh mẽ đối với TPCP trong tháng 5 đặc biệt là các kỳ hạn ngắn (3 năm và 5 năm), với tỷ lệ thắng thầu/chào thầu đạt 90%. Ngoài việc đẩy nhanh hoạt động cho vay, các ngân hàng thương mại cũng tập trung đầu tư vào TPCP cho các mục đích ngân quỹ.
* Nhu cầu mạnh mẽ đã giữ lợi suất ở mức thấp. Do thanh khoản cao, các ngân hàng sẵn sàng mua TPCP với mức lợi suất thấp chỉ khoảng 4,5% (kỳ hạn 1 năm).
* Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 4/2016. IIP 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng trưởng này thấp hơn so với giai đoạn tương tự cùng kỳ năm 2015 (+9,2%).
* Chỉ số PMI của Việt Nam tăng nhẹ từ 52,3 trong tháng 4 lên 52,7 trong tháng 5, mức cao nhất trong 6 tháng qua, báo hiệu diễn biến mãnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất xuất phát từ lượng đơn hàng mới cao hơn.
* Sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ Nghỉ dưỡng và Nhà nghỉ (+6,2%0 và dịch vụ Du lịch (+6,7%) trong chỉ số Tổng mức bán lẻ của Tổng Cục Thống kê, vốn có mức tăng trưởng 7,8% trong tháng 5/2016 so với tháng 4/2016, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (+8,2%)
Nhu cầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) lớn với mức lợi suất thấp hơn.
* Thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho nhu cầu cầu mạnh mẽ đối với TPCP trong tháng 5 đặc biệt là các kỳ hạn ngắn (3 năm và 5 năm), với tỷ lệ thắng thầu/chào thầu đạt 90%. Ngoài việc đẩy nhanh hoạt động cho vay, các ngân hàng thương mại cũng tập trung đầu tư vào TPCP cho các mục đích ngân quỹ.
* Nhu cầu mạnh mẽ đã giữ lợi suất ở mức thấp. Do thanh khoản cao, các ngân hàng sẵn sàng mua TPCP với mức lợi suất thấp chỉ khoảng 4,5% (kỳ hạn 1 năm).