* VN-Index giảm điểm sau khi Brexit kích hoạt đợt bán tháo trên toàn cầu
* CPI tháng 6 tăng mạnh do nhóm GTVT và nhà ở
* FPT: KQLN 5 tháng đầu năm bắt đầu cải thiện và chúng tôi kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Giữ KN MUA.
* CPI tháng 6 tăng mạnh do nhóm GTVT và nhà ở
* FPT: KQLN 5 tháng đầu năm bắt đầu cải thiện và chúng tôi kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Giữ KN MUA.
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
620,6
|
83,4
|
% ∆
|
-1,8
|
-2,2
|
% YTD
|
7,2
|
4,3
|
% YOY
|
5,2
|
-3,5
|
Mã tăng (trần)
|
52 (15)
|
48 (10)
|
Mã giảm (sàn)
|
205 (24)
|
178 (16)
|
Không đổi
|
53
|
164
|
Tổng GTGD, tr USD
|
215,7
|
59,3
|
Mua của KN, tr USD
|
13,2
|
3,0
|
Bán của KN, tr USD
|
14,2
|
4,1
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
56,95
|
7,08
|
P/E trượt 12 tháng
|
13,57
|
10,12
|
------------------------------
VN-Index giảm điểm sau khi Brexit kích hoạt đợt bán tháo trên toàn cầu
* Quyết định của rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) của cử tri Anh đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư và kích hoạt làn sóng bán mạnh trên toàn cầu. Cho đến cuối ngày hôm qua, thị trường vẫn cho rằng Vương quốc Anh sẽ tiếp tục ở lại EU. Chính kỳ vọng này càng làm trầm trọng hóa mức giảm mạnh trong hôm nay của đồng GDP, giá dầu thô và các tài sản rủi ro, trong khi đẩy giá các “tài sản trú ẩn” lên cao như vàng và đồng JPY. Các thị trường tại Châu Á đều bị ảnh hưởng mạnh, đặc biệt là tại Nhật Bản khi chỉ số thị trường chứng khoán nước này giảm 8%. Chỉ số VN-Index cũng theo xu hướng chung, giảm còn 610 điểm trước giờ nghỉ trưa và lao dốc chạm 597 điểm, tương ứng -5,4% vào đầu phiên chiều với khối lượng giao dịch lớn. Đây rõ ràng là một phản ứng thái quá và thị trường đã nhanh chóng nhận ra điều này. Chỉ số đã nhanh chóng phục hồi vào thời điểm cuối phiên và đóng cửa với mức giảm “chỉ” 11,65 điểm, tương ứng 1,8% đạt 620,62 điểm. Mức độ giảm điểm này là tương ứng với các thị trường khác trong khu vực, với thị trường Philippines giảm 1,29%, Jakrta giảm 0,82% và Bangkok giảm 1,71%.
* Các mã lấy đi nhiều điểm nhất của chỉ số trong phiên hôm nay là VNM (-2,1%), VCB (-2,5%), VIC (-1,9%), GAS (-1,6%) và CTG (-2,9%). Dù thị trường chìm trong sắc đỏ, vẫn có một số điểm sáng nổi bật trong phiên như MWG, mã đã có phiên giao dịch đáng nhớ khi biến động từ mức giá sàn lên mức giá trần (+/-7%) trong phiên chiều, trước khi đòng cửa với mức tăng 6,1% để thiết lập mức đỉnh mới. Các NĐT cũng đặt cược vào các mã HT1 (+7,0%) và NT2 (+6,8%), khi cả hai mã này đều có lượng nợ bằng đồng EUR lớn, và sẽ hưởng lợi khi EUR giảm. PPC giảm 4% với lượng nợ bằng đồng JPY khi đồng tiền này tăng mạnh trong phiên hôm nay. Tuy vậy, mức giảm của PPC là khá thiếu thuyết phục so với mức tăng của HT1 và NT2, do mức tăng giá của JPY có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn so với mức giảm giá dài hạn của đồng EUR.
* Trong thời gian tới, chúng tôi không quá lo ngại về ảnh hưởng của thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại về các diễn biến của thị trường toàn cầu sau kết quả bầu cử hôm nay. Ở mặt tích cực, có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay, nhưng các diễn biến khác khiến chúng tôi cảm thấy lo ngại. Đầu tiên là khả năng sẽ có thêm các quốc gia khác rời khỏi EU, dù hiện không có quốc gia nào còn lại trong khối có các cuộc vận động để rời khỏi EU. Tất cả các Bộ trưởng của khối EU sẽ nhóm họp trong tuần tới và chúng tôi sẽ theo dõi sát sao về các thông tin của cuộc họp này. Điều lo ngại tiếp theo của chúng tôi là khả năng thông qua TPP của Mỹ. Hiện tại, cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ là Hillary Clinton và Donald Trump đều tỏ ra không ủng hộ TPP, nhưng vẫn có khả năng hai ứng viên này sẽ thay đổi quan điểm sau cuộc bầu cử, nhất là khi có rất nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ đang ủng hộ TPP. Ngoài ra, như chúng tôi đã đề cập từ đầu năm 2016, bất kỳ biến động nào tại Trung Quốc dẫn đến phá giá đồng NDT sẽ khiến đồng VND giảm tương ứng. Quy mô xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và Anh lớn hơn nhiều so với với Việt Nam. Nếu chúng tôi nhận thấy số liệu xuất khẩu của Trung Quốc chững lại, chúng tôi có khả năng sẽ điều chỉnh giảm dự báo đồng VND. Hơn nữa, sẽ có nhiều yếu tố toàn cầu khác bị ảnh hưởng từ quyết định hôm nay, chưa có diễn nào cụ thể diễn ra trong hôm nay và sẽ cần được theo dõi chặt chẽ.
------------------------------
CPI tháng 6 tăng mạnh do nhóm GTVT và nhà ở
* Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 6/2016 đã tăng 0,46% so với tháng 5/2016, và tăng 2,4% so với tháng 06/2015. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 2,35%. Giá cả 10 trong số 11 nhóm mặt hàng dùng để tính CPI trong tháng 6 đều tăng, dù nhóm mặt hàng chính là thực phẩm – hàng ăn chỉ tăng 0,21% so với tháng 5, thấp hơn so với mức tăng 0,36% của tháng 5/2016 so với tháng 4/2016, xoa dịu lo ngại về ảnh hưởng từ đợt hạn hán vừa qua. Giao thông vận tải có mức tăng cao nhất khi tăng 2,99% so với tháng trước, chủ yếu do hai đợt tăng giá xăng ngày 20/05 và 04/06, khi tăng tổng cộng 920VND/lít. Giá xăng giảm ngày 20/06 không tác động đáng kể đối với lạm phát tháng 6 vì CPI hàng tháng được tính từ ngày 20 tháng này đến ngày 20 tháng sau. Giá cả nhóm nhà ở và VLXD có mức tăng xếp thứ hai khi tăng 0,55%. Giá gas sinh hoạt giảm nhẹ 1.500VND/ bình 12kg vào đầu tháng 6 không bù đắp được tác động của việc tiêu thụ điện tăng do đợt nóng vừa qua đối giỏ CPI. So với cùng kỳ năm trước, CPI đã tăng 2,4% chủ yếu do mức tăng của giỏ chăm sóc sức khỏe (+26,4%), và thực phẩm – hàng ăn (+2,79%), trong khi giao thông vận tải vẫn giảm (-10,24% so với cùng kỳ). Số liệu CPI tháng 6 là một tín hiệu tích cực đối với dự báo lạm phát cả năm của chúng tôi trong bối cảnh giá hàng hóa giảm mạnh hôm nay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu ý dân về việc Vương Quốc Anh có ở lại EU hay không.
------------------------------
FPT: KQLN 5 tháng đầu năm bắt đầu cải thiện và chúng tôi kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Giữ KN MUA.
* CTCP FPT (FPT) vừa công bố KQLN 5 tháng đầu năm 2016, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 1.117 tỷ đồng (giảm 7% so với cùng kỳ), nhìn chung phù hợp với kỳ vọng và đạt 36% dự báo cả năm chúng tôi. Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA đối với FPT với giá mục tiêu 54.000 đồng (tổng mức sinh lời 36,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,9%) vì chúng tôi cho rằng tăng trưởng sẽ quay trở lại trong 6 tháng cuối năm 2016, trong khi việc thoái bớt vốn lĩnh vực phân phối và bán lẻ, mà chúng tôi cho rằng sẽ hoàn tất trong Quý 4/2016, sẽ là một yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.
* Trong tháng năm, biên lợi nhuận lĩnh vực xuất khẩu phần mềm (28% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) tiếp tục cải thiện so với Quý 1/2016 khi cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi dự báo biên lợi nhuận tăng sẽ hỗ trợ lợi nhuận trước thuế tăng trưởng cao hơn từ nay đến cuối năm nhờ các biện pháp tăng cường hiệu suất, cải thiện tại tại Slovakia và các biện pháp giảm chi phí như giảm ngân sách cho bộ phận back office. Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu phần mềm đạt tăng trưởng doanh thu 38% và lợi nhuận trước thuế 26%, thể hiện thành công trong việc mở rộng tại các thị trường nước ngoài.
* Tương tự KQLN 4 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế dịch vụ viễn thông (33% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) giảm 11% dù doanh thu tăng trưởng cao ở mức 26%. Như chúng tôi đề cập trước đây, điều này do 1/ Phân bổ chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP. Như chúng tôi đề cập trước đây, điều này là do 1/ Phân bổ chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP. HCM và Hà Nội; 2/ Các dự án quang hóa tại các thành phố khác; và 3/ Dự phòng tương đương 1,5% doanh thu viễn thông cho quỹ Viễn thông Công ích Việt Nam. Vì việc phân bổ chi phí liên quan đến các dự án tại TP. HCM và Hà Nội đến tháng 06/2016 sẽ hoàn tất, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận lĩnh vực này sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm.
* Lĩnh vực CNTT lỗ trước thuế 24 tỷ đồng trong khi 5 tháng đầu năm 2015 lãi 83 tỷ đồng nhưng cần lưu ý rằng việc ghi nhận là tùy thuộc theo tiến độ dự án và có nhiều biên động. FPT cho biết dự kiến hoàn tất phần lớn các dự án trong 6 tháng cuối năm trong khi năm 2015 thì phần lớn dự án được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm. Vì vậy, chúng tôi cho rằng kết quả lĩnh vực này sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm 2016.
* Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế lĩnh vực phân phối (15% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) giảm mạnh 40% do mất doanh thu từ MWG từ tháng 09/2015. Bán lẻ (7% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm), đóng góp ít hơn, không thể bù đắp được dù lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 37% so với cùng kỳ năm ngoái với 52 cửa hàng mới mở trong 5 tháng đầu năm.
------------------------------