CTCP FPT (FPT) [MUA +35,3%]
|
Cập nhật
|
Mục đích việc thoái vốn mảng Phân phối & Bán lẻ càng được nhận thấy rõ hơn sau quý 1 kém tích cực
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA đối với CTCP Tập đoàn FPT. Dù KQKQ quý 1/2016 khá thất vọng do mảng Phân phối giảm mạnh, tăng trưởng sẽ trở lại trong các quý còn lại khi ghi nhận them doanh thu từ các dự án IT, cũng như mảng Viễn thông sẽ không còn ghi nhận chi phí đầu cuối liên quan đến dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội bắt đầu từ nửa cuối năm 2016. Việc bán mảng Phân phối & Bán lẻ vẫn là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu, thương vụ có khả năng hoàn tất trong quý 4/2016, theo kỳ vọng của chúng tôi.
Mất đi khách hàng của mảng phân phối là nguyên nhân chính cho KQKD kém tích cực trong quý 1. LNTT mảng phân phối giảm 48% so với quý 1/2015, thấp hơn dự kiến của chúng tôi, khiến chúng tôi điều chỉnh giảm 24% LNTT của mảng này so với dự báo trước đây, và dẫn đến mức giảm 4% dự báo tổng LNST năm 2016. Mức sụt giảm này là vì MWG (Thegioididong) và FPT Retail bắt đầu nhập khẩu trực tiếp từ Apple kể từ tháng 09/2015, không còn thông qua FPT Trading.
Tăng trưởng mảng xuất khẩu phần mềm (SO) vẫn ở mức cao. Doanh thu tăng 42% trong khi LNTT tăng 18% so với quý 1/2015. LNTT tăng chậm hơn khi chi phí hoa hồng bán hàng được ghi nhận trong quý 1/2016, trong khi trong năm 2015 chi phí này được ghi nhận trong quý 2. Do đó, chúng tôi kỳ vọng biên LN sẽ dần cải thiện trong các quý kế tiếp khi các kế hoạch cải thiện hiệu quả công việc được đưa ra vào cuối năm 2015 (được đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi) sẽ dần thu được kết quả từ nửa cuối năm 2015, và chi nhánh Slovakia sẽ ghi nhận biên LN cao hơn sau khi tái cơ cấu trong năm 2015.
LN mảng dịch vụ viễn thông sẽ tăng trong nửa cuối năm 2016, khi ghi nhận hết chi phí đầu cuối của dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội. Trong quý 1/2016, doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng mạnh 28% so với quý 1/2015, trong đó doanh thu Băng thông rộng tăng 21%, chủ yếu là do tăng trưởng số lượng thuê bao. Tuy nhiên, LNTT của mảng này đã giảm 11% so với quý 1/2015 do 1) Chi phí liên quan đến giai đoạn dự án quang hóa tại TPHCM và Hà Nội vẫn được ghi nhận, 2) dự án quang hóa mới tại thành phố khác và 3) dự phòng tương ứng 1,5% doanh thu vào Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng lợi nhuận mảng Viễn thông sẽ trở lại mức tăng sau khi chi phí ghi nhận tại TPHCM và Hà Nội hoàn tất trong nửa cuối năm 2016.
Viễn thông và Xuất khẩu phần mềm có vị thế tốt để tiếp tục tăng trưởng mạnh. Chúng tôi dự báo hai mảng này sẽ đóng góp tổng cộng 78% LNTT của tập đoàn vào năm 2020. Giá cả cạnh tranh, tốc độ quang hóa nhanh chóng và đầu tư vào nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ tiếp tục củng cố thương hiệu Viễn thông FPT. Ngoài ra, việc mảng Xuất khẩu phần mềm xuất hiện trong ấn phẩm “Cool vendor in emerging market in 2016” (tạm dịch là ‘Các công ty ấn tượng từ các thị trường mới nổi trong 2016’) của Gartner cho thấy FPT đang được biết đến rộng rãi hơn trên toàn cầu, củng cố tăng trưởng mạnh và giúp đa dạng hóa danh mục khách hàng.
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây