Social Icons

.

[VCSC] Báo cáo tháng 02/2016 - Khởi đầu tích cực cho một năm Âm lịch mới

* VNI đảo chiều tăng trong tháng 2. 
* (Đã được chúng tôi đề cập trước đây…) Việc nâng trần sở hữu khối ngoại (FOL) bắt đầu được thực hiện?
* Kết quả kinh doanh tiếp tục tích cực.
* Thị trường cũng hưởng lợi từ cả sự tăng và giảm giá dầu thô.
* Khả năng tăng lãi suất của Fed theo đúng kế hoạch ban đầu là khá thấp.



VNI đảo chiều tăng trong tháng 2. VNI đã kết thúc năm Mùi Âm lịch giảm 6,6% tính từ đầu năm 2016 đến thời điểm gần Tết Nguyên đán, do ảnh hưởng từ các lo ngại từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay trước thời điểm trước Tết nguyên đán, VNI đã bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục với mức tăng khiêm tốn. Đà tăng này đã tiếp tục được duy trì sau kỳ nghỉ Tết kéo dài một tuần, và tính trong tháng 2, VNI đã tăng 2.6%. Dù tính từ đầu năm đến cuối tháng 2, VNI vẫn giảm 3,4% nhưng tâm lý nhà đầu tư và đà tăng đã cải thiện đáng kể so với thời điểm đầu tháng. Trong tháng 2, mức tăng của TTCK Việt Nam xếp thứ 10 trên thế giới. Argentina xếp ở vị trí đầu tiên trong khi cả Indonesia và Thái Lan cũng có đà tăng mạnh. Lo ngại từ Trung Quốc có vẻ như đã được thay thế bằng bởi sự lạc quan về khả năng giá dầu thô phục hồi trong năm nay.

(Đã được chúng tôi đề cập trước đây…) Việc nâng trần sở hữu khối ngoại (FOL) bắt đầu được thực hiện? Trong năm 2015, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là công ty duy nhất thực sự nâng FOL theo Thông tư 60 (TT60). Tâm lý từ các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng việc nới room có thể trì trệ vô thời hạn, nhưng dường như đã bắt đầu có một số tiến triển, tuy nhỏ nhưng đáng khích lệ. Trong tháng 2, CTCP Everpia (EVE), công ty sở hữu các thương hiệu chăn ga nổi tiếng ở Việt Nam, trở thành công ty thứ hai nâng FOL lên 100%; trong khi MBB cũng nâng FOL, từ mức 10% lên 20%; cuối cùng CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đã công bố nghị quyết HĐQT rút 7 ngành nghề kinh doanh ra khỏi điều lệ công ty, một bước đi được cho là mở đường cho việc nâng FOL. Dù đây chỉ là những bước tiến nhỏ, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều chuyển biến hơn trong thời gian tới.

Kết quả kinh doanh tiếp tục tích cực. Trong tháng 1, chúng tôi ghi nhận những tin tức tích cực về KQKD. Đối với các cổ phiếu không thuộc ngành dầu khí, xu hướng tiếp tục tháng 2. Các mã tiêu dùng vốn hóa lớn như VNM và MWG cũng như các công ty BĐS, NLG và KDH đều báo cáo KQKD tích cực trong khi VIC báo cáo kết quả bán hàng tốt, cho thấy câu chuyện về triển vọng kinh tế vẫn tiếp tục.

Thị trường cũng hưởng lợi từ cả sự tăng và giảm giá dầu thô. Diễn biến của VNI dường như phản ứng diễn biến giá dầu thô. Brent khởi đầu tháng mới với mức xấp xỉ 35USD/thùng sau đó giảm còn 30USD vào ngày 11/2. Trong thời gian này, giao dịch trên TTCK Việt Nam tỏ ra khá kém tích cực. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ Nga và Iran trong việc ổn định nguồn cung và kỳ vọng ngày càng lớn về khả năng tăng giá dầu thô vào cuối năm đã đẩy giá dầu thô về mức 37 USD vào cuối tháng 2. Khi TT hoạt đông trở lại sau Tết, nhu cầu cho các cổ phiếu đã gia tăng tương ứng với giá dầu thô. Mặt khác, thị trường cũng hưởng lợi từ đà sụt giảm của giá dầu thô trong thời gian qua do giá xăng bán lẻ, vốn có ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin người tiêu dùng Việt Nam, đã giảm 2 lần trong tháng 2, lần lượt là 4,7% và 6,5%.

Khả năng tăng lãi suất của Fed theo đúng kế hoạch ban đầu là khá thấp. Các chỉ số kinh tế đang có dấu hiệu chững lại tại Mỹ cũng như Trung Quốc và các nền kinh tế khác sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát và số liệu việc làm tại Mỹ trong thời gian tới, khiến hầu hết các chuyên gia kinh tế hạ thấp triển vọng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất theo đúng kế hoạch trong năm nay. Động thái này, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài ra khỏi Việt Nam, tương tự các thị trường mới nổi và cận biên khác.
 
Liên hệ nhân viên tư vấn