Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - Tâm lý hưng phấn giúp VNI vượt mốc 570 điểm - PVS, GTN

* Tâm lý hưng phấn giúp VNI vượt mốc 570 điểm
* Báo cáo cập nhật dành cho PVS: Lĩnh vực kinh doanh đa dạng hỗ trợ kết quả kinh doanh
* GTN: Công ty hàng tiêu dùng/nông nghiệp với chiến lược kinh doanh thuyết phục

VN Index
HN Index
Giá đóng cửa
570,2
79,3
   % 
1,5%
0,4%
   % YTD
1,9%
0,7%
   % YOY
-1,5%
-0,8%

Mã tăng (trần)
140 (1)
114 (1)
Mã giảm (sàn)
84 (0)
58 (7)
Không đổi
84
188

Tổng GTGD*
106,9
26,2
Mua cua KN*
16,6
1,4
Bán của KN*
10,5
0,8

GT vốn hóa**
50,16
6,81
P/E trượt 12 tháng
12,08
9,77
(*) triệu USD (**) tỷ USD


Tâm lý hưng phấn giúp VNI vượt mốc 570 điểm. Chấm dứt không khí trầm lắng phiên hôm qua, chỉ số VNI chốt phiên tăng 1,5%, tại mức 570,18 điểm với đà tăng trên diện rộng. Số mã tăng gần như gấp đôi số mã giảm với tỷ lệ 141:81.
Ba nhóm cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đợt tăng của thị trường là ngân hàng, hàng tiêu dùng, và bảo hiểm. Cả ba ngân hàng vốn hóa lớn là VCB (+2,5%), BID (+3,4%), và CTG (+1,7%) tăng mạnh nhờ tâm lý cải thiện. Trong nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng, VNM tăng 1,5% nhờ tin đồn về việc công ty đã hoàn tất thủ tục xin rút một số lĩnh vực kinh doanh. Đây là một bước tiến tích cực trong việc bãi bỏ tỷ lệ sở hữu tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài của VNM. Cũng với tâm lý này, MSN, cũng trong nhóm hàng tiêu dùng, tăng mạnh 1,5%. Ngoài ra, BVH, công ty bảo hiểm  lớn nhất Việt Nam, tăng 6,8% lên giá trần trong khi các mã nhỏ hơn như BIC (+6,3%) và BMI (+4,4%) cũng tăng mạnh.
Đáng chú ý, chỉ số Midcap đạt đỉnh tại mức 750,38 điểm, mức cao nhất kể từ khi được thành lập hồi tháng 02/2014. Đợt tăng gần đây được hỗ trợ bởi các ngành nhỏ hơn, như đường, với SBT (+0,4%), BHS (+3,8%), xây dựng, với CTD (+3,7%) và môi giới, với SSI (2,2%) và HCM (+0,3%).  
--------------------
Báo cáo cập nhật dành cho PVS: Lĩnh vực kinh doanh đa dạng hỗ trợ kết quả kinh doanh. Chúng tôi tăng nhẹ giá mục tiêu dành choTổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và giữ khuyến nghị MUA vì các lý do sau:
Giá dầu thấp, ảnh hưởng đến nhu cầu khảo sát địa chấn: Lĩnh vực khảo sát địa chấn và ROV có kết quả hoạt động đáng thất vọng khi lỗ trong Quý 4/2015. Nguyên nhân là do không có hợp đồng nào trong giai đoạn này do nhiều hoạt động thăm dò bị tạm ngưng trong bối cảnh giá dầu thấp.
… nhưng lĩnh vực dịch vụ Tàu kỹ thuật dầu khí (OSV), Dịch vụ căn cứ cảng, Vận hành và bảo dưỡng (O&M) đạt biên lợi nhuận cao hơn so với dự báo, cụ thể là cao hơn 200-600 điểm cơ bản so với dự báo của chúng tôi, lần lượt tại mức 12,4%, 21,9%, và 17% vì việc biên lợi nhuận giảm bởi tác động của giá dầu diễn ra chậm hơn so với dự báo do đó vẫn chưa được phản ảnh hoàn toàn trong những lĩnh vực này.
Việc hoàn tất các dự án ngoài khơi đã thúc đẩy biên lợi nhuận của lĩnh vực Cơ khí dầu khí: Biên lợi nhuận tăng gấp đôi trong năm 2015, hỗ trợ lợi nhuận cả năm và giúp bù đắp phần nào cho những lĩnh vực kinh doanh khác. Doanh thu lĩnh vực này chỉ đạt 84% dự báo của chúng tôi nhưng biên lợi nhuận tăng hơn gấp hai lần nhờ việc hoàn tất nhiều dự án ngoài khơi. Tính chung cả năm 2015, doanh thu và LNST đạt lần lượt 94% và 99% dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 12,6% dự báo KQLN 2016 vì việc điều chỉnh tăng nhẹ biên lợi nhuận gộp cho các lĩnh vực tàu kỹ thuật dầu khí, cảng dịch vụ dầu khí, vận hành và bảo dưỡng không bù đắp được phần điều chỉnh giảm lĩnh vực khảo sát địa chấn và ROV và cơ khí dầu. Luận điểm chính cho những giả định này (đã được đề cập trong báo cáo hồi tháng 01/2016) là KQLN 2016 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh của việc giá dầu giảm mạnh cuối năm 2015 và đầu tháng 01/2016.
Tuy nhiên, PVS có thể đạt tăng trưởng trở lại sau năm 2016 nếu giá dầu phục hồi. Chúng tôi điều chỉnh giả định giá dầu trong kịch bản cơ sở, với giá dầu trung bình đạt 40USD/thùng trong năm 2016 và sau đó mỗi năm tăng 10USD lên 60USD/thùng năm 2018 và duy trì tại mức này cho những năm sau (thay vì giữ nguyên mức 40USD/thùng trong suốt giai đoạn dự báo như giả định trước đây). Vì vậy, năm 2016 sẽ là năm cuối cùng PVS có sự sụt giảm mạnh trong lợi nhuận.
Dự án Lô B mang lại tiềm năng tăng trưởng chưa được phản ánh trong định giá. PVS sẽ là một trong những nhà cung cấp dịch vụ dầu khí đầu tiên hưởng lợi từ dự án này. Chúng tôi ước tính tổng vốn đầu tư cho dự án Lô B là 1,8 tỷ USD (xây dựng 1 giàn trung tâm và 35 giàn nhẹ), trong đó gần như tất cả đều hỗ trợ lĩnh vực cơ khí dầu khí của PVS. Tuy đến năm 2017 dự án này mới bắt đầu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho PVS, chúng tôi cho rằng tin tức công bố hợp đồng được ký kết sẽ giúp giá cổ phiếu tăng mạnh.
Định giá hấp dẫn. Tuy giá cổ phiếu hiện đang giao dịch với mức P/E dự phóng 1 năm khá hợp lý là 8,3 lần, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tiềm năng tăng vì: (1) Lợi nhuận của PVS có thể phục hồi theo giá dầu từ năm 2017 trở đi; (2) Tiềm năng tăng nhờ dự án Lô B vẫn chưa được phản ánh; và (3) Lợi suất cổ tức hấp dẫn, lên đến 7,8%. Tuy nhiên, do xung lực kỹ thuật còn bất lợi, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên chờ đợi trước khi mở vị thế mua. 
--------------------
GTN: Công ty hàng tiêu dùng/nông nghiệp với chiến lược kinh doanh thuyết phục. Chúng tôi vừa có chuyến thăm CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (HSX:GTN), tập đoàn đa ngành nghề với mục tiêu trở thành một công ty hang tiêu dùng. Chúng tôi đánh giá cao chất lượng quản lý của GTN và chiến lược xây dựng hệ thống tập trung vào hàng tiêu dùng bằng cách tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Theo đó, GTN sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn chuyển dịch, đòi hỏi tiếp tục huy động vốn, M&A, tái cơ cấu sau M&A, và thoái vốn khỏi các lĩnh vực ngoài cốt lõi. Vì vậy, nhà đầu tư cần xem xét không chỉ KQLN mà còn cả tài sản của công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Chiến lược của GTN bao gồm mua lại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng tiêu dùng có (1) Quỹ đất lớn để trồng trọt nguyên liệu hoặc chăn nuôi; (2) Sản phẩm tốt nhưng thương hiệu vẫn còn chưa được phát triển tốt; và (3) Quản lý điều hành kém hiệu quả. Không chỉ giúp công ty linh hoạt trong việc mở rộng công suất trong tương lai và nâng cao quy mô, việc sở hữu quỹ đất lớn còn giảm rủi ro đầu tư cho GTN vì đất có thể bị định giá thấp hơn so với thực tế trong quy trình cổ phần hóa. Sau khi mua lại, để phát triển các sản phẩm và hoàn thành chuỗi giá trị, GTN sẽ thực hiện một số biện pháp tái cơ cấu bao gồm quản lý tập trung, chuẩn hóa quy trình sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và nghiên cứu và phát triển, cũng như tổ chức lại và mở rộng hệ thống phân phối.
GTN bắt đầu thâm nhập lĩnh vực hàng tiêu dùng năm 2013, khi công ty mua lại 25% cổ phần (hiện đã tăng lên 35%) tại Ladofoods. Ladofoods, trước đây là một doanh nghiệp nhà nước, sở hữu 100% Vang Đà Lạt, là thương hiệu rượu hàng đầu tại Việt Nam. Các nỗ lực tái cơ cấu bắt đầu mang lại kết quả khi doanh thu của Ladofoods tăng trưởng 23%/năm trong hai năm qua.
GTN cũng sở hữu 95% cổ phần tại Vinatea, công ty trà lớn nhất Việt Nam, đồng thời mua lại 12% Vilico, là đơn vị sở hữu 51% Sữa Mộc Châu. GTN dự kiến sẽ tăng sở hữu tại Vilico trong thời gian tới. Vì phần lớn quỹ đất của cả Vinatea và Vilico đều nằm tại huyện Mộc Châu (miền Bắc), GTN dự kiến sẽ kết hợp các vùng trồng của Vinatea với trang trại bò sữa của Vilico, nghĩa là sử dụng chất thải từ trang trại cho vùng trồng trà hoặc sử dụng đất trống của Vinatea để chăn nuôi bò sữa.
Trong quá trình tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp/hàng tiêu dùng, GTN cũng sẽ thoái vốn khỏi tất cả các lĩnh vực kinh doanh không cốt lõi. Năm 2015, GTN đã thoái vốn khỏi các công ty titanium và đá granite.

GTN vừa mới hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, qua đó tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, TAEL Two Partners Ltd trở thành nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ sở hữu 20%. Ông Michael Louis Rosen, gần đây chuyển sang công tác tại GTN từ CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN), một doanh nghiệp nông nghiệp/thực phẩm đang phát triển khác, cũng tham gia vào đợt phát hành riêng lẻ và hiện sở hữu cổ phần 4% tại GTN.

--------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn