Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - VNI mất đà sau khi phiên tăng hôm qua – FDI, CPI – Vissan


* VNI mất đà sau khi phiên tăng hôm qua
* Vốn FDI tại Việt Nam có khởi đầu ấn tượng trong năm 2016
* Lạm phát tháng 3 tăng mạnh do tăng phí dịch vụ y tế

* Vissan: Định giá cao khi công ty con mảng thức ăn chăn nuôi của Masan trở thành nhà đầu tư chiến lược



VN Index
HN Index
   Điểm
570,7
80,2
   %
-0,7
-0,4
   % YTD
-1,4
0,3
   % YOY
0,6
-3,7

Mã tăng (trần)
98 (19)
88 (17)
Mã giảm (sàn)
136 (9)
134 (14)
Không đổi
78
170

Tổng GTGD, tr USD
119,7
25,8
Mua của KN, tr USD
9,5
2,2
Bán của KN, tr USD
10,7
1,5

GT vốn hóa, tỷ USD
51,39
6,92
P/E trượt 12 tháng
12,24
10,38

--------------------
VNI mất đà sau khi phiên tăng hôm qua. Sau khi giao dịch quanh ngưỡng 575 điểm gần như cả phiên sáng, chỉ số VNI mất đà và giảm điểm vào cuối phiên chiều. Chỉ số chốt phiên tại mức 570,7 điểm, giảm 0,7%. Tâm lý tiêu cực lan rộng toàn thị trường và gia tăng vào cuối phiên, với số mã giảm gấp 1,4 lần số mã tăng. Các mã vốn hóa lớn giảm mạnh nhất khi chỉ số VN30 giảm 0,6%, chủ yếu do GAS (-2,8%), VCB (-1,9%), và BID (-2,3%)
Tổng giá trị giao dịch tăng mạnh 19% lên 145,5 triệu USD với lực bán gia tăng vào phiên chiều. Khối ngoại chuyển sang bán ròng 0,5 triệu USD. Các mã được khối này mua mạnh nhất là BVH (0,5 triệu USD) và PVS (0,5 triệu USD) trong khi PVD (0,7 triệu USD) bị bán ròng mạnh nhất.
--------------------
Vốn FDI tại Việt Nam có khởi đầu ấn tượng trong năm 2016. Lượng giải ngân vốn FDI đã đạt 3,5 tỷ USD trong quý 1/2016, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015, phù hợp với dự báo cả năm 16 tỷ USD của chúng tôi. Kết quả này là vô cùng tích cực khi thường quý 1 được xem là quý thấp điểm của giải ngân FDI do dịp Tết Nguyên đán.
Vốn FDI đăng ký cũng ghi nhận kết quả ấn tượng khi có 4 tỷ USD được cấp phép trong quý 1, gấp đôi con số cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất tiếp tục là yếu tố dẫn dắt chính của tăng trưởng FDI khi chiếm tổng cộng 72%. Hàn Quốc vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư 889 triệu USD tính từ đầu năm. Lượng vốn FDI lớn đổ vào ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục củng cố cho quan điểm của chúng tôi về việc ngành này sẽ là trụ cột cho tăng trưởng GDP năm 2016.
--------------------

Lạm phát tháng 3 tăng mạnh do tăng phí dịch vụ y tế. CPI tháng 3 tăng mạnh 0,57% so với tháng 2, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2014. Do đó, tỷ lệ lạm phát tính từ đầu năm đạt 1,7% vào cuối tháng 3, so với con số  1,3% của tháng trước, trong khi tỷ lệ lạm phát trung bình trong 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1,25%.
Như đã dự báo, cơ chế tính giá mới của 1.800 loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nguyên nhân chính cho mức tăng mạnh của lạm phát tháng 3, khi nhóm dịch vụ y tế tăng mạnh 24%. Trong khi đó, giá cả của các nhóm khác, bao gồm thực phầm và hàng ăn đều giảm do tiêu dùng hạ nhiệt sau Tết Nguyên đán, cũng như việc giá xăng giảm mạnh trong kỳ tính CPI tháng 3.
Chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát vào cuối năm đạt 3,5%. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ theo dõi kỹ diễn biến của lạm phát vào những tháng tôi khi giá dầu thô đã bắt đầu phục hồi trong thời gian qua.
--------------------

Vissan: Định giá cao khi công ty con mảng thức ăn chăn nuôi của Masan trở thành nhà đầu tư chiến lược. Hôm nay đã diễn ra phiên đấu giá 14% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của Vissan, công ty chế biến thịt hàng đầu Việt Nam. Anco, công ty con được sở hữu 70% bởi CTCP Tập đoàn MaSan (HSX:MSN), đã thắng thầu khi mua lại được toàn bộ 11,33 triệu cổ phiếu với giá 126.000VND/cổ phiếu, tổng cộng 1.427 tỷ đồng.
Giá đấu thành công nêu trên tương ứng với định giá PER trượt là 94 lần cho Vissan. Chúng tôi cho rằng MSN sẵn sàng trả mức giá cao như vậy vì: (1) Khoản đầu tư này có thể là nền tảng để MSN thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị, đặc biệt nếu nó giúp MSN có được lợi thế khi tham gia vào các đợt thoái vốn của nhà nước trong tương lai; (2) Việc hợp tác với Vissan có thể giúp mảng thức ăn chăn nuôi của MSN tiếp cận dễ dàng hơn một lượng lớn khách hàng lớn (nông dân); và (3) MSN có thể đã nhận thấy Vissan có tiềm năng tạo ra giá trị lớn vì thương hiệu uy tín nhưng lại chưa được tận dụng tốt và mạng lưới phân phối toàn quốc lên đến 130.000 điểm bán lẻ.
Đối với Vissan, quá trình cổ phần hóa đã nhận được kết quả tốt hơn cả mong đợi khi nhận được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ nhà đầu tư tổ chức, và mức giá thắng thầu cao hơn so với giá khởi điểm gấp nhiều lần.
--------------------

 
Liên hệ nhân viên tư vấn