Social Icons

.

[VCSC] Cập nhật STB - [BÁN -25,7%] - Ảnh hưởng bởi dự phòng đã hạn chế tăng trưởng

Sacombank (STB) [BÁN -25,7%] 
Cập nhật 
Ảnh hưởng bởi dự phòng đã hạn chế tăng trưởng
   
* Chúng tôi giữ khuyến nghị BÁN dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với giá mục tiêu 8.100 đồng.
* Các vấn đề trên bảng cân đối kế toán sẽ cần nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo để giải quyết và khiến dự báo lợi nhuận gặp khó khăn.
* Sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam (PNB) khiến bảng cân đối kế toán và khoản mục lợi nhuận giảm mạnh.
* Giả định ngầm trong phương thức định giá của chúng tôi cho rằng STB đã qua giai đoạn khó khăn nhất và diễn biến trong tương lại phù hợp với các ngân hàng khác.
* Chúng tôi áp dụng tỷ lệ xóa nợ giả định khá lạc quan.
* Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu riêng lẻ (CAR) là 9,5% vào cuối năm 2015 khiến việc tăng vốn trở nên cấp bách, nhưng giá trị sổ sách trên cơ sở điều chỉnh năm 2015 chỉ đạt 6.257 đồng/CP khiến khả năng trở nên khó khăn.

Các vấn đề trên bảng cân đối kế toán sẽ cần nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo để giải quyết và khiến dự báo lợi nhuận gặp khó khăn. STB có bảng cân đối kế toán có nhiều vấn đề: số dư trái phiếu VAMC thuộc nhóm cao dẫn đầu so với các ngân hàng khác, lãi phải thu và khoản phải thu tăng mạnh, khoản cho vay khách hàng có thời gian đáo hạn kéo dài tăng cao trong vài năm qua và số dư dự phòng khá thấp. STB sẽ trở nên bận rộn trích lập dự phòng và xóa nợ trong vài năm tới, khiến việc dự báo trong bối cảnh này gần như không thể. Chúng tôi định giá dựa vào tỷ lệ P/B.
Sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam (PNB) khiến bảng cân đối kế toán và khoản mục lợi nhuận giảm mạnh. Con số nợ xấu chính thức chỉ là một phần của các vấn đề của STB, con số này đã tăng từ 1,2% lên 1,9%, ROE năm 2015 giảm còn 5,1% so với 10,2% năm 2014, dư nợ của khoản vay khách hàng chỉ tăng 8,5% so với mức tăng chung 17,5 của ngành và NIM (tỷ lệ lãi cận biên) năm 2015 giảm còn 3% so với 4,3% năm 2014. Khoản mục có nhiều vấn đề nhất bảng cân đối kế toán là lãi phải thu khi chỉ kết thúc năm 2015 với mức 6,1 lần so với mức trung bình của các ngân hàng chúng tôi theo dõi. 
Giả định ngầm trong phương thức định giá của chúng tôi cho rằng STB đã qua giai đoạn khó khăn nhất và diễn biến trong tương lại phù hợp với các ngân hàng khác. “Giai đoạn khó khăn nhất” trong bối cảnh này có nghĩa việc gia tăng tín dụng mới sẽ không tạo ra mức nợ xấu cao bất thường, ngân hàng sẽ tập trung giải quyết các vấn để trong quý khứ hơn là vấn đề mới. Tỷ lệ xóa nợ sẽ là yếu tố chính quyết định STB sẽ cần bao lâu để giải quyết xong gánh nặng nợ xấu.
Chúng tôi áp dụng tỷ lệ xóa nợ giả định khá lạc quan. Chúng tôi áp dụng kịch bản lạc quan với tỷ lệ xóa nợ cơ sở 25% so với mức xóa nợ xấu 41% giai đoạn 2009-2015.

Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu riêng lẻ (CAR) là 9,5% vào cuối năm 2015 khiến việc tăng vốn trở nên cấp bách, nhưng giá trị sổ sách trên cơ sở điều chỉnh năm 2015 chỉ đạt 6.257 đồng/CP khiến khả năng trở nên khó khăn. Đây cũng là một là lý do khiến chúng tôi không muốn định giá dựa trên dự báo lợi nhuận tương lai khi Ngân hàng gặp khó khăn trong tăng vốn và các trở ngại cho tăng trưởng tín dụng. Với việc STB đã bị tác động mạnh kể từ quý 3/2015, chúng tôi đã giảm giả định tăng trưởng khoản vay khách hàng từ 10% (được nêu trong báo cáo ngành ngân hàng tháng 12/2015) xuống còn 8%. 
 
Liên hệ nhân viên tư vấn