Social Icons

.

[VCSC] Cập nhật Vĩ mô - Hoạt động sản xuất chững lại do kỳ nghỉ lễ

* Lạm phát tăng cao nhất kể từ tháng 02/2014 vì cầu tăng vào dịp trước Tết
* Tăng trưởng tổng mức bán lẻ tiếp tục tích cực dù không bằng mức cao trong tháng 1
* Sản xuất công nghiệp chững lại, chủ yếu do dịp Tết
* Cán cân thương mại theo ước tính thặng dư khoảng 856 triệu USD trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,9% và kim ngạch nhập khẩu giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái
* Giải ngân FDI tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2
* Thặng dư thương mại và giải ngân FDI sẽ giúp tỷ giá ổn định trong Quý 1/2016
Chỉ số vĩ mô
T01/2016
T02/2016
CPI (%Δ so với cùng kỳ năm trước)
0,8
1,3
Tổng mức bán lẻ (%Δ so với cùng kỳ năm trước)
11,0
8,3
Sản xuất công nghiệp. (%Δ so với cùng kỳ năm trước)
5,9
7,9
PMI (điểm)
51,5
50,3
Cán cân thương mại (tỷ USD, lũy kế từ đầu năm)
0,8
0,9
Giải ngân FDI (tỷ USD, lũy kế từ đầu năm)
0,8
1,5
Lợi suất TPCP 5 năm (%)
6,6
6,4
VND/USD (tỷ giá liên ngân hàng)
22.230
22.300
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây (sử dụng địa chỉ email  KH đã đăng ký khi mở TK tại VCSC làm username và password)

Lạm phát tăng cao nhất kể từ tháng 02/2014 vì cầu tăng vào dịp trước Tết
* CPI tháng 02/2016 tăng 0,42% so với tháng 01/2016, và tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước (so với mức tăng 0,8% trong tháng 01/2016). Tiêu dùng tăng mạnh trước dịp Tết đã xóa di tác động của các đợt giảm giá xăng lên mặt bằng giá.
* Chúng tôi cho rằng xu hướng lạm phát tăng sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 3, chủ yếu do việc tăng phí dịch vụ khám chữa bệnh từ ngày 01/03.
Tăng trưởng tổng mức bán lẻ tiếp tục tích cực dù không bằng mức cao trong tháng 1
* Tăng trưởng tổng mức bán lẻ giảm xuống 8,3% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng trong tháng 01/2016 đạt 11% khi cầu tăng mạnh trước Tết Âm lịch. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn bằng mức cao nhất trong 5 năm qua, đạt được hồi năm 2015.
Sản xuất công nghiệp chững lại, chủ yếu do dịp Tết
* Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm mạnh 22,3% so với tháng một vì Tết Âm lịch khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước ngưng hoạt động một tuần. Tuy nhiên, PMI tháng 2 (chỉ số có điều chỉnh cho yếu tố mùa vụ) cho thấy điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam có sự cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, dù tốc độ chậm hơn.
Cán cân thương mại theo ước tính thặng dư khoảng 856 triệu USD trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,9% và kim ngạch nhập khẩu giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái
* Cán cân thương mại thặng dư dù tăng trưởng xuất khẩu giảm vì kim ngạch nhập khẩu giảm do dịp Tết Âm lịch. Chúng tôi cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ lấy lại đà tăng trưởng và giữ nguyên dự báo cả năm là kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 10% và thâm hụt thương mại 5 tỷ USD.
Giải ngân FDI tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2
* Giá trị giải ngân lên đến 1,5 tỷ USD trong hai tháng đầu năm, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái và phù hợp với dự báo cả năm của chúng tôi là 16 tỷ USD. Xin lưu ý rằng Quý 1 thường là thời gian thấp điểm cho hoạt động giải ngân đầu tư nước ngoài.
* Trong khi đó, FDI đăng ký tăng lên 1,9 tỷ USD, tăng 67,5% so với năm ngoái. Trong đó, 70% vốn được rót vào ngành sản xuất.
Thặng dư thương mại và giải ngân FDI sẽ giúp tỷ giá ổn định trong Quý 1/2016
* VND/USD (tỷ giá liên ngân hàng) mạnh lên 0,8% tính từ đầu năm đến nay. Chúng tôi cho rằng tỷ giá vẫn sẽ ổn định trong tháng 3 nhờ nguồn cung USD dồi dào.
* Vì vậy, chúng tôi dự báo VND có thể mạnh lên so với đồng euro và yen Nhật trong tháng 3 do Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn đang thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích nền kinh tế đang trì trệ. Điều này sẽ giúp giảm rủi ro cho các doanh nghiệp vay nợ nhiều bằng ngoại tệ, cụ thể các doanh nghiệp sản xuất xi măng (HT1) và điện (PPC và NT2).
 
Liên hệ nhân viên tư vấn