Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - Chỉ số VNMidCap và SmallCap vượt đà tăng của VN-Index - KDH, STK, CTG

* Chỉ số VNMidCap và SmallCap vượt đà tăng của VN-Index
* Tóm tắt Cập nhật vĩ mô tháng 2
* Tóm tắt Báo cáo cập nhật KDH: Nhiều lợi thế để tận dụng nhu cầu gia tăng trong bối cạnh tranh ngày càng gay gắt
* Tóm tắt Báo cáo cập nhật STK: Triển vọng phục hồi sản lượng không phản ánh đầy đủ giá trị định giá
* CTG: Việc sáp nhập với PGBank bị trì hoãn lần thứ hai

VN Index
HN Index
   Điểm
573,7
79,7
   % 
0,6%
0,5%
   % YTD
2,5%
1,2%
   % YOY
-0,9%
-0,4%

Mã tăng (trần)
129 (18)
113 (11)
Mã giảm (sàn)
85 (15)
87 (12)
Không đổi
97
193

Tổng GTGD*
97,2
22,3
Mua cua KN*
11,1
0,8
Bán của KN*
6,2
0,7

GT vốn hóa**
51,02
6,85
P/E trượt 12 tháng
12,15
9,81
(*) triệu USD (**) tỷ USD
--------------------

Chỉ số VNMidCap và SmallCap vượt đà tăng của VN-Index

* Chỉ số VNI tăng 0,57%,  tương ứng với 3 điểm đạt 573,65 điểm, trong đó mã cùng ngành đã có diễn biến trái chiều. Trong số các mã dầu khí lớn nhất TTCK Việt Nam, GAS (+2,5%) tăng mạnh trong khi PVD (-1,2%) giảm đáng kể. Nhóm ngân hàng cũng tương tự khi chỉ có mã dẫn đầu nhóm này VCB (+0,4%) chốt phiên trong sắc xanh, trong khi các mã khác như BID (-0,6%) và CTG (-1,2%) đều giảm.

* Trong khi đó, các chỉ số MidCaps và SmallCaps tăng lần lượt 0,86% và 0,76%. Trong số các mã vốn hóa trung bình, các mã cao su như DRC (+0,5%), CSM (+1,4%), và SRC (+3,6%) đều tăng. Các mã dệt may đã ít nhiều thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư khi có một số tên tuổi mới nổi bật tham gia thị trường. Tổng CTCP May Việt Tiến (VGG), thành viên xuất khẩu lớn nhất của VITAS (Hiệp hội dệt may Việt Nam), dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn UpCom vào ngày 10/03. Các mã dệt may xuất khẩu cũng diễn biến đầy ấn tượng. TCM tăng 3,3% nhờ thị trường tiếp tục kỳ vọng mã này sẽ tăng room khối ngoại. Ngoài ra, EVE cũng tăng 6% vì khối ngoại tiếp tục mua mạnh cổ phiếu này sau khi tăng room nước ngoài trong thời gian qua. Cũng với tâm lý tương tự, TNG tăng 1%.
--------------------
Tóm tắt Cập nhật vĩ mô tháng 2

Lạm phát tăng cao nhất kể từ tháng 02/2014 vì cầu tăng vào dịp trước Tết Âm lịch.

* CPI tháng 02/2016 tăng 0,42% so với tháng 01/2016, và tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước (so với mức tăng 0,8% trong tháng 01/2016). Tiêu dùng tăng mạnh do dịp Tết Nguyên Đán đã xóa di tác động của các đợt giảm giá xăng lên mặt bằng giá.

* Chúng tôi cho rằng xu hướng lạm phát tăng sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 3, chủ yếu do việc tăng phí dịch vụ khám chữa bệnh từ ngày 01/03.

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ tiếp tục tích cực dù không bằng mức cao trong tháng một

* Tăng trưởng tổng mức bán lẻ giảm xuống 8,3% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng trong tháng 01/2016 đạt 11% khi cầu tăng mạnh trước Tết Âm lịch. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn bằng mức cao nhất trong 5 năm qua, đạt được hồi năm 2015.

Sản xuất công nghiệp chững lại, chủ yếu do dịp Tết

* Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm mạnh 22,3% so với tháng một vì Tết Âm lịch khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước ngưng hoạt động một tuần. Tuy nhiên, PMI tháng 2 (chỉ số có điều chỉnh cho yếu tố mùa vụ) cho thấy điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam có sự cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, dù tốc độ chậm hơn.

Cán cân thương mại theo ước tính thặng dư khoảng 856 triệu USD trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,9% và kim ngạch nhập khẩu giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái

* Cán cân thương mại thặng dư dù tăng trưởng xuất khẩu giảm vì kim ngạch nhập khẩu giảm do dịp Tết Âm lịch. Chúng tôi cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ lấy lại đà tăng trưởng và giữ nguyên dự báo cả năm là kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 10% và thâm hụt thương mại 5 tỷ USD.

Giải ngân FDI tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2

* Giá trị giải ngân lên đến 1,5 tỷ USD trong hai tháng đầu năm, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái và phù hợp với dự báo cả năm của chúng tôi là 16 tỷ USD. Xin lưu ý rằng Quý 1 thường là thời gian thấp điểm cho hoạt động giải ngân đầu tư nước ngoài.

* Trong khi đó, FDI đăng ký tăng lên 1,9 tỷ USD, tăng 67,5% so với năm ngoái. Trong đó, 70% vốn được rót vào ngành sản xuất.

Thặng dư thương mại và giải ngân FDI sẽ giúp tiền đồng ổn định trong Quý 1/2016

* VND (tỷ giá liên ngân hàng) mạnh lên 0,8% tính từ đầu năm đến nay. Chúng tôi cho rằng đồng nội tệ vẫn sẽ ổn định trong tháng 3 nhờ nguồn cung USD dồi dào.

* Vì vậy, chúng tôi dự báo VND có thể mạnh lên so với đồng euro và yen Nhật trong tháng 3 do Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn đang thực hiện nới lỏng tiền tệ để kích thích nền kinh tế đang trì trệ. Điều này sẽ giúp giảm rủi ro cho các doanh nghiệp vay nợ nhiều bằng ngoại tệ, cụ thể các doanh nghiệp sản xuất xi măng (HT1) và điện (PPC và NT2).
--------------------
Tóm tắt Báo cáo cập nhật KDH: Nhiều lợi thế để tận dụng nhu cầu gia tăng trong bối cạnh tranh ngày càng gay gắt

Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu của KDH lên 24.500 đồng, tương ứng với khuyến nghị KHẢ QUAN.


* Nhu cầu cho nhà phố và villas tại TPHCM đã tăng mạnh trong thời gian qua với khối lượng giao dịch tăng 64% trong quý 4 2015 so với cùng kỳ, chủ yếu dẫn dắt bởi các dự án tại Quận 9, nơi tập trung quỹ đất của KDH. Hạ tầng cải thiên và cộng động dân cư liên tục mở rộng đảm bảo cho nhu cầu sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian ngắn sắp tới tại khu vực này.

* KDH có vị thề tốt để tận dụng nhu cầu gia tăng. KDH là à công ty tiên phong với vị thế đầu ngành, cũng như khả năng triển khai tốt tạo ra niềm tin cho người mua nhà. Quỹ đất của KDH nằm ở vị trí đắc địa tại quận 9 sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới, thu hút nhu cầu lớn từ phía người mua nhà.

* Áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng căng thẳng khi cung trên thị trường vượt nhẹ so với nhu cầu với tỷ lệ hấp thụ giảm 6 điểm phần trăm trong quý 4/2015. Các chủ đầu tư cũng đang chuyển đổi sang phân khúc cao hơn với khả năng sinh lời cao nhưng thanh khoản thấp hơn

* Sự chuyển đổi tạm thời sang phân khúc cao cấp sẽ gia tăng giá bị hàng bán trong ngắn hạn nhưng cũng giá tăng rủi ro thanh khoản. Giá trị nhà bán năm 2016 của KDH dự báo tăng mạnh 70% trong khi số lượng nhà bán không thay đổi nhiều khi chuyển sang phân khúc cao cấp với thanh khoản thấp hơn, cùng với áp lực cạnh tranh gia tăng. Dựa theo các dự án hiện đang triển khai, chúng tôi cho rằng việc chuyển sang phân khúc cao cấp chỉ là tạm thời, không phải là chiến lược dài hạn khi KDH sẽ tập trung trở lại vào các dự án phân khúc trung bình từ năm 2017 trở đi. Chúng tôi đánh giá cao động thái này khi nhu cầu của phân khúc này cao hơn nhiều so với phân khúc cao cấp.

* Việc thâu tóm BCI sẽ thúc đẩy triển vọng dài hạn, nhưng tác động ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng. KDH hiện đang có quỹ đất lớn nhất TPHCM (khoảng 800ha) sau khi thâu tóm BCI (57,3% cổ phần). Bước đi này là rất quan trọng đối với tăng trưởng tương lai của KDH khi giúp Công ty đa dạng hóa quỹ đất và các dòng sản sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi dự kiến sẽ cần đến một hoặc hai năm để KDH cơ cấu lại BCI và phát huy lợi thế của hai công ty.

* Tiềm năng cải thiện ngắn hạn chưa rõ ràng từ BCI ảnh hưởng đến giá mục tiêu của chúng tôi. KDH thực hiện phát hành quyền mua tỷ lệ 10:4 trong quý 4/2015 để tài trợ cho thương vụ thâu tóm BCI, làm gia tăng lượng cổ phiếu lưu hành và ảnh hưởng đến giá mục tiêu. Chúng tôi hiện đang định giá BCI theo giá thâu tóm, vốn xấp xỉ bằng giá trị sổ sách và giá trị vốn hóa. Đây là một biện pháp tiếp cận khá thận trọng  so với tiềm năng lớn của quỹ đất thuộc BCI.
--------------------

Tóm tắt Báo cáo cập nhật STK: Triển vọng phục hồi sản lượng không phản ánh đầy đủ giá trị định giá

Chúng tôi điều chỉnh giảm 27,4% giá mục tiêu dành cho CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) xuống 24.600VND và hạ khuyến nghị xuống KÉM KHẢ QUAN vì các lý do sau:

* Số lượng đơn hàng giảm mạnh vì khách hàng mong đợi giá bán sợi sẽ tiếp tục giảm. STK công bố KQLN sơ bộ 2015, trong đó doanh thu thuần đạt 1.035 tỷ đồng (tương đương 47 triệu đô Mỹ), giảm 29% so với năm 2014 và chỉ đạt 78% dự báo của chúng tôi. Sản lượng giảm chủ yếu do nhiều đơn hàng bất ngờ bị hoãn lại, nhất là trong giai đoạn 6 tháng cuối năm do khách hàng muốn được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu của sợi là hạt PET sẽ tiếp tục giảm.

* Sản lượng bán ra năm 2016 sẽ phục hồi phần nào khi các đơn hàng hoãn lại và các đơn hàng mới được thực hiện. Các đơn hàng không thể bị hoãn lại vô thời hạn vì các công ty dệt may phải tiến hành sản xuất cho mùa xuân và mùa hè. Sản lượng dự kiến cũng sẽ được hỗ trợ nhờ STK trong năm 2015 đã tìm được 56 khách hàng mới, với kế hoạch sẽ đem lại thêm những hợp đồng bán hàng cho năm nay.

* Tuy nhiên, nhu cầu thế giới chững lại, công suất dư thừa tại Trung Quốc tăng, và điều tra chống bán phá giá ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi này. Chúng tôi cho rằng sản lượng bán ra sẽ chỉ tăng tương đối 16,7% trong năm 2016, đạt 31.372 tấn trong khi giá bán trung bình dự báo sẽ giảm tiếp 9% do cạnh tranh gay gắt hơn và áp lực chi phí nguyên liệu đầu vào giảm.

* Lỗ từ chênh lệch tỷ giá khiến chi phí tài chính tăng mạnh 313%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. Trong đó chủ yếu là do 33 tỷ đồng lỗ ( tương đương 1,5 triệu đô Mỹ) chưa ghi nhận từ chênh lệch tỷ giá do tiền đồng Việt Nam mất giá 5,1% so với đồng USD và nợ bằng USD gấp ba lần so với năm 2014. LNST cả năm đạt 72 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2014 và chỉ đạt 74% dự báo của chúng tôi.

* Chúng tôi dự báo năm 2016, STK sẽ tiếp tục lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Chúng tôi cho rằng: (1) Tiền đồng Việt Nam sẽ trượt giá thêm 5% so với đồng USD trong năm 2016, kéo theo khoảng 30 tỷ đồng lỗ ( tương đương 1,3 triệu đô) chưa ghi nhân khi định giá lại nợ; và (2) Chi phí lãi vay sẽ tăng mạnh 2,6 lần để trả cho những khoan vay dành cho các nhà máy Trảng Bàng 3 và 4.

* Giá trị định giá là quá cao ngay cả khi tính cả triển vọng lợi nhuận 2016 phục hồi. Tại mức giá đóng cửa phiên hôm nay 29.200VND, STK đang giao dịch tại mức PE 18,9 lần với EPS trượt 12 tháng là 1.544VND, cao hơn nhiều so với PE trượt 12 tháng trung bình của các công ty cùng ngành là 12,5 lần. PE dự phóng năm sau là 17,3 lần trên cơ sở EPS dự phóng 2016 của VCSC là 1.689VND cũng là cao, cho thấy triển vọng phục hồi trong năm nay không phản ánh giá trị định giá cao của STK.
--------------------
CTG: Việc sáp nhập với PGBank bị trì hoãn lần thứ hai

* Kế hoạch sáp nhập Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) sẽ bị trì hoãn thêm một quý nữa, và do đó, các vấn đề sau sáp nhập như nợ xấu tăng và tỷ lệ lãi biên (NIM) giảm phải đến 6 tháng cuối năm 2016 mới phát sinh.

* Một đại diện của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho biết thương vụ CTG sáp nhập với PGBank sẽ được hoàn tất vào  Quý 2/2016. Đây là lần thứ hai thương vụ này bị trì hoàn vì kế hoạch ban đầu là sẽ hoàn thành trong năm 2015, và sau đó được kì vọng sẽ hoàn tất trong Quý 1/2016. Lý do của việc trì hoãn được chia sẻ là do một số khó khăn trong thủ tục hành chính.

--------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn