* PMI Việt Nam giảm xuống 50.3 điểm trong tháng 2 từ mức 51.5 trong tháng 1
* Tóm tắt báo cáo cập nhật VCB
- VNI +0.4% / +0,4% MTD / -3,0% YTD
- GT vốn hóa: 49,8 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 11,9x
- HNI +0.3% / +0,3% MTD / -1,3% YTD
- GT vốn hóa: 6,8 tỷ USD
- P/E trượt 12 tháng 9,7x
01/03/2016
|
29/02/2016
|
∆ %
| |
VN Index
|
561,6
|
559,4
|
0,4%
|
HN Index
|
79,0
|
78,7
|
0,3%
|
Tổng GTGD, triệu USD
|
121,7
|
114,8
|
6,0%
|
Mua/(Bán) ròng của KN
|
0,8
|
-1,1
|
-
|
% GD của KN trong tổng GTGD
|
7,9%
|
11,1%
|
-
|
--------------------
Đà tăng của các mã vốn hóa lớn bù đắp cho diễn biến kém tích cực của các mã ngân hàng
* Các chỉ số chính đã đóng cửa trong sắc xanh phiên hôm nay khi mức tăng của ngành tiêu dùng và dầu khí đã bù đắp cho mức giảm điểm của các mã ngân hàng. Công ty sữa hàng đầu Việt Nam - VNM - đã lấy lại số điểm giảm phiên hôm qua và trở thành mã đóng góp mức tăng nhiều nhất cho chỉ số. Tại thị trường quốc tế, giá dầu Brent tăng mạnh chạm mốc cao nhất trong ngày 37 USD/thùng sau khi lượng giàn khoan tại Mỹ chạm mức thấp nhất trong 7 năm. Đà tăng giá dầu thô đã đã ảnh hưởng tích cực đến các mã dầu khí khi GAS (+2,1%), PVD (+2,4%), PVT (+1%) và PVS (+0,7%) đều có mức tăng đáng kể.
* Ở chiều ngược lại, phần lớn các mã ngân hàng đều giảm, với các ngân hàng lớn như CTG (+0,7%) và VCB (+1,1%) đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, ngành này đã được hỗ trợ nhẹ từ mã vốn hóa trung bình, MBB. Với việc có được lượng mua ròng của khối ngoại nhiều nhất trong phiên hôm nay 2,4 triệu cổ phiếu, MBB có mức tăng ấn tượng 3,4%. Khi đóng cửa, VNIndex đã tăng 2 điểm (+0,4%) đạt 561,56 điểm.
--------------------
PMI Việt Nam giảm xuống 50.3 điểm trong tháng 2 từ mức 51.5 trong tháng 1
* Tuy nhiên chỉ số này vẫn nằm trên ngưỡng không đổi 50 điểm tháng thứ 3 liên tiếp, cho thấy tình trạng ngành sản xuất tiếp tục cải thiện nhẹ. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện giảm do sản lượng ngành sản xuất và lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 2 tăng chậm hơn so với tháng 1.
* Báo cáo PMI mới nhất một lần nữa nhắc đến quan ngại về áp lực của cầu thế giới chững lại lên ngành sản xuất hướng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng xu hướng tăng nhẹ trở lại của chỉ số PMI trong các tháng tới khi mà giải ngân FDI tính từ đầu năm đến nay vẫn khá mạnh (tăng 15% trong 2 tháng đầu 2016 so với cùng kỳ) và đơn đặt hàng mới từ khách hang nội địa sẽ tăng tốc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.
Ngoài ra, giá đầu ra vẫn đang trong xu hướng giảm do giá đầu giảm khiến cho giá đầu vào giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 tháng qua.
--------------------
Tóm tắt báo cáo cập nhật VCB
Chúng tôi giữ khuyến nghị KHẢ QUAN cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) với giá mục tiêu 46.000 đồng.
* Ban lãnh đạo VCB đã giữ đúng cam kết đặt ra trong ĐHCĐ thường niên 2015 khi có lượng bán nợ cho VAMC thấp nhất, 0,4% dư nợ so với mức 1,1% của CTG và 2,5% của BID. Con số này đạt được không nhờ việc gia tăng các khoản mục: khoản xóa nợ không liên quan tới nợ bán cho VAMC đối với tài khoản dự phòng cụ thể giữ ở mức 0,9% dư nợ, tương tự năm 2014. VCB cũng là ngân hàng quốc doanh duy nhất gia tăng dự phòng cụ thể đối với các khoản vay.
* Gần như hầu hết các thước đo chính trong mô hình định giá mà chúng tôi sử dụng trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng tháng 12/2015 diễn biến như dự kiến: NIM gia tăng, CIR giảm nhẹ, COF ở mức thấp nhất trong quý 4/2015 (và VCB là một trong số 4 ngân hàng có tỷ lệ này giảm so với quý 3/2015). Nợ xấu chưa dự phòng giảm xuống từ mức 0,8% trong quý 3/2015 còn 0,5% trong quý 4/2015. Chỉ có thu nhập ngoài lãi giảm trong quý 4/2015 do các hoạt động liên ngân hàng giảm.
* Chi phí dự phòng sẽ không còn là gánh nặng trong năm 2016: căn cứ trên dư nợ các khoản nợ nhóm 2-4, số dư tài khoản dự phòng cuối kỳ và các yếu tố kinh tế vĩ mô nói chung, chúng tôi cho rằng chi phí dự phòng sẽ giảm từ mức 1,6% trên tổng dư nợ trong năm 2015 còn 1,4% trong năm 2016, và về giá trị tuyệt đối sẽ tăng 6,7%.
* Tỷ lệ NIM và CIR cải thiệm sẽ dẫn dắt cho tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ: NIM dự kiến sẽ gia tăng nhờ vào lợi thế chi phí huy động vốn thấp (có xu hướng tích cực trong thị trường cạnh tranh gay gắt); sự tiếp tục gia tăng nắm giữ trái phiếu Chính phủ với NIM cao và gia tăng cho vay bán lẻ. CIR giảm trong năm 2015 và sẽ tiếp tục đà giảm do hoạt động tích cực của VCB trong các hoạt động liên ngân hàng và thu nhập ngoài lãi.
* Tăng trưởng cho vay sẽ cao trong năm nay, phù hợp với mức tăng trưởng GDP cao hơn, nhưng chúng tôi vẫn dự phóng mức tăng trưởng thấp hơn trong năm 2016: Chúng tôi dự phóng thận trọng và giả định mức tăng trưởng tín dụng 18,7% trong năm 2016, thấp hơn 19,7% năm 2015.
* Báo cáo tài chính quý 4 cho thấy KQKD 2015 lành mạnh nhất, thậm chí còn tốt hơn so với cổ phiếu ngân hàng khuyến nghị MUA duy nhất của chúng tôi là ACB. Các phân tích ngành ngân hàng cần đánh giá tình hình sức khỏe bảng cân đối kế toán theo một số tiêu chuẩn chung và với phương thức này VCB tiếp tục vượt trội trong tất cả các tiêu chí đánh giá. Tài khoản dự phòng cụ thể tăng từ 1,4% dư nợ khách hàng trong quý 3/2015 lên 1,5% trong quý 4/2015 và cao hơn 67% so với ngân hàng cao thứ hai trong danh mục chúng tôi. Dư nợ bán cho VAMC so với cho vay khách hàng cũng ở mức thấp nhất 0,9% so với ngân hàng thấp thứ hai ACB với 1,6%. Ngoài ra, cũng không có dấu hiệu nào về tái cơ cấu khoản vay. Do đó quan điểm về việc tiếp tục trích dự phòng cao năm 2016 sẽ càng nới rộng khoảng cách của VCB với các ngân hàng khác. Cho đến khi có các dấu hiệu ngược lại, chúng tôi vẫn giữ dự báo chi phí dự phóng 6.473 tỷ đồng (289 triệu USD) so với 6.068 tỷ đồng (271 triệu USD) năm 2015.
* Trong tương lai, các ngân hàng với nợ xấu thấp hơn và tỷ lệ CAR cao (hoặc tiếp cận tốt hơn đến thị trường vốn) sẽ tăng trưởng mạnh khi bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục tạo đà cho tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng trong tháng 1 luôn là phép thử cho khả năng “hấp thụ” tín dụng và dựa trên con số tháng 1/2016 là -0,2% so với -0,5% tháng 1/2015, chúng tôi cho rằng tăng trưởng năm 2016 sẽ cao hơn 2015. Quá trình tăng vốn thành công trong nửa đầu năm 2016 sẽ mang lại lợi thế lớn cho tăng trưởng trong nhiều năm tới. Suy cho cùng, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng luôn là một cuộc đua marathon đường dài.
--------------------