* Thị trường thử thách
ngưỡng 570 với sự thận trọng
* AAA: Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ mở rộng quy mô và thay đổi chính sách bán hàng
* Họp với GAS: Quy hoạch Điện 7 mới hỗ trợ tăng trưởng dài hạn
* MSN: GIC trở thành cổ đông lớn
* AAA: Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ mở rộng quy mô và thay đổi chính sách bán hàng
* Họp với GAS: Quy hoạch Điện 7 mới hỗ trợ tăng trưởng dài hạn
* MSN: GIC trở thành cổ đông lớn
HN Index
|
||
Điểm
|
570,9
|
80,4
|
% ∆
|
-0,2
|
0,1
|
% YTD
|
-1,4
|
0,5
|
% YOY
|
-0,8
|
-5,6
|
Mã tăng (trần)
|
110 (22)
|
90 (15)
|
Mã giảm (sàn)
|
106 (3)
|
108 (14)
|
Không đổi
|
96
|
194
|
Tổng GTGD, tr USD
|
94,9
|
23,4
|
Mua của KN, tr USD
|
9,9
|
0,2
|
Bán của KN, tr USD
|
8,3
|
0,0
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
51,33
|
6,94
|
P/E trượt 12 tháng
|
12,24
|
10,39
|
Thị trường thử thách ngưỡng 570 với sự thận trọng. Ngày hôm qua, chúng tôi đã lưu ý việc VN-Index đã thiết lập xu hướng vượt mốc 580 trong phiên sáng và giảm điểm vào phiên chiều trong vài ngày qua. Phiên hôm nay, xu hướng này đã không lặp lại khi VNI không thể vượt ngưỡng 580, chỉ thử thách mức thấp 570 điểm. Tâm lý thận trọng kéo dài từ phiên hôm qua khiến VNI giảm 0,8% để chạm mốc thấp nhất trong ngày 567,9 trong phiên sáng. Khi chỉ số hướng về ngưỡng hỗ trợ mạnh 565, lực cầu bắt đáy gia tăng giúp chỉ số không giảm sâu hơn. Các mã vốn hóa lớn diễn biến trái chiều với VNM (-1,5%), BID (-1,7%) và CTG (-1,2%) lấy đi của chỉ số 2,1 điểm, trong khi VCB (+0,9%), GAS (+1,1%) và VIC (+0,7%) giúp hỗ trợ chỉ số. Thị trường đóng cửa giảm 0,2% còn 570,9 điểm.
Các nhà đầu tư nước
ngoài chuyển sang vị thế mua ròng khi mua ròng với giá trị 1,8 triệu USD. Mã bị
bán ròng mạnh nhất là VIC (0,6 triệu USD) và MSN (0,5 triệu USD) trong khi HPG
(0,5 triệu USD) có lượng mua ròng lớn nhất. Tâm lý thận trọng khiến tổng khối
lượng giao dịch giảm 21% so với phiên hôm qua, đạt 118,3 triệu USD.
--------------------
--------------------
AAA: Triển vọng kinh
doanh tích cực nhờ mở rộng quy mô và thay đổi chính sách bán hàng.
Giá nguyên liệu giảm
khiến biên lợi nhuận suy giảm mạnh trong 2 năm qua. Biên lợi nhuận có xu hướng giảm dần và đang
duy trì ở mức thấp trong 2 năm qua do ảnh hưởng tiêu cực từ biến động giá
nguyên liệu. Do giá hạt nhựa nguyên liệu liên tục giảm, AAA đã phải điều chỉnh
giá bán trước áp lực của khách hàng để tiếp tục duy trì đơn hàng.
Thay đổi trong chính
sách bán hàng và quản lý hàng tồn kho cho phép giảm rủi ro giá nguyên liệu. Công ty mua nguyên liệu hàng tháng tùy theo
đơn hàng mà không tích trữ như trước đây. Báo cáo tài chính cho thấy số ngày
tồn kho bình quân đã thay đổi đáng kể, từ mức 71-74 ngày đã giảm còn khoảng 45
ngày trong năm qua. Đối với đầu ra, giá bán của các đơn hàng dài hạn được điều
chỉnh theo từng tháng với biên độ giao động +/-5%. Điều này cho phép Công ty
kiểm soát rủi ro tốt hơn, có thể giảm thiểu khả năng bị lỗ như trước đây, tuy
nhiên kèm theo đó tăng trưởng biên lợi nhuận gộp cũng sẽ bị hạn chế.
Đầu tư nhà máy mới tạo
động lực tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2017. Nhà máy số 6 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm nay
sẽ giúp tổng công suất của Công ty tăng đến hơn 75.000 tấn sản phẩm. AAA đang
hướng đến mục tiêu trở thành nhà sản xuất bao bì nhựa lớn nhất khu vực Đông Nam
Á.
Duy trì thị trường các
nước Châu Âu và cơ hội mới từ thị trường Nhật Bản. Xu hướng chi phí nhân công đang tăng ở Trung
Quốc đang mở ra cơ hội rất lớn để các công ty Việt Nam gia tăng lợi thế cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường Mỹ và Nhật. AAA dự kiến nhà máy số 6 (chủ yếu sản
xuất để bán cho thị trường Nhật) sẽ đóng góp khoảng 20% doanh thu trong năm
2016 và lên đến 50% kể từ năm 2018.
Chúng tôi ước tính sản
lượng năm 2016 đạt khoảng 45.600 tấn, theo đó doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng
20% và lợi nhuận sau thuế có thể đạt 66 tỷ đồng, tức tăng trưởng 65%. Với EPS
2016 ước đạt khoảng 1.270 đồng, EPS pha loãng là 845 đồng, cổ phiếu AAA đang
giao dịch với hệ số PE đạt 13.5 lần, PE pha loãng gần 20.4 lần và PB đạt 1.1
lần, lợi suất cổ tức đạt khoảng 4.1%. Download báo cáo đầy đủ.
--------------------
--------------------
Họp với GAS: Quy hoạch
Điện 7 mới hỗ trợ tăng trưởng dài hạn. Chúng tôi vừa có cuộc họp với ban lãnh đạo Tổng Công ty Khí
Việt Nam (GAS) và dưới đây là các nội dung chính của cuộc họp:
Ban lãnh đạo cho rằng
công ty sẽ bắt đầu có lãi từ khí bán cho các nhà máy điện trên bao tiêu khi giá
dầu phục hồi về mức 60USD/thùng. Chúng tôi ước tính lợi nhuận của GAS sẽ chạm
đáy trong năm nay và dần phục hồi trong các năm tới sau khi giá dầu tăng từ
40USD/thùng năm 2016 lên 60USD/thùng năm 2018.
Thủ tướng vừa thông
qua Quy hoạch Điện 7, trong đó công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí sẽ
tăng gấp ba trong 15 năm tới. Điều này sẽ mang lại tăng trưởng lớn cho GAS
trong dài hạn. GAS ước tính lượng khí tiêu thụ trong 10 năm tới sẽ tăng gấp
đôi.
Để đáp ứng nhu cầu lớn
này, Petro Vietnam sẽ đẩy mạnh phát triển Lô B và mỏ Cá Voi Xanh. Trong
khi đó, LNG sẽ cũng được nhập khẩu do triển vọng giá LNG khả quan. GAS đang
thương lượng với Tokyo Gas để lần đầu nhập khẩu 1-3 triệu tấn LNG đến cảng Thị
Vải tại Bà Rịa, Vũng Tàu. Nhập khẩu LNG dự kiến sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba
trong tương lai.
Ngoài nhu cầu của các
nhà máy điện khí, các khu công nghiệp cung cần thêm 50% khí từ nay đến năm
2020. Cụ thể, các khu công nghiệp Long Thành – Nhơn Trạch và Hiệp Phước sẽ là
đà tăng trưởng cho lượng khí tiêu thụ. Trong dài hạn, khí từ mỏ Cá Heo Xanh sẽ
giúp đẩy mạnh khí bán cho các khu công nghiệp.
KQLN Quý 1 của GAS có
thể không khả quan vì GAS và Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa hoàn tất thủ
tục áp dụng giá sàn cho các nhà máy điện trên bao tiêu. Chúng tôi hiện đưa ra
khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho GAS vì tác động tích cực từ mức sàn gần
đây đối với giá đầu ra bao tiêu dành cho nhà máy điện đã được phản ánh. Chốt
phiên hôm nay, cổ phiếu GAS giá 45.500VND/cổ phiếu, tương đương P/E trượt 10,2
lần.
--------------------
--------------------
MSN: GIC trở thành cổ
đông lớn. Theo hồ sơ của Sở
Giao dịch chứng khoán TpHCM (HSX), Orchid Capital đã thoái toàn bộ 6% vốn tại
MSN, tương ứng với 44,8 triệu cổ phiếu ngày 14/03/2016.
Trong khi đó, GIC, một
trong hai quỹ đầu tư quốc gia của Singapore, cũng báo cáo với HSX rằng đã mua
27,6 triệu cổ phiếu MSN ngày 14/03/2016 để nâng tổng số lượng cổ phiếu nắm nắm
giữ lên 37,9 triệu, tương ứng 5,1% cổ phần. Thông qua giao dịch này, GIC đã trở
thành cổ đông lớn của MSN. Theo quan điểm của chúng tôi, khoản đầu tư này của
GIC, vốn là một nhà đầu tư cơ bản với quan điểm dài hạn, phản ánh nền tảng tốt
hơn của MSN so với vài năm trước, cả về hoạt động kinh doanh và cơ cấu vốn.
Chúng tôi hiện đang
giữ khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 101.000 đồng đối với MSN, tổng mức sinh
lời 44,3%. Theo giá đóng cửa phiên hôm nay, MSN đang giao dịch với PER 21 lần
dựa theo dự báo của chúng tôi.
--------------------
--------------------