Social Icons

.

ACB [MUA +21,8%] - Sức mạnh từ nền tảng ngân hàng cốt lõi củng cố niềm tin vào ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) [MUA +21,8%]
Cập nhật 
Sức mạnh từ nền tảng ngân hàng cốt lõi củng cố niềm tin vào ACB
Chúng tôi công bố báo cáo với khuyến nghị MUA dành cho ACB nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu còn 21.800 đồng. 
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu do các giải pháp xử lý khoản nợ xấu của nhóm 6 công ty sẽ kéo dài hơn dự kiến. Chúng tôi đánh giá cao về các nền tảng kinh doanh cơ bản, nhưng thừa nhận đã tỏ ra quá lạc quan về tốc độ giải quyết khoản nợ xấu của nhóm 6 công ty. Việc tìm hiểu kỹ các thuyết minh trong báo cáo tài chính đã kiểm toán khiến chúng tôi có đánh giá thận trọng về giả định thu hồi tài sản thế chấp. Chúng tôi điều chỉnh giảm 54% giá trị sổ sách liên quan đến khoản thế chấp của nhóm 6 công ty, và giả định tỷ lệ thu hồi tiền mặt 30% của khoản chưa dự phòng/không có tài sản thế chấp, tương ứng với việc ACB sẽ cần ghi nhận thêm 1.605 tỷ đồng (72 triệu USD) trong vòng 3 năm qua.

Năm 2015 cho thấy sự cải thiện của hoạt động ngân hàng cốt lõi trong nhiều khoản mục tài chính. Số liệu nổi bật nhất là mức tăng vọt tỷ lệ  NIM (lãi cận biên) mạnh nhất so với các ngân hàng lớn (không tính đến trường hợp của EIB), tăng 30 điểm cơ bản đạt 3,1%. Sau 3 năm gặp khó khăn với chi phí dự phòng luôn trên 850 tỷ đồng (38 triệu USD) ACB vẫn có thể ghi nhận mức tăng trưởng LNST và LNTT 8% so với năm 2014, cũng như giảm tỷ lệ lãi dự thu.
Mặc dù thất vọng về diễn biễn kém tích cực so với kỳ vọng trong vấn đề 6 công ty, chúng tôi vẫn đánh giá cao việc xử lý rủi ro nhanh chóng của ngân hàng. Trong bối cảnh ngành ngân hàng luôn phải nhận diện những dấu hiệu từ bộ phận quản lý rủi ro nội bộ và hành động nhanh chóng với những rủi ro này. Chúng tôi nhận thấy điểm tích cực khi ACB đã nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu trong quý 1/2016.
Khoản tiền gửi và cho vay liên ngân hàng với các hai ngân hàng "0 đồng" được dự kiến sẽ giải quyết trong khoảng 5 năm. Khoản cho vay liên ngân hàng với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -  CB (400 tỷ đồng/18 triệu USD) sẽ được hoàn trả hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 với các khoản thanh toán bằng nhau trong các năm, do đó về mặt lý thuyết, khoản dự phòng cho khoản mục này sẽ được hooàn nhập trong thời gian tới. Chúng tôi sử dụng quan điểm thận trọng cho rằng khoản hoàn nhập dự phòng này sẽ được giảm tương ứng với việc giảm dư nợ gốc. Khoản thanh toán cho Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GP Bank (722 tỷ đồng/35 triệu USD) đang trong quá trình chuyển đổi thành trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi dự phóng tổng mức dự phòng của trái phiếu doanh nghiệp này sẽ là 141 tỷ đồng (6 triệu USD) trong vòng 5 năm tới.
Thị phần ngân hàng bán lẻ đặt ra câu hỏi thú vị về tình hình cạnh tranh trên thị trường. Cho dù việc sở hữu những khoản vay cá nhân/bán lẻ không hẳn là phương pháp để tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng chúng tôi vẫn chú ý đến thực tế là ACB có dư nợ cho vay cá nhân/bán lẻ nhỏ nhất trong các ngân hàng mà chúng tôi đang phân tích. Quy mô vẫn là một điều tương đối quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và do đó, các ngân hàng nhà nước sẽ chỉ lớn hơn theo thời gian. Chúng tôi tin rằng ACB vẫn có thể làm tốt trong bối cảnh này do thông qua việc khai thác một cơ sở khách hàng chất lượng cao và đánh giá đúng rủi rỏ tín dụng của khách hàng. Đương nhiên, mức độ rủi ro thực hiện có thể hơi cao hơn so với hiện tại.
Đầu tư cao trong lĩnh vực CNTT sẽ tiếp tục trong vài năm tiếp theo, do đó, tỷ lệ CIR sẽ ở mức trên 50%. Để cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với các Ngân hàng nhà nước có chi phí thấp hơn, ACB có kế hoạch đầu tư nhiều hơn trong các hệ thống CNTT nhằm tạo điều kiện cho khách hàng với các dịch vụ và giao dịch tự động . Độc giả có thể tự do nhận định về việc đầu tư vào CNTT, đây có thể là cuộc chơi về quy mô ( VCB đầu tư gấp 3-4 lần ACB vào CNTT) hoặc cuộc chơi cho đội ngũ quản lý nhanh nhẹn và sắc sảo (đội ngũ ACB tương đối trẻ và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực sự đẩy mạnh CNTT).


 
Liên hệ nhân viên tư vấn