Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - VNI biến động mạnh trong phiên đầu tiên của tháng 4 - PMI - MSN, PPC

* VNI biến động mạnh trong phiên đầu tiên của tháng 4
* PMI Việt Nam tăng nhẹ đạt 50,7 trong tháng 3/2016, từ mức 50,3 trong tháng 2/2016
* PMI Trung Quốc phục hồi trong tháng 3, tin tức tích cực đối với VND
* Tóm tắt báo cáo ĐHCĐ MSN
* PPC: KQLN sau kiểm toán tăng nhờ giảm ghi nhận lỗ từ chênh lệch tỷ giá cho HPPP

Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây

VN Index
HN Index
   Điểm
558,4
78,5
   %
-0,5
-0,7
   % YTD
-3,6
-1,9
   % YOY
3,6
-2,5

Mã tăng (trần)
72 (6)
75 (10)
Mã giảm (sàn)
158 (23)
124 (120
Không đổi
82
196

Tổng GTGD, tr USD
95,9
20,8
Mua của KN, tr USD
13,6
0,9
Bán của KN, tr USD
12,1
0,2

GT vốn hóa, tỷ USD
50,36
6,86
P/E trượt 12 tháng
11,97
10,18

--------------------

VNI biến động mạnh trong phiên đầu tiên của tháng 4

* Tâm lý tiêu cực kéo dài từ phiên hôm qua khiến chỉ số VNI phiên hôm nay liên tục biến động xung quanh mức hỗ trợ 560 điểm. Sau khi đạt mức cao nhất trong ngày 562,7 điểm 30 phút sau khi mở cửa, chỉ số VNI giảm xuống 558 điểm, sau đó tăng trở lại mức 560 điểm trước khi kết thúc phiên sáng. Việc công bố PMI tháng 3 đạt 50,7 điểm vào đầu phiên chiều cũng không hỗ trợ đáng kể cho thị trường  khi chỉ số VNI tiếp tục giảm và chốt phiên tại mức 558,4 điểm, giảm 0,5% và lần đầu tiên đóng cửa dưới mức 560 điểm kể từ ngày 19/02. VNI đã giảm 4,3% so với mức cao nhất 583,5 điểm trong phiên ngày 17/03. Lực bán tập trung vào các mã vốn hóa trung bình khi chỉ số VN-Midcap giảm 1,2% trong khi VN-30 và VN-Smallcap giảm lần lượt 0,6% và 0,4%.

* Tâm lý tiêu cực cũng được phản ánh với việc giá trị giao dịch giảm 25% so với phiên hôm qua, chỉ đạt 116,7 triệu USD. Ngay cả nếu không tính giao dịch thỏa thuận 14,1 triệu USD  của VIC phiên hôm qua, giá trị giao dịch vẫn giảm 17%. Trong khi đó, khối ngoại quay trở lại mua ròng trở lại trên cả hai sàn, với giá trị mua ròng nhẹ 2,2 triệu USD.
--------------------

PMI Việt Nam tăng nhẹ đạt 50,7 trong tháng 3/2016, từ mức 50,3 trong tháng 2/2016
* Số liệu này cho thấy ngành sản xuất Việt Nam có thêm một tháng cải thiện điều kiện kinh doanh. Báo cáo PMI Việt Nam mới nhất ghi nhận lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn, xuất phát từ nhu cầu khách hàng cao hơn.

* Dù lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam vẫn đang tăng trưởng trong phần lớn quý 1/2016, tốc độ này này thấp hơn nhiều so với quý 1/2015. Điều này có thể lý giải cho việc ngành sản xuất tính đóng góp ít hơn kỳ vọng vào tăng trưởng GDP trong quý 1 năm nay.

* Điểm tích cực là mức tốc độ tăng nhanh của đơn hàng xuất khẩu mới trong tháng 3, có thể báo hiệu cho sự gia tăng của tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng tới. Tăng trưởng xuất khẩu đã chững lại còn 4,1% trong quý 1/2016 so với quý 1/2015.
--------------------

PMI Trung Quốc phục hồi trong tháng 3, tin tức tích cực đối với VND

* PMI Trung Quốc trong tháng 3 đạt 50,2 điểm, so với con số 49 trong tháng 2. Đây là một thông tin được đón nhận tích cực sau 8 tháng sụt giảm liên tiếp. Trong khi có thể sự gia tăng này chỉ do tính chất mùa vụ, đây vẫn được xem là thông tin tích cực. Kết quả này là rất quan trọng đối với Việt Nam do sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc có thể hạ thấp khả năng phá giá đồng Nhân dân tệ của nước này, qua đó có thể giúp Việt Nam tránh được điều chỉnh tỷ giá tiền đồng VND. Tính từ đầu năm, đồng NDT và VND đã mạnh lên lần lượt 0,45% và 0,89% so với đồng USD.
--------------------

Tóm tắt báo cáo ĐHCĐ MSN

Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) tổ chức sáng nay. Kỷ niệm 20 năm thành lập, công ty đã dành một thời lượng lớn đại hội để trình bày chiến lược chủ chốt đã đưa công ty đạt được các thành tựu như ngày hôm nay, cũng như trình bày các mục tiêu của công ty trong tương lai, đó là xây dựng thương hiệu mạnh. MSN đang áp dụng chiến lược tương tự cho lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, vốn từ trước đến nay là một thị trường “hàng hóa”. Mảng kinh doanh này đến nay đã đạt được một số thành tựu với doanh thu tăng trên 25% trong Quý 1/2016 so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi là mảng này sẽ tăng tốc trong năm nay. Tuy nhiên, việc luân chuyển vốn của MSN trong thời gian qua khiến chúng tôi giảm dự báo thu nhập từ lãi và LNST. Dù vậy, chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị MUA dành cho MSN với giá mục tiêu 100.000VND/cổ phiếu.

* Kế hoạch doanh thu phù hợp với dự báo của chúng tôi. MSN có kế hoạch doanh thu 42.000-45.000 tỷ đồng trong năm 2016 so với dự báo 43.741 tỷ đồng.

* Kế hoạch LNST (+29-35% so với 2015) thấp hơn 20-24% dự báo của chúng tôi. MSN có kế hoạch cho LNST sau lợi ích CĐTS là 1.900-2.000 tỷ đồng trong năm 2016, so với dự báo trước đây của chúng tôi là 2.943 tỷ đồng. LN giả định trước lợi ích CĐTS có thể trong khoảng từ 3.600 – 3.800 tỷ đồng , với ước tính khấu trừ chi phí  lợi thế thương mại là 800 tỷ đồng trong năm 2016.

* Chúng tôi ghi nhận rằng sự chênh lệch của LNST là do ước tính thu nhập lãi vay cao hơn của chúng tôi. MSN đang có lượng tiền mặt khá dồi dào 1,1 tỷ USD tính đến ngày 31/01/2016, bao gồm số tiền 450 triệu USD còn lại sẽ được nhận từ Singha. Việc MSN phân bổ lượng tiền này thế nào (gửi ngân hàng dài hạn hoặc ngắn hạn) sẽ có tác động đáng kể đến KQLN năm nay. Thông qua chia sẻ của ban lãnh đạo, chúng tôi cho rằng dự báo thu nhập lãi vay trước đây cao hơn là do:

 • Hoạt động quản lý tiền của tập đoàn chuyển sang các tài sản có tính thanh khoản cao hơn. Cụ thể, MSN đã giảm các khoản phải thu từ các khoản vay dài hạn là 8.563 tỷ đồng và chuyển số tiền thành tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm tháng 1/2016. Mô hình định giá của chúng tôi trước đây vẫn ghi nhận mức phải thu này, mang lại mức thu lãi 12% so với 6-7% của tiền gửi ngắn hạn. Tính linh hoạt vốn cao hơn đối với các hoạt động M&A trong tương lai có thể là lý do cho động thái này. Tuy nhiên, chi tiết cho các khoản đầu tư kế tiếp không được công bố tại ĐHCĐ.

 • Đợt rót vốn thứ hai của Singha vào Masan Consumer Holdings trị giá 450 triệu USD sẽ được tiến hành trễ hơn dự tính. MSN kỳ vọng việc này sẽ được tiến hành vào quý 2/2016 thay vì Quý 1 theo thông báo trước đây. Vì vậy, trong báo cáo cập nhật này, chúng tôi giả định Singha sẽ rót vốn vào cuối quý 2/2016.

 • MSN vừa rồi đã chi 1.427 tỷ đồng để mua lại 14% cổ phần chiến lược của Vissan, công ty chế biến thịt hàng đầu Việt Nam. Với khả năng tăng tỷ lệ sở hữu qua các đợt thoái vốn sau cùa nhà nước, khoản đầu tư này giúp MSN tiến gần hơn với tham vọng hoàn thành chuỗi giá trị trong thị trường đạm động vật. MSN tiết lộ rằng công ty cũng sẽ tham gia vào thị trường chăn nuôi trong tương lai. Trong mô hình dự phóng, chúng tôi đang đưa khoản đầu tư này vào khoản đầu tư tài chính dài hạn, theo tỷ lệ sở hữu hiện tại. 

* Chúng tôi giảm dự phóng LNST 2016 xuống 19%. Điều này là vì dự phóng thu nhập tài chính 2016 giảm 865 tỷ đồng. Tuy vậy, điều này không ảnh hưởng nhiều đến định giá từng phần của chúng tôi, khi chỉ giảm 1% xuống 100.000 đồng vì định giá DCF cho Masan Consumer giảm nhẹ.

* ESOP cho 2015. Cổ đông đã thông qua việc phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP cho các quản lý cấp cao, thực hiện trong khoảng 2016 hoặc 4 tháng đầu năm 2017.
--------------------

PPC: KQLN sau kiểm toán tăng nhờ giảm ghi nhận lỗ từ chênh lệch tỷ giá cho HPPP

* Kiểm toán CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HPPP) đã điều chỉnh LNST  từ 13 tỷ đồng lên 391 tỷ đồng. Trước đó, trong báo cáo tài chính chưa kiểm toán, HPPP đã ghi nhận 100% lỗ từ chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay bằng USD cho năm 2015 vào năm này. Tuy nhiên, Bô Công Thương gần đây đã ban hạnh Văn bản số 3003 ngày 08/03/2016, yêu cầu ghi nhận các khoản lỗ này trong thời gian 5 năm thay vì toàn bộ trong năm phát sinh lỗ. Vì vậy, HPPP chỉ ghi nhận 233 tỷ đồng lỗ cho năm 2015 trong báo cáo kiểm toán và sẽ ghi nhận 397 tỷ đồng còn lại trong giai đoạn 2016-2019.

* Vì CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) nắm cổ phần 26% tại HPPP nên lợi nhuận sau kiểm toán của công ty cũng tăng 19,4% so với trước khi kiểm toán, lên 560 tỷ đồng.

* Ngoài ra, Deloitte Vietnam đã đưa ra ý kiến loại trừ đối với lợi nhuận sau kiểm toán của PPC, cho biết PPC lẽ ra phải ghi nhận thêm 95 tỷ đồng dự phòng dành cho khoản đầu tư vào Nhà máy Điện Quảng Ninh. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý là Ernst & Young Vietnam đã không đưa ra ý kiến loại trừ đối với báo cáo tài chính của REE năm 2015 dù công ty này có cổ phần 9% tại Nhà máy Điện Quảng Ninh và không ghi nhận khoản dự phòng nào cho nhà máy này trong năm 2015.

* Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị MUA dành cho PPC với tổng mức sinh lời 24%, bao gồm lợi suất cổ tức 8%. PPC hiện đang giao dịch tại mức P/E trượt 10,2 lần, trên cơ sở KQLN kiểm toán.
--------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn