* CTG: Tóm tắt báo cáo cập nhật
* GAS: Tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn
* DHG: KQKD quý 1/2016 phù hợp với dự báo. Khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG
* DPM: Đề xuất tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 4.000 đồng/CP; chiến lược đầy triển vọng từ năm 2016 trở đi
* DRC: KQLN Quý 1/2016 phù hợp với dự báo. Giữ KN PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
568,0
|
79,4
|
% ∆
|
0,0
|
-0,1
|
% YTD
|
-1,9
|
-0,7
|
% YOY
|
0,5
|
-4,7
|
Mã tăng (trần)
|
86 (17)
|
78 (9)
|
Mã giảm (sàn)
|
131 (15)
|
112 (17)
|
Không đổi
|
95
|
205
|
Tổng GTGD, tr USD
|
102,2
|
19,1
|
Mua của KN, tr USD
|
32,7
|
1,3
|
Bán của KN, tr USD
|
26,5
|
0,3
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
50,98
|
6,90
|
P/E trượt 12 tháng
|
12,19
|
10,25
|
VNI đi ngang sau đợt bán mạnh. Một ngày sau khi giảm 2%, chỉ số VNI giao dịch trong sắc xanh gần như cả phiên, nhưng chuyển sang sắc đỏ vào cuối phiên và đóng cửa giảm 0,25 điểm, tương ứng 0,04%, còn 568,03 điểm. VNI tiếp tục không diễn biến theo xu hướng chung của khu vực, vì đã không tăng mạnh phiên hôm qua và hôm nay không giảm mạnh tương ứng TTCK Trung Quốc. VNM (-2,2%) có phiên thứ hai liên tiếp là mã khiến chỉ số mất nhiều điểm nhất trong khi MSN (-2,2%) cũng ảnh hướng tiêu cực đến thị trường. VIC (+1,6%) và VCB (+0,9%) là các mã đóng góp nhiều điểm nhất khi VIC tiếp tục được nhà đầu tư trong nước mua mạnh, còn VCB tiếp tục được khối này mua ròng. Giá trị giao dịch hai sàn giảm 6,7% xuống 121 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng tổng cộng 7,2 triệu USD.
--------------------
CTG: Tóm tắt báo cáo cập nhật. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) với giá mục tiêu 18.700 đồng.
CTG có hướng đi sau giai đoạn khủng hoảng tốt hơn các ngân hàng cạnh tranh trực tiếp. Ngân hàng này vẫn đang gặp khó khăn trong việc tách khỏi sự liên hệ với một ngân hàng quốc doanh khác có cùng quy mô, nhưng các số liệu báo cáo trong vài năm qua đã cho thấy quản lý doanh nghiệp tốt hơn. So sánh các các tài sản có vấn đề giữa CTG và BID cho thấy giá trị tuyệt đối của khoản vay của CTG thấp hơn, chúng tôi đánh giá cao khả năng thu hồi của CTG.
Dư nợ cho vay lớn khiến cho CTG khó đạt được con số phần trăm tăng trưởng như các ngân hàng nhỏ hơn. Kế hoạch của CTG khá ấn tượng, với kế hoạch tăng trưởng cho vay bán lẻ khá cao, từ 35-40% trong năm 2016, đặc biệt vì dư nợ cho vay bán lẻ hiện nay trên con số tuyệt đối đạt 112 nghìn tỷ đồng (5,02 tỷ USD). Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ hơn với bảng cân đối kế toán tốt hơn đang bắt đầu đẩy mạnh mở rộng thị phần và đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh cho năm 2016.
Nợ xấu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến ngân hàng nhưng chúng tôi đánh giá cao việc cải thiện chất lượng tài sản. Thương vụ sáp nhập với PGBank (PGB) có khả năng là gia tăng nợ xấu khi nợ xấu của PGB đã tăng trong 6 tháng đầu năm 2015. Sau sáp nhập, CTG có khả năng sẽ đánh giá lại tài sản của PGB sử dụng tiêu chuẩn chặt chẽ hơn CTG, nên một số khoản nợ có thể bị xếp loại vào nhóm rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, quy mô của PGB là khá nhỏ so với CTG, với tổng tài sản chỉ tương đương 3,6% tổng tài sản của CTG. Theo quan điểm của chúng tôi, xóa nợ và bán cho VAMC vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện để xóa nợ xấu. Mặc dù khoản dự phòng trên bảng cân đối kế toán không cao, nhưng chúng tôi vẫn không quá lo ngại ở hiện tại. Một diễn biến tích cực là khoản lãi dự thu đã giảm từ 2,7% nợ nhóm 1 và Trái phiếu phi Chính phủ trong năm 2014 còn 2,1% năm 2015. Ngoài ta, CTG cũng rất tích cực thu hồi nợ, với 118% tăng trưởng thu nhập từ thu hồi nợ - mức cao thứ hai trong số các ngân hàng được chúng tôi theo dõi, chỉ thấp hơn mức 185% của ACB.
NIM giảm từ mức cao năm 2011 do cạnh tranh gay gắt của thị trường dẫn đến sự đồng nhất của NIM. NIM giảm do áp lực thị trường: đã có thêm sự cạnh tranh để thu hút huy động nhưng các ngân hàng phải duy trì lãi suất cho vay ổn định. Trong năm 2016, chúng tôi dự báo mức NIM thấp hơn do lãi suất huy động đang tăng dần trong thời gian qua và kể cả khi lãi vay tăng cho năm nay, chi phí vốn dự kiến sẽ tăng nhanh hơn lợi suất. Đối mặt với những áp lực này, CTG đang hướng đến các mảng có mức lợi suất cao hơn, đặc biệt là cho vay bán lẻ. Sẽ cần ít nhất 2 năm để NIM cải thiện khi khoản cho vay có lợi suất cao sẽ bắt đầu có tác động tới NIM sau giai đoạn đầu áp dụng lãi suất khuyến mãi
Gia tăng nguồn lực huy động là cần thiết cho tăng trưởng ổn định. Mảng cho vay mạnh với tăng trưởng khoản vay trong năm 2015 là 22,3% cao thứ hai trong danh mục các ngân hàng theo dõi, và cho vay bán lẻ có mức tăng 50%. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (LDR) năm 2015 là 86%, và tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho khoản vay trung/dài hạn là 35%; cả hai số liệu này đều ở gần mức giới hạn lần lượt 90% và 40% được quy định trong dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014. Nhằm cải thiện tính linh hoạt của CTG để duy trì tăng trưởng cho vay, cần phải gia tăng cả vốn huy động ngắn hạn và dài hạn trong những năm tới.
Tăng mạnh khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp là đáng chú ý. Khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2015 đã tăng 42%, khiến tỷ trọng đầu tư TPDN trong tổng tài sản sinh lãi tăng từ 6,1% lên 7,3%. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng mà chúng tôi theo dõi, với BID xếp thứ hai ở mức 3%. Phần lớn các TPDN ở Việt Nam không được niêm yết, do đó các ngân hàng phải phân loại và trích dự phòng tương tự khoản cho vay khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi thận trong khi các khoản TPDN quá hạn không được tính trong số liệu nợ xấu chính thức, và đầu tư vào TPDN sẽ làm gia tăng thêm tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho khoản vay trung/dài hạn.
Lợi nhuận sẽ tăng khiêm tốn trong năm 2016. NIM thấp hơn và chi phí dự phòng cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chúng tôi dự báo LNTT sẽ tăng 8,2% so với năm 2015, trong khi hai ngân hàng khác chúng tôi đánh giá cao là VCB và ACB dự báo sẽ tăng trưởng LNTT lần lượt 32,3% và 14,6%.
--------------------
GAS: Tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn. Chúng tôi điều chỉnh tăng 22% giá mục tiêu dành cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) lên 47.000VND và nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN.
Việc chúng tôi thay đổi phương pháp định giá ảnh hưởng đến giá mục tiêu. Chúng tôi tăng giai đoạn dự báo cho mô hình chiết khấu dòng tiền lên 10 năm thay vì 5 năm như trước đây, để phản ánh tiềm năng tăng trưởng dài hạn vào mô hình. Việc áp dụng thêm phương pháp định giá theo P/E cũng làm tăng giá mục tiêu.
KQLN 2016 sẽ giảm nhưng lợi suất cổ tức hấp dẫn. Chúng tôi dự báo KQLN 2016 sẽ giảm 23,4% vì GAS chỉ bắt đầu áp dụng cơ chế giá thị trường từ ngày 01/08/2015 đối với khí trên bao tiêu bán cho các nhà máy điện. Trước đó, giá khí được cố định tại mức cao. GAS cũng sẽ ghi nhận phần lỗ hồi tố còn lại (khoảng 30 triệu USD) từ khí trên bao tiêu năm 2016. Tuy nhiên, số dư tiền mặt của GAS và dòng tiền hoạt động mạnh khiến cổ phiếu này hấp dẫn về mặt cổ tức (lợi suất 7,9% năm 2015 và ổn định tại mức 6,8% từ 2016 trở đi).
Giá dầu phục hồi sẽ giúp lợi nhuận phục hồi theo từ năm 2017 trở đi. Chúng tôi dự báo LNST của GAS sẽ tăng 10%-13%/năm trong giai đoạn 2016-2020 với giá dầu Brent là 40USD/thùng năm 2016, tăng lên 50USD/thùng năm 2017, và 60USD/thùng từ 2018-2020. Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng này sẽ đạt đến 18%-20%/năm trong giai đoạn 2020-2015 nhờ sản lượng tăng mạnh cũng như giá dầu lên đến 70USD/thùng.
Phí vận chuyển khí đường ống Phú Mỹ-Nhơn Trạch sẽ góp phần kích thích. GAS vừa được nhà nước cho phép tăng phí vận chuyển của đường ống Phú Mỹ - Nhơn Trạch từ 0,15USD/MMBTU lên 0,52USD/MMBTU. Như vậy, lợi nhuận hồi tố có thể lên đến 66,2 triệu USD cho giai đoạn 2012-2014 và ước tính 22 triệu USD cho năm 2015, sẽ được ghi nhận vào bảng KQLN của GAS trong ba năm tới.
Nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện và khu công nghiệp sẽ giúp GAS tăng gấp đôi sản lượng bán ra trong 10 năm tới. Chính phủ vừa thông qua sửa đổi Quy hoạch Điện 7, theo đó tăng gấp ba lần công suất các nhà máy điện dùng khí trong 15 năm tới. Ngoài ra, lượng khí các khu công nghiệp tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 2,5 lần cũng trong giai đoạn này vì nhu cầu khí của các khu công nghiệp tăng do việc thay than bằng khí khô, và thay LPG bằng CNG để giảm ô nhiễm môi trường.
Việc thông qua giá sàn gần đây giảm bớt rủi ro giá dầu giảm mà không hạn chế tiềm năng tăng. Chính phủ đã thông qua mức sàn dành cho giá khí trên bao tiêu GAS bán cho các nhà máy điện, có hiệu lực từ ngày 09/01/2016. Mô hình chiết khấu dòng tiền của chúng tôi giả định giá dầu trung bình 40USD/thùng trong năm 2016. Nếu giả định giá dầu giảm 20USD/thùng trong giai đoạn dự báo của chúng tôi thì tổng mức sinh lời chúng tôi chỉ giảm xuống 7,9% trong khi giá dầu tăng 20USD/thùng sẽ khiến tổng mức sinh lời lên đến 20,1%.
--------------------
DHG: KQKD quý 1/2016 phù hợp với dự báo. Khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Doanh thu thuần tăng 22% trong khi LNST tăng 35% trong quý 1/2016 so với quý 1/2015, đạt lần lượt 22,7% và 22,3% dự báo của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng quý 1/2015 là mức cơ sở thấp với doanh thu thuần và LNST giảm lần lượt 8% và 5% so với quý 1/2014, do đó, tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ ở mức thấp hơn trong các quý còn lại.
Trong buổi họp trước thềm ĐHCĐ hôm nay, ban lãnh đạo cho biết kết quả này phù hợp với kế hoạch tăng trưởng 15% lợi nhuận cả năm, phù hợp với dự báo của chúng tôi.
Biên EBIT quý 1/2016 đạt 20,4%, cao hơn 91 điểm cơ bản so với quý 1/2015, nhưng thấp hơn 107 điểm cơ bản so với dự báo của chúng tôi. Biên LN gộp tăng mạnh 160 điểm cơ bản nhờ cải thiện cơ cấu danh mục sản phẩm, khi DHG đẩy mạnh doanh số các nhóm sản phẩm có doanh thu thấp/biên LN cao. Tuy nhiên, việc này bị bù đắp bởi chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) tăng mạnh, trong đó chi phí quảng cáo tăng vọt 71% trong khi chi phí cho nhân viên tăng 47% so với quý 1/2015. Chi phí quảng cáo đã quay trở về mức thông thường sau mức cơ sở thấp năm 2015, khi công ty tập trung nhiều hơn vào tái cơ cấu đội ngũ bán hàng thay vì quảng cáo trong năm 2015, trong khi chi phí nhân viên là do mức lương và chi phí hoa hồng cho nhân viên bán hàng và quản lý tăng, khi công ty đạt được mục tiều đề ra trong quý 1/2016.
Lợi nhuận cũng được hỗ trợ từ thuế suất thấp hơn do đóng góp từ nhà máy mới tăng. Thuế suất thực tế giảm từ mức 17% trong quý 1/2015 còn 11% trong quý 1/2016, so với giả định cả năm 12,5% của chúng tôi.
Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 71.500 đồng cho DHG (tổng mức sinh lời -11% bao gồm lợi suất cổ tức 4%). Chúng tôi sẽ xem xét lại các dự báo cho DHG, nhưng nhiều khả năng sẽ không có thay đổi đáng kể với giá mục tiêu, khi KQKD quý 1 nhìn chung phù hợp với dự báo của chúng tôi.
Ở mức giá hiện tại, DHG đang giao dịch với P/E 2016 12 lần, so với mức trung bình 14,9 lần của các công ty cùng ngành trong nước (TRA và IMP).
--------------------
DPM: Đề xuất tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 4.000 đồng/CP; chiến lược đầy triển vọng từ năm 2016 trở đi. Với KQKD ấn tượng năm 2015, DPM đã đề xuất nâng cổ tức tiền mặt năm 2015 từ 2.500 đồng/CP lên 4.000 đồng/CP, tương ứng lợi suất cổ tức 13,5% theo giá hiện tại. Cổ tức tiền mặt tạm ứng 2.500 đồng/CP đã được thanh toán trong tháng 12/2015 và 1.500 đồng/CP còn lại sẽ được thanh toán sau ĐHCĐ nếu đươc phê duyệt. Công ty cũng có kế hoạch duy trì mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 3.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 10%).
DPM cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thận trọng cho năm 2016 với doanh thu 9,1 nghìn tỷ đồng (404 triệu USD) và LNST 1,2 nghìn tỷ đồng (55 triệu USD), thấp hơn lần lượt 5% và 28% dự báo tương ứng của chúng tôi. Kế hoạch của công ty phù hợp với dự báo của chúng tôi khi DPM thường vượt kế hoạch đề ra khoảng 15-20% .
Cũng trong tài liệu ĐHCĐ, DPM cũng đưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035. Trong vòng 5 năm tới, DPM sẽ tiếp tục duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa vào hoạt động thành công nhà máy NPK trong năm 2017 và phát triển mảng kinh doanh hóa chất chuyên dụng khi đưa thêm nhiều dự án vào hoạt động. Giai đoạn 2021-2025, DPM có mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu và tăng LNST 5 lần so với giai đoạn 2016-2020, nhờ mảng kinh doanh hóa chất, dự kiến sẽ trở thành yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính khi mảng phân urê và NPK bão hòa.
Thị trường đã phản ứng tích cực với thông tin này khi giá cổ phiếu DPM tăng mạnh 3% hôm nay. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 36.300 đồng/CP (Tổng mức sinh lời 32% bao gồm lợi suất cổ tức 10%).
--------------------
DRC: KQLN Quý 1/2016 phù hợp với dự báo. Giữ KN PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố KQLN Quý 1/2016 với tăng trường khá mờ nhạt, trong đó doanh thu thuần đạt 746 tỷ đồng và LNST đạt 88 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này nhìn chung phù hợp với dự báo của chúng tôi vì lần lượt tương đương 21% và 20% dự báo cả năm do chúng tôi đưa ra. Quý 1 thường là mùa thấp điểm trong năm tài chính của DRC.
Giá bán trung bình giảm trong bối cảnh cạnh tranh tiếp tục gây áp lực đối với hoạt động của DRC trong khi lốp radial có biên lợi nhuận thấp, ảnh hưởng đến KQLN chung. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của sản phẩm này giảm từ 9% hồi Quý 1/2015 xuống -12% trong Quý 1/2016 do giá bán trung bình giảm 17% và thời gian khấu hao giảm từ 15 năm xuống 7 năm kể từ Quý 2/2015. Tuy nhiên, sản phẩm lốp radial của DRC có kết quả khá tích cực khi sản lượng tăng 40% trong Quý 1/2016 so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 26% doanh thu thuần, so với 22% Quý 1/2015.
Tuy giá bán trung bình giảm tương đối mạnh so với chúng tôi dự báo, KQLN Quý 1/2016 củng cổ quan điểm của chúng tôi đối với DRC là cạnh tranh về giá tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận. Chúng tôi sẽ đưa ra báo cáo chi tiết vào tuần tới sau khi diễn ra ĐHCĐ nhưng tạm thời giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho DRC với giá mục tiêu 47.200VND (tổng mức sinh lời 10%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%). Theo giá đóng cửa phiên hôm nay 44.700VND, DRC hiện đang giao dịch tại mức PER 2016 là 10 lần, so với trung vị các công ty khác trong ngành là 8,9 lần.
--------------------