* VNM đạt mức giá cao
nhất kể từ khi niêm yết, giúp VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp
* Báo cáo Cập nhật Vĩ mô: Tiêu dùng tăng mạnh nhưng sản lượng nông nghiệp sụt giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng
* CVT - Công suất đã sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh trong năm nay
* DMC: Công ty dược đầu tiên đề xuất bỏ room KN
* Báo cáo Cập nhật Vĩ mô: Tiêu dùng tăng mạnh nhưng sản lượng nông nghiệp sụt giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng
* CVT - Công suất đã sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh trong năm nay
* DMC: Công ty dược đầu tiên đề xuất bỏ room KN
VN Index
|
HN Index
|
|
Điểm
|
571,6
|
79,7
|
% ∆
|
0,7
|
0,5
|
% YTD
|
-1,3
|
-0,3
|
% YOY
|
4,3
|
-3,2
|
Mã tăng (trần)
|
130 (19)
|
109 (20)
|
Mã giảm (sàn)
|
86 (5)
|
79 (6)
|
Không đổi
|
96
|
206
|
Tổng GTGD, tr USD
|
100,8
|
21,8
|
Mua của KN, tr USD
|
12,5
|
1,1
|
Bán của KN, tr USD
|
7,6
|
0,9
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
50,93
|
6,86
|
P/E trượt 12 tháng
|
12,26
|
10,34
|
VNM đạt mức giá cao
nhất kể từ khi niêm yết, giúp VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VNI đã tăng ngày thứ 3 liên tiếp nhờ
sự hỗ trợ của VNM – mã đạt mức giá cao kỷ lục kể từ khi niêm yết. VNM tăng 2,9%
trong phiên hôm nay, đóng góp 2,4 điểm tăng cho chỉ số, mã này đã tăng 5,2% kể
từ khi công bố thông tin cổ đông đã thông qua kế hoạch rút 7 ngành nghề kinh
doanh, được các NĐT đánh giá là một động thái để chuẩn bị cho việc nới trần sở
hữu nước ngoài (FOL). VNM đã đóng cửa ở mức giá 141.000 đồng/CP, tăng 24% kể từ
ngày 22/01.
Thị trường cũng được
hỗ trợ từ đà tăng của GAS, khi tăng 2,6% hôm nay và tăng 9,2% trong 3 phiên gần
nhất , tương ứng với sự phục hồi của giá dầu thô toàn cầu. Các mã đóng
góp nhiều điểm tăng nhất khác bao gồm EIB (+2,9%), BVH (+1,0%) và CII (+5,4%).
VNI chốt phiên tăng 3,8 điểm, tương ứng 0,7% đạt 571,6 điểm, chỉ số này đã tăng
2,8% trong 3 phiên gần nhất.
Tổng giá trị giao dịch
không thay đổi nhiều trên cả 2 sàn khi đạt 122,6 triệu USD, trong đó khối ngoại
hòa chung vào tâm lý tích cực của thị trường khi mua ròng trong phiên hôm nay
với giá trị mua ròng 5,1 triệu USD.
--------------------
Báo cáo Cập nhật Vĩ mô:
Tiêu dùng tăng mạnh nhưng sản lượng nông nghiệp sụt giảm, ảnh hưởng đến tăng
trưởng.
Tăng trưởng GDP Quý 1
giảm xuống 5,46% so với mức 6,12% cùng kỳ năm ngoái do sản lượng nông nghiệp
bất ngờ sụt giảm.
Sản lượng ngành
nông-lâm-thủy-hải sản lần đầu sụt giảm trong 15 năm qua do tình trạng hạn hán
và nước mặn xâm lấn đã ảnh hưởng đến sản lượng tại Đồng bằng song Cửu Long, là
vựa nông sản chính của Việt Nam.
Trong khi đó, tăng
trưởng của lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo giảm sau khi tăng mạnh trong một
năm rưỡi qua. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ phục hồi
trong các quý tới do 6 tháng cuối năm là mùa cao điểm và các dự án từ nguồn
giải ngân FDI mạnh trong những tháng đầu năm cần có thời gian để đi vào hoạt
động.
Nhu cầu trong nước mạnh
mẽ là điểm sáng của nền kinh tế trong Quý 1. Lĩnh vực dịch vụ đạt tăng trưởng
quý 1 cao nhất kể từ năm 2011 trong khi hoạt động xây dựng tiếp tục tăng mạnh.
Vì vậy, chúng tôi vẫn
giữ quan điểm tích cực đối với tiêu dùng trong nước và ngành sản xuất. Tuy
nhiên, với việc ngành nông nghiệp bị sụt giảm sản lượng trong Quý 1 trong khi
khả năng phục hồi hoàn toàn còn chưa rõ ràng nên chúng tôi điều chỉnh giảm dự
báo cả năm xuống 6,6% từ mức 6,8% trước đó.
Lạm phát tháng ba tăng
như dự kiến do giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng theo quy định
CPI tháng ba tăng
0,57% so với tháng hai vì giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng mạnh 24%. CPI tăng
1,69% trong khi lạm phát trung bình Quý 1/2015 là 1,25%.
Chúng tôi cho rằng lạm
phát sẽ bình thường trở lại trong tháng tư, với giá xăng tăng là yếu tố chính
khiến giá cả tăng. Chúng tôi cho rằng CPI tháng tư sẽ tăng nhẹ 0,3% so với
tháng ba.
Thặng dư thương mại
ước đạt 776 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu Quý 1/2016 là 38 tỷ USD
(tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và kim ngạch nhập khẩu đạt 37 tỷ USD (giảm
4,8%).
Tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu tiếp tục thấp hơn so với tốc độ năm ngoái, phản ánh áp lực từ việc
cầu thế giới giảm trong khi tăng trưởng nhập khẩu chuyển sang âm vì nhập khẩu
máy móc, thiết bị giảm từ mức cao của cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, chúng tôi
cho rằng 6 tháng cuối năm tình hình sẽ cải thiện nhờ các dự án FDI mới. Đáng
chú ý, PMI tháng ba cho thấy số đơn hàng xuất khẩu mới tăng mạnh hơn.
Về cơ cấu thương mại,
điện thoại di động và hàng điện tử tiếp tục là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
tổng cộng chiếm đến 30% xuất khẩu của Việt Nam trong Quý 1/2016. Hàng điện tử
và linh kiện đã vượt qua máy móc thiết bị để chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhập
khẩu (17%). Hoa Kỳ vẫn là khách hàng lớn nhất cùa hàng xuất khẩu Việt Nam với
7,9 tỷ USD (chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu).
FDI khởi đầu năm 2016
đầy tích cực
FDI giải ngân đạt 3,5
tỷ USD trong Quý 1/2016, tăng 14,8% so với Quý 1/2015, phù hợp với dự báo cả
năm của chúng tôi là 16 tỷ USD. Đáng chú ý, Quý 1 là mùa thấp điểm của giải
ngân FDI do dịp nghỉ Tết Âm lịch.
FDI đăng ký cũng tăng
đầy ấn tượng với 4 tỷ USD được cấp phép trong Quý 1, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
72% vốn cam kết được đầu tư vào sản xuất. Hàn Quốc vẫn dẫn đầu về FDI trong số
các quốc gia với 889 triệu USD, trong đó 300 triệu USD là đầu tư bổ sung của
Samsung vào nhà máy tại Bắc Ninh.
VND mạnh lên 0,85% so
với USD trong Quý 1/2016, nhờ nguồn cung USD dồi dào
Cán cân thương mại
thặng dư trở lại cùng với đầu tư nước ngoài mạnh, đã giúp hỗ trợ tốt tỷ
giá trong bối cảnh NHNN thực hiện cơ chế tỷ giá mới và áp dụng cơ chế giao dịch
kỳ hạn khi bán USD cho các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, việc Fed
quyết định chỉ tăng lãi suất hai đợt thay vì bốn trong năm nay đã khiến chỉ số
USD giảm (chỉ số này giảm 0,4% trong Quý 1/2016), qua đó giúp giảm bớt áp lực
lên VND.
Chúng tôi dự báo tỷ
giá VND/USD sẽ tiếp tục ổn định quanh mức 22.300 trong tháng 4 trên thị trường
liên ngân hàng. Ngoài ra, kể từ ngày 31/03, NHNN không cho phép các ngân hàng
cho vay bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nhằm mục đích
đầu tư kinh doanh sản xuất (Thông tư 24), là một nỗ lực nhằm tiếp tục giảm đô
la hóa. Trong khi đó, chúng tôi cho rằng tình hình giải ngân vốn đầu tư nước
ngoài sẽ tiếp tục tích cực trong tháng 4.
--------------------
CVT - Công suất đã sẵn
sàng cho tăng trưởng mạnh trong năm nay.
Kết quả kinh doanh năm
2015 tăng trưởng khá tốt, đạt vượt 12% kế hoạch lợi nhuận. Doanh thu thuần đạt 680 tỷ đồng (+12% yoy) và
lợi nhuận sau thuế đạt 63 tỷ đồng (+23.6% yoy). Kết quả này chủ yếu là do CMC
có mức tăng trưởng sản lượng tốt (+15.5% yoy) nhờ gia tăng công suất và đóng
góp của dây chuyền mới đưa vào sử dụng trong năm.
Đẩy mạnh chiết khấu,
mở rộng hệ thống phân phối cho mục tiêu gia tăng thị phần. Tính đến Q1/16, CMC có hơn 110 đại lý khắp cả
nước, tức đã tăng trưởng hơn 10% so với thời điểm cuối năm ngoái. Với phương
thức gia tăng mạnh tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý trong năm 2015 và dự kiến sẽ
tiếp tục duy trì chiến lược này trong năm nay, CMC đang cho thấy rõ quyết tâm
mở rộng thị trường tiêu thụ tương ứng với công suất sản xuất mục tiêu là 20
triệu m2 đến năm 2017.
Sẽ tái khởi động kế
hoạch tăng vốn điều lệ tài trợ cho dự án mới. CMC đã xây dựng kế hoạch phát hành vốn tài trợ cho dự án mới từ
năm 2015 nhưng bị trì hoãn chưa thực hiện. Cụ thể, CMC dự kiến sẽ phát hành
19.2 triệu cổ phiếu với giá phát hành là 15.000 đồng hoặc khoảng 70% giá thị
trường tại thời điểm phát hành. Kế hoạch tăng vốn này nhằm tài trợ cho dự án mở
rộng nhà máy CMC2 với tổng số vốn đầu tư là 481.4 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ
dự kiến tăng thêm là 192 tỷ, phần còn lại sẽ dùng từ nguồn thặng dư và vốn vay.
Dự án mới, với công suất tăng thêm là 4.2-5 triệu m2 gạch granite sẽ nâng tổng
công suất sản xuất của CMC từ 15 triệu m2 hiện tại lên đến 20 triệu m2 trong
năm 2017.
Chúng tôi ước tính CMC
có thể đạt mức tăng trưởng doanh thu 26.8% trong năm nay do sản lượng tiêu thụ tăng mạnh 44%. Tuy
nhiên, tỷ lệ chiết khấu cao hơn sẽ khiến biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm, đồng
thời chi phí lãi vay sẽ tăng cao hơn năm trước cũng tác động đến tăng trưởng
lợi nhuận sau thuế. Chúng tôi không đưa kế hoạch phát hành và dự án mới vào mô
hình dự phóng.
EPS năm 2016 ước đạt
3.522 đồng/cp, tương ứng tăng 18.6% so với năm trước. Tại mức giá đóng cửa ngày
06/4/2016, cổ phiếu CVT đang giao dịch tại mức P/E là 6.5 lần và P/B là 1.2
lần. Mức P/E này khá tương đồng với mức bình quân ngành hiện tại là 6.6 lần.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý tác động pha loãng EPS trong trường hợp CMC
thực hiện kế hoạch tăng vốn. Vui lòng xem báo cáo chi tiết tại đây.
--------------------
DMC: Công ty dược đầu
tiên đề xuất bỏ room KN.
Ngày hôm qua, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) đã công bố nghị quyết
HĐQT. Theo đó, tại ĐHCĐ sắp tới công ty sẽ xin ý kiến cổ đông về hai vấn đề
chính là (1) Điều chỉnh lại điều lệ doanh nghiệp; và (2) Bỏ tỷ lệ sở hữu tÐi đa
cho nhà đầu tư nước ngoài.
Các ngành đề xuất sửa đổi
|
Sửa đổi/Bỏ/Thêm
|
Bán
buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
|
Sửa đổi
|
Bán
lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
|
Sửa đổi
|
Bán
buôn thực phẩm
|
Sửa đổi
|
Bán
buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
|
Sửa đổi
|
Kinh
doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê
|
Bỏ
|
Kho
bãi và lưu trữ hàng hóa
|
Thêm
|
Đây được cho là lý do
khiến giá cổ phiếu tăng mạnh hơn 80% từ đầu năm đến nay. Đây cũng là một việc
chưa có tiền lệ trong lĩnh vực dược phẩm vì theo quy định của Việt Nam, các
doanh nghiệp nước ngoài không được phép phân phối các sản phẩm dược. Để các
điều chỉnh này được thông qua, DMC phải được 75% số quyền biểu quyết có mặt tại
ĐHCĐ chấp thuận.
DMC là công ty dược
phẩm lớn thứ ba Việt Nam với giá trị vốn hóa 90 triệu USD. Cơ cấu cổ đông khá
tập trung, trong đó CFR (Abbott) sở hữu 45,9% và SCIC 34,7%, còn Deutsche Bank
và Viet Capital AM mỗi bên nắm giữ trên 4%. Thế mạnh của DMC là các sản phẩm
thuốc gốc đặc trị (tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa) với giá thấp hơn
30%-40% so với thuốc có bản quyền. Vì vậy, kênh bệnh viên chiếm tỷ trọng đáng
kể trong cơ cấu doanh thu của công ty (30% năm 2014).
Tại mức giá đóng cửa
phiên hôm nay, DMC hiện đang giao dịch với PER trượt 12 tháng 14,2 lần, so với
13,6 lần của DHG và 16,3 lần của TRA.
--------------------