Social Icons

.

[VCSC] Vietnam Today - VNI giảm nhẹ khi mất đà tăng vào cuối phiên - BID, HT1, PVD, TCB

* VNI giảm nhẹ khi mất đà tăng vào cuối phiên
BID: Ghi nhận từ ĐCHĐ – Không che giấu việc điều hành với sức ép lên mục tiêu tăng trưởng
* HT1: Ghi nhận từ ĐHCĐ
* PVD: Đợt tăng giá dầu thô thời gian qua không hỗ trợ nhiều cho KQKD 2016. Có khả năng điều chỉnh giảm định giá
* TCB: ĐHCĐ tập trung vào tăng trưởng hơn là giải ngân tiền mặt

Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây


VN Index
HN Index
   Điểm
591,6
80,9
   %
-0,2
0,0
   % YTD
2,2
1,2
   % YOY
4,6
-2,0

Mã tăng (trần)
130 (20)
107 (16)
Mã giảm (sàn)
118 (14)
105 (14)
Không đổi
91
183

Tổng GTGD, tr USD
139,2
30,2
Mua của KN, tr USD
20,5
0,5
Bán của KN, tr USD
20,1
0,5

GT vốn hóa, tỷ USD
53,16
7,02
P/E trượt 12 tháng
10,29
8,39


--------------------
VNI giảm nhẹ khi mất đà tăng vào cuối phiên

* Chỉ số VNI phiên hôm nay diễn biến với một kịch bản đã trở nên quen thuộc trong thời gian qua. Chỉ số tăng điểm khi mở phiên và vượt được ngưỡng kháng cự nhưng sau đó giảm trở lại và chốt phiên giảm điểm nhẹ. Tuy nhiên, mặt tích cực là ngưỡng kháng cự hiện là 600 điểm thay vì mức 580 điểm. Chỉ số VNI thực tế đã vượt trên 601 điểm trong giờ giao dịch đầu tiên và mang sắc xanh trong gần như cả phiên. Tuy nhiên, chỉ số này chốt phiên giảm 0,9 điểm, tương ứng 0,15%, còn 591,58 điểm vì nhà đầu tư đang bắt đầu thận trọng khi chỉ số tăng tổng cộng 4,3% trong hai phiên gần nhất. Dù VNI giảm nhẹ nhưng số mã tăng vẫn nhiều hơn số mã giảm, với tỷ lệ 130:118. VIC (-3,7%), GAS (-2,4%) và VNM (-0,7%), sau khi tăng vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước đã giảm điểm, lấy đi nhiều điểm giảm nhất của chỉ số. Trong khi đó, nhóm ngân hàng tiếp tục tăng với BID (+2,9), CTG (+1,8), và VCB (+0,4) dẫn đầu về số điểm tăng đóng góp.

* Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn  tăng 4,6% đạt 159 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng nhẹ 0,4 triệu USD.
--------------------

BID: Ghi nhận từ ĐCHĐ – Không che giấu việc điều hành với sức ép lên mục tiêu tăng trưởng

Chúng tôi đã tạm hoãn khuyến nghị cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) kể từ ngày 18/02/2016, trong khi chờ đợi báo cáo kiểm toán của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG), và bây giờ là chờ đợt kết quả thảo luận của nhóm 10 ngân hàng chủ nợ hiện đang cho HAG vay, cũng như động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về tái cơ cấu khoản nợ này.

* ĐHCĐ năm 2016 của BIDV cho thấy cái nhìn sơ bộ về nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành ngân hàng. 4 chủ đề chính chính là 1) quyết tâm của Chính phủ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% thể hiện bằng việc giao cho BIDV mức tăng trưởng tín dụng mạnh 18-20%; 2) Các ý tưởng của NHNN như dự thảo sửa đổi TT36/2014 hoặc Basel II sẽ không dễ được ban hành với các sửa đổi hiện tại hoặc trong khoảng thời gian gần do vấn đề trong chủ đề (1); 3) nhiều NĐT bắt đầu nhận thức được rằng những năm tiếp theo của năm có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ luôn có ảnh hưởng hai mặt: một mặt là tài sản sinh lời lớn hơn, mặt còn lại việc phải thực hiện tái cấp vốn hoặc giảm cổ tức tiền mặt; 4) gia tăng sự hiện hiện của Chính phủ trong việc điều hành chính sách hoạt động của BIDV.

* Kế hoạch tăng trưởng tín dụng và sự tương quan của nó với mục tiêu tăng trưởng GDP 2016 là sự phản chiếu của kết quả GDP kém tích cực trong quý 1, và quyết tâm của Chính phủ sử dụng tăng trưởng tín dụng để bù đắp cho các phân khúc yếu của nền kinh tế. BIDV cho biết cho vay cá nhân/bán lẻ và doanh nghiệp SME (DN vừa và nhỏ) sẽ là điểm sáng trong năm 2016, mặc dù cùng cần lưu ý rằng tăng trưởng khoản vay cá nhân/bán lẻ của BIDV trong năm 2015 là 40%, thấp hơn mức 50% của VCB cũng như CTG. Điều cần lưu ý khác là BIDV hiện đang có dư nợ cho vay cá nhân/bán lẻ lớn nhất trong số tất cả các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Chi tiết về kế hoạch tăng trưởng cho vay cá nhân/bán lẻ năm 2016 không được công bố.

* Mục tiêu cải tổ hệ thống ngân hàng của NHNN phải nhường sự ưu tiên cho tăng trưởng tín dụng. ĐHCĐ cũng đề cập đến vấn đề tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn hiện tại của BIDV đạt 37%, khá gần mức trần 40% trong dự thảo sửa đổi TT36/2014. BIDV cho biết việc NHNN hạ mức này xuống 40% là một động thái hợp lý nhưng cần được thực hiện dựa theo khung thời gian phù hợp cùng với nỗ lực của NHNN để mở rộng nguồn vốn huy động trung và dài hạn. BIDV cho biết đã cùng với các ngân hàng khác đã đề xuất dời lại thời gian hiệu lực của dự thảo sửa đổi này. BIDV cho biết với con số CAR hợp nhất và chưa hợp nhất năm 2015 đạt lần lượt 9,81% và 9,01%, con số 9,01% chỉ vừa hơn mức tối thiểu 9% được NHNN quy định. Kể cả khi kế hoạch tăng vốn năm 2016 (được giải thích chi tiết hơn bên dưới) được thực hiện thành công, BIDV cũng sẽ chỉ đạt mức “trên 9%”  vào cuối năm 2016. Với việc BIDV là ngân hàng niêm yết lớn nhất tại Việt Nam và có giá trị tài sản gần bằng Agribank, không dễ để Basel II được áp dụng trong năm 2016.

* Chi tiết kế hoạch tăng vốn của BID năm 2016 như sau:
 1) Phát hành 211,8 triệu cổ phiếu (tương ứng với 6,2% số cổ phiếu trước phát hành) trong quý 2/2016 với giá cao hơn giá trị sổ sách năm 2015. NĐT mục tiêu không được mô tả cụ thể nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách thức phê duyệt cho việc tham gia của nhà đầu tư chiến lược, việc này được nhắc đến nhiều nhưng vẫn chưa có xác nhận chính thức. Chính phủ chắc chắn sẽ không tham gia.

 2) 150,3 triệu cổ phiếu thưởng (tương ứng với 4,4% số cổ phiếu trước phát hành) sẽ được phát hành cho cổ đông hiện hữu, nguồn huy động từ lợi nhuận từ việc thoái vốn khỏi các công ty liên doanh, cũng như bán cổ phiếu của các công ty con. Kế hoạch thực hiện sơ bộ vào quý 2 hoặc quý 3 năm 2016.

 3) Thêm một đợt phát hành quyền mua, tương tự năm 2015, bao gồm 291,9 triệu cổ phiếu (tương ứng với 8.5% số cổ phiếu trước phát hành) theo tỷ lệ 8,54:100 với giá 10.000 đồng/CP. Kế hoạch thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3/2016.

* Nếu theo đúng kế hoạch, cổ phần Nhà nước sẽ giảm từ mức 95,28% còn 90,65%. Tuy nhiên, vào thời điểm tiến hành ĐHCĐ, BIDV vẫn chưa chắc chắn về sự phê duyệt của Chính phủ về cổ tức cổ phiếu trong bối cảnh Chính phủ đang cần tiền mặt. Sự tham gia của Chính phủ trong đợt phát hành quyền mua cũng chưa được xác nhận, nhưng chúng tôi cho rằng diễn biến này là có thể xảy ra với quyết tâm đạt mục tiêu GDP. Cuối cùng, ĐHCĐ cũng đề cập đến khả năng phát hành trái phiếu chuyển đổi nhưng trong bối cảnh nợ thứ cấp của BIDV đang ở mức tối đa 50% của Vốn vấp 1, tính khả thi của chương trình trái phiếu chuyển đổi năm 2016 sẽ phụ thuộc vào sự thành công của chương trình tăng vốn, giúp làm nâng dư địa cho việc phát hành nợ thứ cấp/ trái phiếu chuyển đổi.

* Tăng trưởng tín dụng tích cực dẫn đến việc ngừng chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015. Đối với chủ đề 3, chúng tôi đã khá bất ngờ khi thấy cách các cổ đông thiểu số ĐHCĐ phản ứng đối với việc Ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015, thể hiện bằng việc có một cổ đông thiểu số đã làm bày tỏ sự không hài lòng của mình và cho biết Vietinbank và VCB là hai ngân hàng sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt cho 2015. Chúng tôi bất ngờ khi các nhà đầu tư ngạc nhiên về kế hoạch ngừng cổ tức tiền mặt của BIDV mặc dù hệ số CAR của Ngân hàng đã đến gần sát mức tối thiểu vào kỳ Đại hội năm trước, và việc phát hành quyền mua - chủ yếu vốn đến từ cổ đông Nhà nước - trong năm 2015 chỉ đủ để tài trợ cho việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong năm qua. Việc dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ CAR thấp, một chương trình tái cấp vốn chủ yếu dựa vào các chính phủ không thể là sự kết hợp tốt với việc chia cổ tức bằng tiền mặt

* Vấn đề HAGL được quan tâm nhiều trong phần đặt câu hỏi và đưa đến chủ đề số (4) về sự tác động của Chính phủ về chính sách phát triển hoạt động của BIDV. BIDV cho biết khoản dự nợ hiện tại của HAG tại ngân hàng là 10,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm khoản vay và trái phiếu theo tỷ lệ 50:50. Đã có câu hỏi về khoản lãi phải thu từ dư nợ của HAG, nhưng câu hỏi này không được trả lời. Như đã đề cập ở trên, nhóm 10 ngân hàng cho HAG vay nợ đang thảo luận với NHNN về tái cơ cấu nợ của HAG, nhưng BIDV cũng đã hàm ý rằng có thể nợ của HAG vẫn được phân loại nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) sau khi có kết quả thảo luận. BIDV cho biết vấn đề của HAGL còn rộng hơn nhiều ngoài việc là vấn đề kinh tế đơn thuần, bao gồm phục vụ cho cả chính sách của Chính phủ Việt Nam, Lào và Cambodia để phát triển khu vực biên giới.

* Chủ tịch cho biết BIDV đã thực hiện nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi từ 2015 và sự trì hoãn đến từ NHNN. Chúng tôi khá tò mò về vấn đề này khi không nhận được thông tin tương tự nào từ cả VCB và Vietinbank, đây là hai ngân hàng cũng đang trong quá trình nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi

* Kế hoạch lợi nhuận bị ảnh hưởng do các khoản dự phòng VAMC. Kế hoạch LNTT năm 2016 là 7,9 nghìn tỷ đồng (350 triệu USD), chỉ cao hơn 5,7% năm 2015. BIDV cũng xác nhận rằng kế hoạch lợi nhuận năm 2016 không bao gồm lợi nhuận từ bán cổ phần của BIDV tại ngân hàng VID Public Bank, mà khoản này sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu nhằm tăng vốn (chủ đề số 2 được đề cập ở trên). BIDV hiện không có kế hoạch bán thêm nợ cho VAMC trong năm 2016, nhưng cho biết chi phí dự phòng liên quan đến dư nợ trái phiếu VAMC trong năm 2016 sẽ là 4 nghìn tỷ đồng (180 triệu USD), tăng đáng kể so với mức 725 tỷ đồng (33 triệu USD) trong năm 2015. Tăng trưởng tín dụng và huy động trong quý 1/2016 lần lượt là 3,8% và 3,0%, so với mức 6.3% tăng trưởng tín dụng và 2,7% tăng trưởng huy động tại VCB
-------------------- 

HT1: Ghi nhận từ ĐHCĐ

Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) tổ chức ngày 22/04. Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA vì định giá thấp hiện nay không phản ánh được quan điểm tích cực của chúng tôi đối với triển vọng của HT1 trong bối cảnh doanh thu tăng mạnh nhờ thị trường BĐS tiếp tục khả quan và thương hiệu uy tín.

* Mục tiêu năm 2016 hướng đến tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị phần. Ban lãnh đạo đề xuất mục tiêu tăng trưởng doanh thu lên đến 29,5%, cao hơn 4% so với dự báo của chúng tôi. Năm 2015, HT1 đạt tăng trưởng sản lượng 16,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành, trong đó thị phần tại miền Nam đạt 28,5%. Năm 2016, HT1 dự kiến sản lượng bán xi măng sẽ tăng trưởng 32,3%, gấp ba lần so với dự báo thận trong của chúng tôi. Nhằm đạt được kết quả trên, HT1 dự kiến sẽ tái cấu trúc sang xi măng rời và tăng tỷ trọng xi măng rời từ 25% lên 30% bằng cách tăng lượng xi  măng bán cho các nhà thầu xây dựng thông qua việc mở trung tâm hỗ trợ đấu thầu xây dựng và tổ chức các hội thảo cho các nhà thầu.

* Tuy nhiên, tập trung vào xi măng rời sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Việc đẩy mạnh thị phần và tái cấu trúc sang xi măng rời sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp và ròng của HT1 vì xi măng rời có biên lợi nhuận thấp hơn so với xi măng bao, cũng như chi phí quản lý và bán hàng sẽ tăng do việc đẩy mạnh bán cho các nhà thầu xây dựng. Vì vậy, ban lãnh đạo chỉ đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 0,7%, thấp hơn 33% so với dự báo của chúng tôi.

* Dự kiến bước đầu cắt giảm hoạt động nhà máy nghiền tại Quận Thủ Đức, TP. HCM. Đầu năm nay, HT1 sẽ bắt đầu tiến hành cắt giảm nhu cầu nghiền xi măng bằng cách thuê gia công tại nhà máy nghiền Hạ Long, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh giải pháp lâu dài là xây dựng dây chuyền nghiền xi măng mới (công suất 1 triệu tấn/năm) tại một địa điểm tại miền Đông Nam Bộ, hiện vẫn chưa được thông báo.

* Nhà máy tại Thủ Đức sẽ được dành cho phát triển BĐS nhà ở. HT1 hiện đang chuẩn bị phát triển BĐS tại vị trí nhà máy nghiền tại Thủ Đức hiện nay. Dự án dự kiến sẽ được khởi công năm 2018.

* HT1 dự kiến sẽ tiếp tục giữ vựng vị thế dẫn đầu ngành xi măng. Bên cạnh việc xây dựng dây chuyền nghiền xi măng tại miền Đông Nam Bộ, thay thế nhà máy nghiền tại Thủ Đức, năm 2016, HT1 sẽ thực hiên ba dự án khác nhằm tăng công suất cho kế hoạch 2016-2020 với tổng vốn đầu tư XDCB trị giá 365,5 tỷ USD, bao gồm: 1) Dây chuyền nghiền xi măng tại Nam Trung Bộ hoặc Tây Nguyên; 2) Giai đoạn 2 nhà máy Bình Phước; 3) Nâng cấp lò 1 của nhà máy Kiên Lương để tăng công suất từ 3.000 tấn/ngày lên 4.000 tấn/ngày.

* HT1 bắt đầu trả cổ tức trở lại - cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:5 cho năm 2015. Năm 2016, HT1 sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:5 bằng lợi nhuận năm 2015, tương đương 63.590.400 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối và ngày trả cổ tức vẫn chưa được ấn định.

* Định giá hấp dẫn và có thể còn tăng nữa. HT1 hiện đang giao dịch thấp hơn đáng kể so với các công ty xi măng trong khu vực trên cơ sở Giá trị doanh nghiệp/EBITDA. Điều này tỏ ra không hợp lý vì công ty có tăng trưởng lợi nhuận cao hơn. Chúng tôi cho rằng định giá có thể trở nên hấp dẫn hơn nữa một khi KQLN Quý 1 được công bố và điều này có thể là yếu tố thuyết phục nhà đầu tư.
--------------------

PVD: Đợt tăng giá dầu thô thời gian qua không hỗ trợ nhiều cho KQKD 2016. Có khả năng điều chỉnh giảm định giá

* Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) hôm nay vừa công bố kế hoạch kinh doanh 2016 để trình ĐHCĐ . Doanh thu và LNST dự kiến đạt lần lượt 5.000 tỷ đồng và 100 tỷ đồng, thấp hơn 33% và 80% so với mục tiêu trước đây. Mục tiêu LNST 2016 mới thấp hơn 94% so với kết quả 2015 và chỉ bằng 16% dự báo hiện nay của chúng tôi. Doanh thu và LNST sơ bộ Quý 1/2016 ước đạt lần lượt 1.460 tỷ đồng và 73 tỷ đồng, tương đương 29% và 73% mục tiêu mới.

* Tài liệu ĐHCĐ cũng cho biết theo kế hoạch mà PVN đề ra đầu năm, năm 2016 chỉ có vừa đủ giếng dầu hoạt động trong năm nay để duy trì hoạt động của trung bình 1,3 giàn khoan tự nâng và một giàn khoan tiếp trợ tại Việt Nam, Tuy không có chi tiết giả định về cac chi phí hoạt động làm cơ sở xây dựng mục tiêu trên, dựa vào thông tin này, chúng tôi ước tính mục tiêu trên tương ứng với kịch bản sau:

 1) Giá thuê ngày sẽ giảm khoảng 40% đối với giàn khoan tự nâng và 15% đối với giàn khoan tiếp trợ, và

 2) Hiệu suất sử dụng sẽ giảm xuống 44% từ 83% năm 2015 (so với 58% giả định trong dự báo gần đây nhất của chúng tôi).

* Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN đối với PVD với giá mục tiêu 21.400VND/cổ phiếu. Chúng tôi đã đề cập rủi ro giảm đối với giá cổ phiếu PVD trong báo cáo cập nhật gần đây, cũng như báo cáo ngành dầu khí của chúng tôi, qua đó cảnh báo nhà đầu tư về việc đặt kỳ vọng vào giá dầu phục hồi và chờ đến khi thị trường đã hoàn toàn phản ánh KQLN kém của năm 2016. Chúng tôi dự kiến sẽ điều chỉnh giảm dự báo dành cho PVD một khi công ty công bố KQLN Quý 1.
--------------------

TCB: ĐHCĐ tập trung vào tăng trưởng hơn là giải ngân tiền mặt

* Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam  - Techcombank (TCB) vừa tổ chức ĐHCĐ ngày 23/04, trong đó đề ra mục tiêu ấn tượng với lợi nhuận trước thuế năm 2016 sẽ lên đến 3.540 tỷ đồng, tăng 74%, chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 18% và hoàn nhập chi phí dự phòng đã ghi nhận trước đây. TCB đề ra mục tiêu năm 2020 sẽ có giá trị vốn hóa 5 tỷ USD và ROE 20%. Để đạt được các mục tiêu này, ngân hàng hy vọng sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng TOI (tổng thu nhập từ hoạt động) ít nhất tại mức 30%/năm và thu nhập từ phí dịch vụ đến năm 2020 đạt 30% TOI. Bên cạnh mục tiêu tăng giá trị vốn hóa, ban lãnh đạo quyết định tiếp tục không trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015 và thay vào đó, tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động kinh doanh. Quyết định này được đưa ra cho dù ngân hàng có CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) vào loại cao nhất trong số các ngân hàng chúng tôi theo dõi, 13,65% vào cuối năm 2015. Cũng như các ngân hàng khác, TCB đẩy mạnh hoạt động trong các năm tới bằng cách tập trung vào mảng bán lẻ, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi.

* TCB cũng xin ý kiến cổ đông về việc niêm yết trên sàn UPCOM, HSX, hoặc HNX trong năm nay. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện vẫn chưa được công bố.
--------------------
 
Liên hệ nhân viên tư vấn