* ACB: Sức mạnh từ nền tảng ngân hàng cốt lõi củng cố niềm tin vào ACB - Cập nhật
* VCB: LN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh như năm 2015 - Ghi nhận từ ĐHCĐ
* STB: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận gia hạn thời gian công bố BCTC kiểm toán 2015
Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
579,9
|
80,3
|
% ∆
|
0,1
|
0,0
|
% YTD
|
0,1
|
0,4
|
% YOY
|
2,7
|
-3,3
|
Mã tăng (trần)
|
103 (16)
|
90 (10)
|
Mã giảm (sàn)
|
129 (7)
|
104 (21)
|
Không đổi
|
80
|
201
|
Tổng GTGD, tr USD
|
92,4
|
26,6
|
Mua của KN, tr USD
|
26,9
|
2,2
|
Bán của KN, tr USD
|
18,5
|
0,3
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
51,93
|
6,96
|
P/E trượt 12 tháng
|
12,44
|
10,37
|
VNI tăng nhẹ nhưng vẫn chưa chinh phục được mốc 580 điểm
* Trước tiên, chúng tôi xin lưu ý nhà đầu tư rằng TTCK Việt Nam sẽ nghỉ lễ vào ngày Thứ Hai (18/04/2016) và giao dịch trở lại vào Thứ Ba (19/04/2016).
* Chỉ số VNI phiên hôm nay diễn biến theo một kịch bản quen thuộc. Trong bốn phiên gần nhất, chỉ số này giao dịch trên mốc 580 điểm (phá vỡ mốc 586 điểm phiên hôm nay) trước khi giảm trở lại vào cuối phiên chiều xuống dưới 580 điểm. VNI tăng nhẹ 0,37 điểm, tương ứng 0,06%, đạt 579,86 điểm, chỉ tăng 0,02 điểm so với phiên hôm qua, đạt mức cao nhất 4 trong tháng qua. Tuần giao dịch này là lần thứ ba kể từ tháng 12/2015, thị trường vẫn không chinh phục được mốc 580 điểm khi chốt phiên. Sau khi tăng 8 trong số 9 phiên gần nhất, chỉ số VNI đã tăng 1,3% tính từ đầu tuần, và 0,14% tính từ đầu năm.
* Các mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất là VNM (+0,7%), GAS (+0,9%), và VCB (+0,5%) trong khi các mã lấy đi nhiều điểm nhất là VIC (-1,0%) và MBB (-1,4%). Giá trị giao dịch hai sàn đạt 119 triệu USD, tăng 4,4% so với phiên hôm qua, trong khi khối ngoại mua ròng tổng cộng 10,3 triệu USD.
--------------------
ACB: Sức mạnh từ nền tảng ngân hàng cốt lõi củng cố niềm tin vào ACB - Cập nhật
Chúng tôi công bố báo cáo với khuyến nghị MUA dành cho ACB nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu còn 21.800 đồng.
* Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu do các giải pháp xử lý khoản nợ xấu của nhóm 6 công ty sẽ kéo dài hơn dự kiến. Chúng tôi đánh giá cao về các nền tảng kinh doanh cơ bản, nhưng thừa nhận đã tỏ ra quá lạc quan về tốc độ giải quyết khoản nợ xấu của nhóm 6 công ty. Việc tìm hiểu kỹ các thuyết minh trong báo cáo tài chính đã kiểm toán khiến chúng tôi có đánh giá thận trọng về giả định thu hồi tài sản thế chấp. Chúng tôi điều chỉnh giảm 54% giá trị sổ sách liên quan đến khoản thế chấp của nhóm 6 công ty, và giả định tỷ lệ thu hồi tiền mặt 30% của khoản chưa dự phòng/không có tài sản thế chấp, tương ứng với việc ACB sẽ cần ghi nhận thêm 1.605 tỷ đồng (72 triệu USD) trong vòng 3 năm qua.
* Năm 2015 cho thấy sự cải thiện của hoạt động ngân hàng cốt lõi trong nhiều khoản mục tài chính. Số liệu nổi bật nhất là mức tăng vọt tỷ lệ NIM (lãi cận biên) mạnh nhất so với các ngân hàng lớn (không tính đến trường hợp của EIB), tăng 30 điểm cơ bản đạt 3,1%. Sau 3 năm gặp khó khăn với chi phí dự phòng luôn trên 850 tỷ đồng (38 triệu USD) ACB vẫn có thể ghi nhận mức tăng trưởng LNST và LNTT 8% so với năm 2014, cũng như giảm tỷ lệ lãi dự thu.
* Mặc dù thất vọng về diễn biễn kém tích cực so với kỳ vọng trong vấn đề 6 công ty, chúng tôi vẫn đánh giá cao việc xử lý rủi ro nhanh chóng của ngân hàng. Trong bối cảnh ngành ngân hàng luôn phải nhận diện những dấu hiệu từ bộ phận quản lý rủi ro nội bộ và hành động nhanh chóng với những rủi ro này. Chúng tôi nhận thấy điểm tích cực khi ACB đã nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu trong quý 1/2016.
* Khoản tiền gửi và cho vay liên ngân hàng với các hai ngân hàng "0 đồng" được dự kiến sẽ giải quyết trong khoảng 5 năm. Khoản cho vay liên ngân hàng với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - CB (400 tỷ đồng/18 triệu USD) sẽ được hoàn trả hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 với các khoản thanh toán bằng nhau trong các năm, do đó về mặt lý thuyết, khoản dự phòng cho khoản mục này sẽ được hooàn nhập trong thời gian tới. Chúng tôi sử dụng quan điểm thận trọng cho rằng khoản hoàn nhập dự phòng này sẽ được giảm tương ứng với việc giảm dư nợ gÐc. Khoản thanh toán cho Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GP Bank (722 tỷ đồng/35 triệu USD) đang trong quá trình chuyển đổi thành trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi dự phóng tổng mức dự phòng của trái phiếu doanh nghiệp này sẽ là 141 tỷ đồng (6 triệu USD) trong vòng 5 năm tới.
* Thị phần ngân hàng bán lẻ đặt ra câu hỏi thú vị về tình hình cạnh tranh trên thị trường. Cho dù việc sở hữu những khoản vay cá nhân/bán lẻ không hẳn là phương pháp để tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng chúng tôi vẫn chú ý đến thực tế là ACB có dư nợ cho vay cá nhân/bán lẻ nhỏ nhất trong các ngân hàng mà chúng tôi đang phân tích. Quy mô vẫn là một điều tương đối quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và do đó, các ngân hàng nhà nước sẽ chỉ lớn hơn theo thời gian. Chúng tôi tin rằng ACB vẫn có thể làm tốt trong bối cảnh này do thông qua việc khai thác một cơ sở khách hàng chất lượng cao và đánh giá đúng rủi rỏ tín dụng của khách hàng. Đương nhiên, mức độ rủi ro thực hiện có thể hơi cao hơn so với hiện tại.
* Đầu tư cao trong lĩnh vực CNTT sẽ tiếp tục trong vài năm tiếp theo, do đó, tỷ lệ CIR sẽ ở mức trên 50%. Để cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với các Ngân hàng nhà nước có chi phí thấp hơn, ACB có kế hoạch đầu tư nhiều hơn trong các hệ thống CNTT nhằm tạo điều kiện cho khách hàng với các dịch vụ và giao dịch tự động . Độc giả có thể tự do nhận định về việc đầu tư vào CNTT, đây có thể là cuộc chơi về quy mô ( VCB đầu tư gấp 3-4 lần ACB vào CNTT) hoặc cuộc chơi cho đội ngũ quản lý nhanh nhẹn và sắc sảo (đội ngũ ACB tương đối trẻ và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực sự đẩy mạnh CNTT).
--------------------
VCB: LN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh như năm 2015 - Ghi nhận từ ĐHCĐ
ĐHCĐ 2015 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) vừa được tổ chức ngày 15/04/2016. Tại đại hội, ngân hàng đã cho biết KQLN Quý 1/2016 đầy khả quan, cũng như đề ra mục tiêu cho cả năm. Chúng tôi giữ quan điểm tích cực đối với VCB và hiện đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 46.000VND.
* ĐHCĐ diễn ra tốt đẹp, cổ đông hài lòng với KQLN 2015 và KQLN Quý 1/2016 đầy ấn tượng. Năm 2015, VCB đã gặt hái được nhiều thành quả. Ngân hàng đạt kết quả cao hơn so với các mục tiêu chính đề ra: tổng tài sản, tín dụng, tiền gửi, và lợi nhuận trước thuế. Trong ba tháng đầu 2016, VCB tiếp tục đạt kết quả rất tốt. Tính đến Quý 1/2016, tăng trưởng tiền gửi đạt 2,7% và trong đó tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp tăng; tăng trưởng tín dụng đạt 6,5%, cao hơn nhiều so với mức 2,3% cùng kỳ năm ngoái. Chi phí dự phòng là 1.300 tỷ đồng, so với 1.517 tỷ đồng Quý 1/2015. Với chi phí dự phòng thấp hơn, VCB đã đạt lợi nhuận trước thuế lên đến 2.300 tỷ đồng, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ 1,84% cuối năm 2015 xuống 1,76%.
* Chúng tôi cho rằng VCB có thể dễ dàng vượt mục tiêu khiêm tốn đặt ra cho năm 2016. VCB đề ra mục tiêu tài sản tăng 13,5%, cho vay tăng 17%, tiền gửi tăng 15%, và lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Trên cơ sở KQLN Quý 1/2016, chúng tôi cho rằng VCB có thể dễ dàng đạt được mục tiêu trên và nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu. Tăng trưởng tín dụng mạnh, tỷ lệ lãi biên (NIM) cải thiện, và chi phí dự phòng giảm là các yếu tố thuận lợi để ngân hàng đạt tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong năm 2016. Dự kiến ROE đạt 12,02% và ROA đạt 0,83%. Cổ tức 2016 dự kiến tối đa là 10.000VND/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 2,4%.
* Cổ đông thông qua kế hoạch huy động vốn cho năm 2016. Được sự chấp thuận của cổ đông, VCB sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, lợi suất cổ tức 2,4%. Để huy động vốn, VCB sẽ phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Về vấn đề cổ phiếu thưởng, ngân hàng sẽ lấy nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn cổ phần. Về đợt phát hành tỷ lệ 10%, VCB cho biết ưu tiên lựa chọn các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có năng lực vốn tốt, giàu kinh nghiệm làm đối tác chiến lược. Số nhà đầu tư chiến lược mà ngân hàng chào bán cổ phiếu sẽ không quá 10. Mizuho, nhà đầu tư chiến lược hiện nay đến từ Nhật Bản, ít nhất sẽ giữ nguyên cổ phần tại mức 15%, nhưng cũng đang xem xét việc tăng cổ phần tại VCB lên trên 15%. Sau hai đợt huy động vốn, vốn cổ phần của VCB sẽ tăng từ 26.650 tỷ đồng lên 39.575 tỷ đồng, và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) dự kiến đạt 11,5% so với 11,04% năm 2015. Ban đầu, chúng tôi cho rằng đợt phát hành riêng lẻ 10% sẽ được thực hiện theo phương pháp dựng sổ cho phép nhà đầu tư đăng ký mua, thì nay cho thấy có nhiều tính chất của một đợt phát hành riêng lẻ với đối tượng thu hẹp hơn.
* VCB tiếp tục tỏ rõ cam kết mở rộng lĩnh vực bán lẻ. Năm 2015, tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân tăng lần lượt 14,4% và 22,1%. Về tín dụng, tăng trưởng tín dụng cho các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và cá nhân tăng lần lượt 11,5%, 24,8%, và 50,4%. Ngân hàng đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện để cải thiện kỹ năng bán hàng và thực hiện chuyển đổi tại các chi nhánh để cắt giảm các hoạt động tác nghiệp và hướng các chi nhánh vào các hoạt động thiên về bán hàng hơn. Bán lẻ sẽ tiếp tục là lĩnh vực chính được mở rộng trong năm 2016.
--------------------
STB: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận gia hạn thời gian công bố BCTC kiểm toán 2015
* Sacombank (HOSE: STB) vừa công bố Công văn số 1877/UBCK-GSĐC ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo đó, UBCKNN chấp thuận cho Sacombank được gia hạn thời gian công bố BCTC kiểm toán năm 2015. Tuy nhiên công văn chỉ đề nghị Ngân hàng công bố BCTC kiểm toán “trong thời gian ngắn nhất theo quy định của pháp luật” mà không đề cập đến thời hạn cụ thể. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Sacombank đang chờ chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc ghi nhận các hoạt động của NHTMCP Phương Nam, tuy nhiên, chi tiết không được tiết lộ cụ thể.
* Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị BÁN dành cho STB với giá mục tiêu 8.800VND/cổ phiếu do chất lượng tài sản có vấn đề sau khi sát nhập với NHTMCP Phương Nam.
--------------------