Social Icons

.

MBKE: Báo cáo chiến lược Q3-2016 - Cơ hội lớn hơn rủi ro

Báo cáo chiến lược Q3-2016 - Cơ hội lớn hơn rủi ro |Tải báo cáo »

Kinh tế vĩ mô: kỳ vọng chính sách tiền tệ hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 
Tăng trưởng GDP Q2/16 vẫn ở mức thấp 5,5%, cho thấy chính sách tiền tệ có vẻ như cần phải được điều chỉnh theo hướng hỗ trợ các hoạt động SXKD hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2016. Tăng trưởng đáng khích lệ nhất đến từ khu vực sản xuất và dịch vụ. MBKE dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2016 là 6,5-6,6%; so với mục tiêu 6,7% của Chính phủ.

TTCK Q3/16: Cơ hội ngắn hạn
Dù những khó khăn có thể xảy ra khi VN-Index nói riêng và thị trường nói chung tiến hành thử thách lại khu vực kháng cự quan trọng quanh mức 640. Có nhiều lý do để chúng tôi tin vào khả năng thành công trong việc bứt phá kháng cự và đưa chỉ số lên các vùng cao hơn trong ngắn hạn nửa đầu Quý 3. Những lý do bao gồm: (1) Tương quan định giá TTCK Việt Nam trong khu vực; (2) Sự ủng hộ trong đà mua ròng của khối ngoại; (3) Kết quả kinh doanh nửa năm sắp được công bố của các DN niêm yết; (4) Câu chuyện “nới room ngoại” và thoái vốn của SCIC có thể được “hâm nóng” và (5) Các ủng hộ từ góc nhìn Phân Tích Kỹ Thuật.
Dù vậy sau một thời gian tăng kéo dài vừa qua, như thường lệ, thị trường có thể bước vào một pha điều chỉnh kéo dài vài tuần. Bước lùi nhỏ sau một bược tiến lớn hơn trước đó vốn dĩ không phải là điều quá mức bất thường và là diễn biến cần thiết để “lành mạnh hóa” xu hướng tăng lớn hơn.
Kỳ vọng KQKD tăng trưởng
Năm 2016 vẫn được chúng tôi đánh giá là một năm đầy thách thức của các doanh nghiệp. Câu chuyện tăng trưởng kết quả kinh doanh sẽ không còn những lợi thế áp dụng cho cả ngành riêng biệt như trước đây mà tùy vào lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh cụ của mỗi công ty trong từng ngành. Do đó chúng tôi vẫn thiên về khuyến nghị các công ty đầu ngành với sức khỏe tài chính lành mạnh và chiến lược kinh doanh khả thi. Chúng tôi lạc quan về ngành thép bên cạnh kỳ vọng tăng trưởng trung dài hạn cho ngành cảng biển và logistic. Chúng tôi đề cao tiềm năng của ngành xây dựng, tiêu dùng bán lẻ nhưng vẫn lưu ý nhà đầu tư lựa chọn danh mục dựa vào tiềm năng của từng công ty cụ thể. 
Câu chuyện nới room và thoái vốn của SCIC
Trong ngắn hạn Quý 3 và trung hạn cả năm 2016, chúng tôi đánh giá câu chuyện về “nới room” và sau đó là vấn đề thoái vốn của SCIC sẽ một lần nữa được “hâm nóng” trở lại. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp thật sự được khối ngoại dành sự quan tâm lớn tiến hành “nới room”, và sau đó câu chuyện thoái vốn của SCIC tại một số doanh nghiệp đã đăng ký trước đó sẽ diễn ra thành công, tạo ra xung lực lớn hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp này nói riêng và thị trường nói chung.
 
Liên hệ nhân viên tư vấn