CTCP Tập đoàn
Hòa Phát (HPG) [KHẢ QUAN +14,8%]
|
\
|
Giá thép được bảo vệ
trong bốn năm giúp cân bằng thị trường thép
Chúng tôi nâng giá mục tiêu
thêm 25% lên 46.500 đồng và điều chỉnh tăng khuyến nghị lên KHẢ QUAN để phản
ánh giá bán tích cực hơn nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ đối với các nhà
sản xuất thép trong nước thông qua Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/07/2016.
Quyết
định cuối cùng về thuế chống bán phá giá tạo ra chu kỳ bảo vệ 4 năm đối với
thép dài. Ngày
18/07/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Số 2968/QD-BCT nhằm áp thuế
chống bán phá giá cho phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam sau hơn 3 tháng
điều tra. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 02/08/2016 và sẽ áp dụng trong
thời gian gian 4 năm tính từ ngày quyết định tạm thời có hiệu lực (22/03/2016).
Mức thuế chống bán phá giá cho
phôi thép là 23,3% trong năm đầu, giảm 2% mỗi năm sau đó đạt 17,3% trong năm
2019. Sau ngày 22/03/2020, mức thuế sẽ được điều chỉnh lại về mức 0%. Đối với
thép dài, mức thuế bổ sung được áp dụng kể từ ngày có hiệu lực chính thức là
15,4% (cao hơn 1% so với quyết định tạm thời), giảm 1-2% trong vòng 4 năm tới
để đạt 10,9% trong năm 2019 và điều chỉnh về mức 0% sau ngày 22/03/2020.
Quyết
định này sẽ giúp các nhà sản xuất thép có quy trình sản xuất khép kín như HPG
hưởng lợi, nhưng ít thuận lợi hơn cho các công ty khác trong ngành. Tuy vấp phải sự phản đối của một số công ty
sản xuất thép sử dụng phôi thép nhập khẩu làm nguyên liệu, và được Bộ Công
Thương ủng hộ với lý do “lợi ích chung” của ngành, quyết định này rõ ràng có
lợi cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín như HPG, không gây tác
động nào đối với các doanh nghiệp sử dụng thép vụn, và bất lợi đối với các
doanh nghiệp sử dụng phôi thép. Quyết định cuối cùng này nhằm mục đích bảo vệ
ngành thép Việt Nam trước tình trạng thép nhập khẩu gia tăng, đặc biệt từ Trung
Quốc, và do đó, dự kiến sẽ hỗ trợ giá bán và sản lượng bán ra của các công ty
thép trong nước phục hồi bằng cách giảm bớt cạnh tranh từ thép Trung Quốc.
Mức
thuế áp dụng cho thép dài tương ứng với mức thuế tạm thời áp dụng tại Châu Âu
trong năm 2016. Mức
thuế chống bán phá giá dành cho thép dài tại Việt Nam xấp xỉ với tại Châu Âu.
Tại khu vực này, thuế dành cho thép dài dành cho xây dựng nhập khẩu từ Trung
Quốc là 13% kể từ tháng 01/2016.
Giá bán
trung bình của HPG từ tháng 03/2016 đã gia tăng, sau đó giảm trở lại, nhưng
chúng tôi cho rằng giá bán trung bình sẽ ở mức 11 triệu đồng/tấn trong dài hạn. Giá bán trung bình của HPG ban đầu tăng 7%
trong tháng 05/2016 so với tháng 03/2016, nhưng sau đó giảm xuống và chỉ còn
cao hơn 1%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chi phí phôi thép tăng đều đặn trong
bối cảnh thị trường xây dựng tích cực sẽ khiến giá bán trung bình không thể
tăng ngay. Chúng tôi điều chỉnh tăng 2% giá bán trung bình lên 10 triệu
đồng/tấn cho năm 2016 và dự báo giá bán thép sẽ ổn định tại mức 11 triệu
đồng/tấn từ 2017 đến 2020.
Khối
lượng hàng bán mạnh mẽ sẽ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của
HPG. Trong 6
tháng đầu năm 2016, HPG đã ghi nhận sản lượng bán ra đầy ấn tượng 785.000 tấn,
tăng 16,3% so với 6 tháng đầu năm 2015, nhưng thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng
của toàn ngành là 25%. Tuy nhiên, trong Quý 2/2016, sản lượng bán ra của HPG
đạt 385.000 tấn, xấp xỉ Quý 2/2015 và không chênh lệch nhiều so với tăng trưởng
toàn ngành 2% cùng kỳ năm ngoái vì bắt đầu vào mùa mưa. Quý 1/2016 tiêu thụ
thép có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu do đầu cơ của giới kinh doanh thép cho
rằng giá bán trung bình sẽ tăng sau khi áp dụng quyết định tạm thời. Tuy khó có
thể so sánh với thị trường chung vì tác động của nhập khẩu, HPG vẫn đạt kết quả
tốt so với các doanh nghiệp khác thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và thị phần
tăng từ 19,5% trong Quý 1 lên 20,5% trong Quý 2.
Đối với năm 2016, chúng tôi giữ
giả định sản lượng thép xây dựng bán ra của HPG sẽ tăng 25%, cao hơn so với dự
báo mức tăng trưởng toàn ngành 15% nhờ nhu cầu tiêu thụ trong nước mạnh trong
bối cảnh thị trường BĐS và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn tiếp tục khả
quan.
Tốc độ tăng trưởng này dự báo
sẽ duy trì tại mức 10% trong năm 2017, sau đó tăng đều đặn 5% trong 5 năm tới
vì HPG sẽ hoạt động với 96,8% công suất thép xây dựng năm 2017, và do đó sản
lượng bán ra sẽ tăng trưởng chậm hơn do công suất bị hạn chế. Vì vậy, HPG phải
thực sự xem xét việc mở rộng hoạt động thép xây dựng.