Social Icons

.

VCSC: Vietnam Today - VNI kiểm tra mức hỗ trợ 640 điểm khi lực bán tăng – CSM, DPM, FPT, VCB, NT2

* VNI kiểm tra mức hỗ trợ 640 điểm khi lực bán tăng
* Báo cáo Trái phiếu – Tiền tệ: Ngân hàng tiếp tục dồi dào thanh khoản dù tín dụng tăng mạnh trong tháng sáu
* CSM: KQLN trở lại bình thường do không còn lợi nhuận bất thường như 6 tháng đầu 2015 – Báo cáo KQLN
* DPM: Biên lợi nhuận gộp tiếp tục tăng dù giá bán thấp
* FPT: Kỳ vọng KQLN 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn
* VCB: Tăng trưởng tín dụng cao và tích cực quản lý nợ xấu trong Quý 2
* NT2: Tạm ứng cổ tức phần nào củng cố dự báo của chúng tôi
VN Index
HN Index
   Điểm
649,9
84,1
   % 
-1,5
-0,7
   % YTD
12,2
5,1
   % YOY
3,2
-3,4
Mã tăng (trần)
63 (0)
58 (14)
Mã giảm (sàn)
89 (0)
119 (18)
Không đổi
158
169
Tổng GTGD, tr USD
135,1
31,9
Mua của KN, tr USD
12,4
2,2
Bán của KN, tr USD
10,4
0,5
GT vốn hóa, tỷ USD
59,49
7,09
P/E trượt 12 tháng
15,08
10,42
----------------------------------------
VNI kiểm tra mức hỗ trợ 640 điểm khi lực bán tăng
TTCK Việt Nam giảm mạnh nhất một tháng qua vào phiên hôm Thứ Sáu khi đợt giảm điểm sau khi đạt mức cao nhất tám năm qua vào tuần trước tăng tốc. Chỉ số mang sắc đỏ gần như cả phiên, vào phiên chiều có lúc chỉ còn 640 điểm, trước khi tăng trở lại và đóng cửa giảm 9,7 điểm, hay 1,5%, tại mức 649,87 điểm. VCB (-6,3%) khiến chỉ số mất 4,7 điểm, gần một nửa số điểm chỉ số bị mất, kéo dài đợt giảm 10% kể từ ngày 13/07 sau khi tăng mạnh hai tuần rưỡi trước. EIB (-6,1%) cũng kéo dài đợt giảm 12% tuần này. Các mã khác giảm điểm phiên hôm nay bao gồm GAS (-2,4%) và VIC (-1,0%). VNM (-0,6%) tăng mạnh 8,2% lên mức cao nhất từ trước đến nay trong tuần trước ngày 20/07, khi công ty công bố đã được phép bỏ hoàn toàn room khối ngoại. VNM đã giảm nhẹ trong hai phiên vừa qua.
Tính chung cả tuần, chỉ số VNI giảm 2,2%, mức giảm lớn nhất kể từ tuần cuối tháng ba, sau bốn tuần liên tiếp tăng điểm. Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, thông tin vay giải chấp cao nhất 3 năm qua có thể tăng áp lực giảm điểm, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận thấy tín hiệu bán do bắt buộc. Việc chỉ số phục hồi từ mốc 640 điểm phiên hôm nay, là ngưỡng kháng cự mạnh trong hai năm qua, cho thấy hiện đây là ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Nếu mốc 640 điểm có thể duy trì, thị trường có thể đi ngang trong vài tuần tới vì nhà đầu tư chờ đợi KQLN Quý 2. Nếu mốc này bị phá vỡ, chúng tôi cho rằng sẽ kéo dài thành điều chỉnh.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn tăng 29% lên 167 triệu USD trong khi khối ngoại mua ròng 3,7 triệu USD.
----------------------------------------
Báo cáo Trái phiếu – Tiền tệ: Ngân hàng tiếp tục dồi dào thanh khoản dù tín dụng tăng mạnh trong tháng sáu
Trên thị trường sơ cấp, tỷ lệ trúng thầu trong 4 tuần qua chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm. Nhu cầu trái phiếu Chính phủ 3 năm và 5 năm tiếp tục mạnh. Các thông tin nổi bật bao gồm trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 7 năm lần đầu được phát hành và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh
của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp tục được đấu thầu, qua đó đa dạng hóa các lựa chọn đầu tư.
Theo kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ mới cho năm 2016, mục tiêu cả năm được điều chỉnh tăng 30.000 tỷ đồng lên 250.000 tỷ đồng. Tính đến giữa tháng bảy, Chính phủ đã hoàn tất 79% kế hoạch mới, trong đó kỳ hạn 5 năm đạt trên 90%.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tiếp tục thấp vì thanh khoản ngân hàng cao và dự kiến trong ngắn hạn sẽ có xu hướng giảm nhẹ, nhưng có thể sẽ tăng vào cuối năm. Khối ngoại tiếp tục mua mạnh trong giai đoạn này.
----------------------------------------
CSM: KQLN trở lại bình thường do không còn lợi nhuận bất thường như 6 tháng đầu 2015 – Báo cáo KQLN
Ngày báo cáo:
22/07/2016


2015
H1/16
2016F
Giá hiện tại:
23.000 VND

Tăng trưởng DT
14,4%
-23,3%
-8,8%
Giá mục tiêu hiện nay:
23.100 VND

Tăng trưởng EPS
-12,4%
-22,8%
-3,2%
Triển vọng giá mục tiêu:
Trung lập

Biên LN gộp
22,2%
23,0%
23,7%



Biên LN ròng
7,2%
8,3%
8,5%
TL tăng:
+0,4%

EPS (VND)
2.572
1.009
2.490
Lợi suất cổ tức:
8,7%

Cổ tức/CP (VND)
   8,9x

      9,2x
Tổng mức sinh lời:
+9,1%

P/E
1,8x

1,6x







Ngành:
Ô-tô và Săm lốp


CSM
*Peers
VNI
GT vốn hóa:
106,8 triệu USD

P/E (trượt)
10,2x
9,4x
14,3x
Room KN:
46,7 triệu USD

P/B (hiện tại)
1,8x
1,9x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
1,6 triệu USD

Nợ ròng/CSH
0,8
0,3
N/A
Cổ phần Nhà nước:
51%

ROE
21,0%
19,5%
13,9%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
104

ROA
9,8%
10,4%
2,4%
Pha loãng (triệu)
104

* Bao gồm CT cùng ngành nước ngoài với hệ số điều chỉnh
LNST 6 tháng đầu năm từ hoạt động cốt lõi của CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) tăng 9%. LNST chung giảm 22,8% vì cùng kỳ năm ngoái công ty đã ghi nhận 60 tỷ đồng lợi nhuận từ thoái vốn khỏi BĐS. Kết quả này phù hợp với dự báo của chúng tôi là kết quả kinh doanh sẽ không thay đổi nhiều. Chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể giá mục tiêu, nên giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho CSM. Chúng tôi sẽ đưa ra báo cáo cập nhật chi tiết dành cho CSM sau khi công ty tổ chức cuộc họp với chuyên viên phân tích Thứ Bảy tuần này (23/07/2016).
Dưới đây là nhận định của chúng tôi đối với các số liệu đáng chú ý:
* Doanh thu từ hoạt động cốt lõi giảm 3,4% so với 6 tháng đầu năm 2015, cho thấy giá bán trung bình giảm do cạnh tranh trong bối cảnh giá cao su thấp có tác động lớn hơn so với tăng trưởng sản lượng, đặc biệt khi doanh thu lốp radial của CSM tăng chậm.
* Biên lợi nhuận gộp tăng 0,6 điểm phần trăm trong 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ chi phí cao su giảm, bị ảnh hưởng do giá bán trung bình và biên lợi nhuận gộp lốp radial âm.
* Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm chủ yếu được hỗ trợ nhờ chi phí tài chỉnh giảm, trong đó chi phí lãi vay giảm nhờ số dư nợ giảm, và lỗ từ chênh lệch tỷ giá giảm đáng kể, cũng như thuế TNDN giảm từ 22% xuống 20% theo quy định.
----------------------------------------
DPM: Biên lợi nhuận gộp tiếp tục tăng dù giá bán thấp
Ngày báo cáo:
22/07/2016


2015
Q2/16
2016F
Giá hiện tại:
29.300 VND

Tăng trưởng DT
2,3%
-13,2%
-7,5%
Giá mục tiêu trước đây:
30.200 VND

Tăng trưởng EPS
34,5%
26,7%
-14,3%



Biên LN gộp
32,3%
34,6%
29,8%
Triển vọng:
Trung lập

Biên LN ròng
15,2%
15,6%
14,6%
TL tăng:
+3,0%

EPS (VND)
3.283
967
2.870
Lợi suất cổ tức:
10,2%

Cổ tức/CP (VND)
4.000

3.000
Tổng mức sinh lời:
+13,2%

P/E
8,8x

10,2x







Ngành:
Hóa chất nông nghiệp


DPM
*Peers
VNI
GT vốn hóa:
510 triệu USD

P/E (trượt)
9,0x
11,7x
14,3x
Room KN:
127 triệu USD

P/B (hiện tại)
1,3x
1,3x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
0,6 triệu USD

Nợ ròng/CSH
-0,7x
0,9x
NA
Cổ phần Nhà nước:
60%

ROE
17,0%
14,4%
13,9%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
391

ROA
14,2%
4,2%
2,4%
Pha loãng (triệu)
391

* Bao gồm CT cùng ngành nước ngoài với hệ số điều chỉnh
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) vừa công bố KQLN Quý 2/2016. Tăng trưởng LNST 6 tháng đầu năm phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi sẽ công bố báo cáo cập nhật chi tiết trong thời gian tới nhưng sẽ không có thay đổi đáng kể trong giá mục tiêu. Do đó, chúng tôi giữ khuyến nghị KHẢ QUAN.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 giảm 13,7% trong khi LNST tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm thường là mùa cao điểm đối với DPM với đóng góp khoảng 60%-65% lợi nhuận cả năm. Kết quả này thù hợp với dự báo của chúng tôi vì LNST 6 tháng đầu năm 2016 đã hoàn tất 60% dự báo cả năm.
Biên lợi nhuận gộp chung tăng 4 điểm phần trăm trong 6 tháng đầu năm 2016. Kết quả này có được nhờ giá dầu thô Brent trung bình giảm 30,4% trong 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái, khiến giá khí khô (tính theo giá dầu) giảm 29,4%. Tuy nhiên, lợi ích từ giá đầu vào giảm bị giảm lại do giá bán trung bình u-rê lại tăng 17% trong giai đoạn này.
LNST Quý 2 tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái vì DPM không phải dự phòng cho PVTex. Nếu không tính đến các khoản dự phòng ảnh hưởng đến KQLN Quý 2/2015, LNST Quý 2/2016 đã giảm 9,5%.
Do kết quả kiểm toán Quý 2 không gây ngạc nhiên, dự báo cả năm 2016 nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên, trong đó doanh thu giảm 7,5% và LNST giảm 14,3%. Hạn hán chấm dứt, gián đoạn nguồn cung từ nhà máy đạm Ninh Bình, khả năng giá u-rê phục hồi, và nhà máy NH3-NPK đi vào hoạt động là các yếu tố hỗ trợ DPM từ năm 2017 trở đi.
Định giá cổ phiếu DPM khá là hợp lý sau đợt tăng gần đây, nhưng lợi suất cổ tức 10,2% vẫn đầy hấp dẫn. Giá cổ phiếu DPM tăng 5% kể từ khi chúng tôi đưa ra báo cáo cập nhật trước, gần chạm giá mục tiêu và hiện đang giao dịch phù hợp với xu hướng từ trước đến nay với PER trượt 12 tháng là 9 lần, thấp hơn 23% so với trung vị PER trượt 12 tháng điều chỉnh của các công ty phân đạm khác trong ngành là 11,7 lần. Tuy nhiên, lợi suất cổ tức cao, cùng với khả năng giá cổ phiếu tăng nhẹ so với hiện nay, khiến chúng tôi giữ khuyến nghị KHẢ QUAN.
----------------------------------------
FPT: Kỳ vọng KQLN 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn
Ngày báo cáo:
22/07/2016


2015
H1/16
2016F
Giá hiện tại:
41.300 VND

Tăng trưởng DT
16,2%
N/A*
3,0%
Giá mục tiêu trước:
54.000 VND

Tăng trưởng EPS
2,5%
-2,2%
9,4%
Triển vọng giá mục tiêu:
Trung lập

Biên LN gộp
19,9%
N/A*
20,1%



Biên LN ròng
5,1%
N/A*
5,4%
TL tăng:
+30,8%

EPS (VND)
4.229
1.881
4.626
Lợi suất cổ tức:
5,6%

P/E
9,8x

8,9x
Tổng mức sinh lời:
+36,4%

P/B
2,2x

2,0x







Ngành:
357 triệu USD


FPT
Peers
VNI
GT vốn hóa:
0 triệu USD

P/E (trượt)
9,9x
17,0x
14,3x
Room KN:
2,0 triệu USD

P/B (hiện tại)
2,1x
4,9x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
6,0%

Nợ ròng/CSH
25,6%
-24,3%
N/A
Cổ phần Nhà nước:
459,3 triệu

ROE
21,4%
17,9%
13,9%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
459,3

ROA
7,9%
7,9%
2,4%
Pha loãng (triệu)
459,3

* KQLN sơ bộ chỉ cung cấp tổng doanh thu, bao gồm cả giao dịch giữa các công ty
KQLN 6 tháng đầu năm của CTCP FPT (FPT) phù hợp với dự báo của chúng tôi, với doanh thu và LNST giảm lần lượt 7,8% và 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng sẽ trở lại vào 6 tháng cuối năm 2016 vì chi phí đầu cuối thuộc lĩnh vực dịch vụ viễn thông sẽ giảm, cùng với việc công ty sẽ ghi nhận thêm một số dự án CNTT trong nước trong khi xuất khẩu phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Trên cơ sở này, chúng tôi sẽ không điều chỉnh đáng kể giá mục tiêu và giữ khuyến nghị MUA dành cho FPT.
- Xuất khẩu phần mềm (28% tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm): Tăng trưởng tiếp tục ở mức cao khi FPT tiếp tục ký được và thực hiện thêm một số hợp đồng tại các thị trường phát triển (Nhật Bản, Mỹ, và EU), đặc biệt là Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn nhất của FPT. Đồng yen tăng giá trong 6 tháng đầu năm tạo ra thuận lợi cho FPT vì chi phí đối với các khách hàng Nhật giảm.
- Dịch vụ viễn thông (34% tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2016): Số thuê bao tăng hỗ trợ doanh thu tăng trưởng khi doanh thu từ băng thông rộng tăng 19% so với cùng kỳ trong khi các dịch vụ khác (cho thuê đường truyền, voice, trung tâm số liệu, dịch vụ IPTV) tăng 44% so với cùng kỳ. LNTT bị ảnh hưởng tạm thời do phân bổ chi phí đầu cuối liên quan đến dự án cáp quang của FPT tại TP. HCM, Hà Nội, và các thành phố loại hai. Do việc phân bổ chi phí ở HCM và Hà Nội sẽ hoàn tất vào tháng 06/2016, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận lĩnh vực dịch vụ viễn thông trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm.
- Phân phối và bán lẻ (22% tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm): Doanh thu và LNTT mảng phân phối giảm lần lượt 40% và 39% do mất doanh thu từ MWG từ tháng 9/2015 và doanh số thấp của Lumia. Ngược lại, bán lẻ có kết quả tốt, một phần bù đắp cho mảng phân phối, cới mức tăng trưởng doanh thu và LNTT lần lượt là 32% và 38%. Kết quả này là nhờ tăng trưởng tốt của thị trường, 66 cửa hàng mới (nâng tổng số lên 318 vào T6/2016) và doanh thu online (+48% so với cùng kỳ).
- Các mảng khác: Mảng IT trong nước chỉ đóng góp 8 tỷ đồng LNTT trong 6 tháng đầu năm, so với 120 tỷ đồng cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình 6 tháng cuối năm sẽ có sự khác biệt khi FPT ghi nhận các dự án đang được thực hiện vào, trong khi trong 2015, phần lớn các dự án được ghi nhận vào 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, các mảng khác có kết quả tốt, đặc biệt là Online, với LNTT tăng trưởng 59% so với cùng kỳ.
----------------------------------------
VCB: Tăng trưởng tín dụng cao và tích cực quản lý nợ xấu trong Quý 2
Ngày báo cáo:
22/07/2016


2015
H1/16
2016F
Giá hiện tại:
52.000 VND

PPOP y/y
23,4%
12,0%
25,2%
Giá mục tiêu trước:
47.800 VND

LNST y/y
15,7%
39,2%
59,8%
Triển vọng giá mục tiêu:
Trung lập

NIM
2,5%
2,7%
2,7%



Nợ xấu
1,8%
1,7%
1,7%
TL tăng:
-8,1%

EPS (VND)
1.211(*)
1.430(*)
1.802(*)
Lợi suất cổ tức:
1,3%

Cổ tức (VND)
1.000

700(*)
Tổng mức sinh lời:
-6,8%

P/B
3,1x
2,9x
2,4x







Ngành:
Ngân hàng


VCB
Peers
VNI
GT vốn hóa:
6.195 triệu USD

P/E (trượt)
26,9x
9,3x
15,1x
Room KN:
538 triệu USD

P/B (hiện tại)
2,9x
1,2x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
1,8 triệu USD

Nợ ròng/CSH
13,4%
13,2%
12,9%
Cổ phần Nhà nước:
77,1%

ROE
0,9%
1,0%
2,2%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
2.665

ROA



Pha loãng (triệu)
3.598

(*) Điều chỉnh theo cổ tức bằng cổ phiếu
VCB vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 với kết quả tích cực và chất lượng tài sản tiếp tục cải thiện. Chúng tôi sẽ phát hành báo cáo cập nhật chi tiết trong thời gian tới và dự kiến sẽ nâng giá mục tiêu do tăng trưởng tín dụng cao và nợ xấu giảm. Tuy nhiên, vì giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng VCB hiện đã được định giá phù hợp và giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG.
VCB báo cáo tăng trưởng lợi nhuận cao trong 6 tháng đầu năm nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh, chi phí dự phòng giảm, và NIM cải thiện so với 6 tháng đầu năm 2015. Lợi nhuận trước thuế và LNST tăng lần lượt 35,6% và 39,2% so với cùng kỳ, đạt 40% dự báo của chúng tôi. Cả thu nhập lãi và ngoài lãi đều tăng trưởng mạnh hơn trong 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu nhờ thu nhập lãi tăng 29,5% (so với 26,5% cùng kỳ). Thu nhập ngoài lãi tăng 16,6% (so với 2,3% trong 6 tháng đầu 2015) với tín hiệu thu hồi nợ xấu cao hơn.
Một điểm nổi bật là tăng trưởng cho vay mạnh mẽ đạt 10.4% so với 5.4% cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng huy động là 6.9% và chậm hơn mức 8.9% của 6 tháng đầu năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động tốt hơn Quý 1, do đó tỷ lệ cho vay trên huy động đã giảm nhẹ.
Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) không đổi so với Quý 1/2016, đạt mức 2.7% nhưng cao hơn 2.5% năm 2015. Lợi suất tài sản ổn định và chi phí vốn tăng 8 điểm phần trăm trong 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng cho vay mạnh mẽ cao hơn tăng trưởng huy động đã giữ NIM ổn định. Với NIM và tăng trưởng cho vay cao hơn 6 tháng đầu năm 2015, thu nhập lãi tăng 29.5%. Lợi suất cho vay tăng do ảnh hưởng của tăng trưởng cho vay bán lẻ, tuy nhiên chi phí huy động cũng tăng lên. Một nguyên nhân làm tăng chi phí huy động là do các ngân hàng đang tích cực huy động vốn để cải thiện tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), khi mà trần của tỷ lệ này được quy định là 80%, thậm chí đối với những ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước mà lâu nay mức LDR thường vượt 90%.
Nợ xấu giảm từ 1.8% trong Quý 1 xuống 1.7% và nợ nhóm 2, 3, 5 giảm nhiều. Nợ nhóm 4 tăng cho thấy một số khoản cho vay tiếp tục tiến triển xấu đi, tuy nhiên về tổng thể, chúng tôi đánh giá cao việc tích cực xử lý nợ  trong Quý 2, đặc biệt là khi ngân hàng không bán thêm nợ cho VAMC mà tự xử lý bằng nguồn dự phòng cụ thể. Điều đáng chú ý là nợ nhóm 2 giảm xuống mức 1.7% tại thời điểm cuối Quý 2, mức thấp nhất kể từ khi chúng tôi theo dõi VCB từ năm 2005.                         
Phân tích báo cáo tài chính cho thấy việc xử lý nợ xấu đã được đẩy vào trong Quý 2, minh chứng bằng mức xóa nợ 1,4 nghìn tỉ trong Quý 2 (0.3% trên tổng dư nợ) so với việc không có xóa nợ trong Quý 1. Do xử lý nợ nhiều hơn, chi phí dự phòng tăng so với Quý 1 tuy nhiên chi phí dự phòng giảm 10.2% so với 6 tháng đầu năm 2015. Do có nợ xấu thấp hơn 6 tháng đầu năm 2015, VCB có thể giảm mức xóa nợ và giảm dự phòng cụ thể, nhờ đó, giảm chi phí dự phòng. Về vấn đề dự phòng cho trái phiếu VAMC, VCB đã trích khoảng 80% lượng dự phòng bắt buộc mà chúng tôi dự báo cho năm 2016, do đó lượng dự phòng phải trích trong nửa năm còn lại không còn nhiều. Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng cường trích lập nhiều hơn mức yêu cầu, quá trình xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục được đẩy nhanh hơn nữa. 
----------------------------------------
NT2: Tạm ứng cổ tức phần nào củng cố dự báo của chúng tôi
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cho biết sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2016 tại mức 1.500VND/cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/08, ngày trả cổ tức là 31/08 (800VND/cổ phiếu) và 23/09 (700VND/cổ phiếu). Chúng tôi giữ ước tính công ty có thể trả cổ tức cả năm 2.600VND/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 7,5%.
NT2 vừa công bố KQLN Quý 2 thấp hơn so với dự báo của chúng tôi (như đã đề cập trong báo cáo KQKD) và nhiều khả năng sẽ gây ít nhiều áp lực đối với khuyến nghị MUA của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lạc quan về cổ phiếu này. Hiện NT2 đang giao dịch với P/E trượt 12 tháng là 7,5 lần.

----------------------------------------


 
Liên hệ nhân viên tư vấn