Ðể biết thêm thông tin chi tiết vui lòng Download bản PDF tại đây (sử dụng địa chỉ email KH đã đăng ký khi mở TK tại VCSC làm username và password)
Tăng trưởng kinh tế đạt 5,52% trong 6 tháng đầu năm 2016, giảm so với mức 6,32% trong cùng kỳ năm 2015, do sản lượng nông nghiệp và khai khoáng sụt giảm.
* Ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp có mức tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2016 do sản lượng nông nghiệp giảm (-0,78%) do đợt lạnh kỷ lục tại miền Bắc và hạn hán cũng như xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.
* Sản lượng khai khoáng giảm (-2,2%) dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn của ngành công nghiệp và xây dựng trong nửa đầu năm 2016 (7,12%) so với cùng kỳ năm ngoái (9,36%). Sản lượng sản xuất tăng 10,1%, tăng nhẹ từ 9,95% trong nửa cuối năm 2015. Ngành xây dựng đã tăng trưởng 8,8%, mức cao nhất kể từ năm 2010.
* Ngành dịch vụ tăng trưởng 6,35%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012, nhờ nhu cầu nội địa cao.
* Dù có đà phục hồi gần đây của sản xuất nông nghiệp và đà tăng trưởng của ngành sản xuất, chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng trong nửa cuối năm 2016 để đạt được con số chúng tôi dự báo trước đây là khó khả thi. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh giảm mức tăng trưởng GDP dự báo năm 2016 còn 6,27% từ 6,6%, nhưng cũng cho thấy mức tăng trưởng dự kiến trong nửa cuối năm 2016 để đạt mục tiêu cả năm 6,27% vẫn cho thấy đây là mức tăng trưởng chưa từng có tiền lệ so với tăng trưởng trong vài năm qua.
* Sản lượng khai khoáng giảm (-2,2%) dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn của ngành công nghiệp và xây dựng trong nửa đầu năm 2016 (7,12%) so với cùng kỳ năm ngoái (9,36%). Sản lượng sản xuất tăng 10,1%, tăng nhẹ từ 9,95% trong nửa cuối năm 2015. Ngành xây dựng đã tăng trưởng 8,8%, mức cao nhất kể từ năm 2010.
* Ngành dịch vụ tăng trưởng 6,35%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012, nhờ nhu cầu nội địa cao.
* Dù có đà phục hồi gần đây của sản xuất nông nghiệp và đà tăng trưởng của ngành sản xuất, chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng trong nửa cuối năm 2016 để đạt được con số chúng tôi dự báo trước đây là khó khả thi. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh giảm mức tăng trưởng GDP dự báo năm 2016 còn 6,27% từ 6,6%, nhưng cũng cho thấy mức tăng trưởng dự kiến trong nửa cuối năm 2016 để đạt mục tiêu cả năm 6,27% vẫn cho thấy đây là mức tăng trưởng chưa từng có tiền lệ so với tăng trưởng trong vài năm qua.
Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lạm phát cả năm lên 4% do giá cả của nhóm chăm sóc sức khỏe và giáo dục sẽ gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2015.
* CPI tháng 6 tăng 0,46% so với tháng 5/2016 và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015. Kể từ đầu năm nay, CPI của Việt Nam đã tăng 2,35%, chủ yếu do mức tăng đáng kể của chi phí dịch vụ y tế (tăng 25,4% kể từ đầu năm), và nhóm lương thực, thực phẩm, và dịch vụ ăn uống (tăng 2,32% tính từ đầu năm), trong khi CPI của nhóm giao thông vận tải (GT-VT) (giảm 3,52%) do giá dầu giảm.
* Lạm phát tháng 6 được dẫn dắt chủ yếu từ mức tăng gía cả của các ngành có ảnh hưởng lớn như GT-VT (tăng 2,99% so với tháng trước), nhà ở & VLXD (tăng 0,55% so với tháng trước) và nhóm lương thực, thực phẩm, và dịch vụ ăn uống (tăng 0,21% so với tháng trước).
* Chúng tôi kỳ vọng CPI tháng 7 sẽ đạt 0,28% chủ yếu do mức tăng của nhóm GTVT, nhóm lương thực, thực phẩm, và dịch vụ ăn uống, và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.
Sẽ khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm nay.
* Trong tháng 6, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt lần lượt 14,8 tỷ USD và 14,9 tỷ USD, dẫn đến mức thâm hụt cán cân thương mại trong tháng này 100 triệu USD. Chúng tôi kỳ vọng thâm hụt thương mại sẽ gia tăng trong nửa cuối năm 2016 khi nhu cầu nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ cao hơn.
* Trong nửa đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt lần lượt 82,2 tỷ USD (+5,9% YoY) và 80,7 tỷ USD (-0,5% YoY). Do đó, thặng dư thương mại trong nửa đầu năm đạt 1,5 tỷ USD, tương ứng với 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
* Mức tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái (+9,35 YoY) chủ yếu là do mức giảm xuất khẩu gạo và các sản phẩm khai khoáng như than đá và dầu thô cũng như phản ánh nhu cầu hạ nhiệt trên toàn cầu. Tăng trưởng nhập khẩu có mức âm do giảm nhập khẩu máy móc thiết bị, và gía hàng hóa giảm trên toàn cầu.
* Chúng tôi cho rằng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm nay sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam, do đó đã điều chỉnh giảm mục tiêu còn 9% do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU và Trung Quốc.
Vốn FDI giải ngân tăng 15% trong nửa đầu năm 2016.* Vốn FDI giải ngân và vốn FDI đăng ký trong nửa đầu năm 2016 lần lượt là 7,25 tỷ USD (+15,1% so với nửa đầu năm 2015) và 11,3 tỷ USD (+105,4% so với nửa đầu năm 2015). FDI trong 6 tháng đầu năm cho thấy các dấu hiệu tích cực khi con số FDI cao hơn con số cùng kỳ năm ngoái tính theo cả vốn đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng (vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm 2015: 6,3 tỷ USD (+9,6% so với nửa đầu năm 2014), vốn FDI đăng ký trong nửa đầu năm 2015: 5,5 tỷ USD (-19,8% so với nửa đầu năm 2014).
* Trong nửa đầu năm 2016, ngành sản xuất và chế biến thu hút lượng vốn FDI đăng ký cao nhất khi đạt 8,1 tỷ USD; tiếp theo là BĐS với 0,6 tỷ USD. Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn FDI đăng ký.
* Một vài dự án lớn nhận được giấy phép đầu tư trong nửa đầu năm 2016 bao gồm nhà máy LG Display ở Hải Phòng (1,5 tỷ USD), Trung tâm R&D Samsung (300 triệu USD). Nhà máy điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh – giai đoạn 2 (247,6 triệu USD) và dự án BĐS Midtown được đầu tư bởi Cayman Island (225,6 triệu USD).
* Chúng tôi cho rằng với nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh, và các lợi ích liên quan đến TPP, FTA Việt Nam – EU và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam có thề đạt mục tiêu giải ngân FDI 16 tỷ USD trong năm nay.
Tỷ giá USD/VND vẫn duy trì ổn định dù thế giới trải qua những biến động bắt nguồn tự sự kiện Brexit.
* Sau Brexit, đồng Nhân dân tệ (CNY) đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 2010, nhưng không tác động đáng kể đến VND khi VND vẫn giữ ổn định quanh mức 22.300-22.350/USD. Sự ổn định của VND trong bối cánh CNY giảm giá trong nửa đầu năm 2016 cho thấy độ nhạy ngày càng giảm giữa VND và CNY.
* Kể từ đầu năm 2016, giá trị VND đã đã tăng 0,8% và là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực Đông Nám Á. Cơ chế tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và những can thiệp kịp thời nhằm bình ổn nguồn cung cầu USD trên thị trường có vai trò quan trọng trong việc ổn định tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay.
* Một vài thông tin không chính thức của NHNN cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 8 tỷ USD tính từ đầu năm, cùng với việc bơm 89 nghìn tỷ đồng vào thị trường.
* Chúng tôi dự báo VND sẽ chỉ trượt giá 1% trong năm nay do nguồn cung tiền tệ dồi dào từ dòng chảy FDI, dự trữ ngoại hối cao và lượng kiều hối tăng mạnh trong nửa cuối năm 2016. Ngoài ra, khả năng cao Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không nâng lãi suất trong năm này cũng như kinh tế Mỹ chững lại khiến đồng USD trượt giá cũng củng cố dự báo này của chúng tôi.