* Thị trường giảm điểm ngày thứ hai khi các hoạt động chốt lời xuất hiện
* Cán cân thương mại: Thâm hụt 17,2 triệu USD theo số liệu điều chỉnh, khiến dự báo thâm hụt cả năm 3,7 tỷ USD của chúng tôi khó thành hiện thực hơn
* Cán cân thương mại: Thâm hụt 17,2 triệu USD theo số liệu điều chỉnh, khiến dự báo thâm hụt cả năm 3,7 tỷ USD của chúng tôi khó thành hiện thực hơn
VN Index
|
HN Index
| |
Điểm
|
664,6
|
86,6
|
% ∆
|
-0,3
|
-0,1
|
% YTD
|
14,8
|
8,3
|
% YOY
|
5,3
|
-1,2
|
Mã tăng (trần)
|
96 (12)
|
85 (11)
|
Mã giảm (sàn)
|
125 (16)
|
107 (17)
|
Không đổi
|
92
|
107
|
Tổng GTGD, tr USD
|
144,0
|
29,0
|
Mua của KN, tr USD
|
43,9
|
1,5
|
Bán của KN, tr USD
|
43,1
|
0,7
|
GT vốn hóa, tỷ USD
|
60,14
|
7,25
|
P/E trượt 12 tháng
|
14,45
|
10,70
|
------------------------------
Thị trường giảm điểm ngày thứ hai khi các hoạt động chốt lời xuất hiện
* Thị trường đã tiếp tục trải qua một phiên giảm điểm trong hôm nay, khi các NĐT có vẻ đã chốt lời sau đợt tăng tăng kéo dài 3 tuần qua. Chỉ số đã tăng điểm khi mở phiên và đạt gần 670 điểm, nhưng sau đó đã chuyển sang sắc đỏ vào giữa phiên sáng và không có biến động nhiều cho đến cuối phiên giao dịch, đóng cửa giảm 2,13 điểm, tương ứng 0,3% đạt 664,56 điểm. VCB (-3,6%) tiếp tục là mã đóng lấy đi nhiều điểm nhất của chỉ số, mã nãy đã giảm 6,1% trong 2 phiên gần nhất, sau khi tăng 24% kể từ ngày 27/6, trong khi HT1 (-6,9%) đã giảm 13% trong 3 phiên gần nhất sau khi tăng 23% trong 2 tuần trước đó. GAS (-0,8%), BID (-0,5%) và cả mã đã tăng 84% trong 2 tháng qua là MWG (-2,1%) cũng đã hạ nhiệt trong phiên hôm nay.
* Trong 2 tuần qua, cùng với diễn biến VN-Index vượt mốc 640 điểm để đạt mức đỉnh kỷ lục trong 8 năm, chúng tôi cũng nhận thấp hoạt động giao dịch tăng vọt. Giá trị giao dịch đã đạt trung bình 184 triệu USD trong 10 phiên gần nhất (trong tất cả các phiên dều cao hơn 171 triệu USD), tăng mạnh so với mức trung bình 137 triệu USD của tháng 6, tính luôn cả phiên giao dịch có thanh khoản 275 triệu USD trong ngày diễn ra sự kiện Brexit. Mức gia tăng này đến từ việc cơ quan quản lý Nhà nước đả nới lỏng giới hạn giao dịch trong ngày từ ngày 4/7. Các NĐT cá nhân có vẻ như đã tận dụng quy định mới để gia tăng giao dịch trong ngày. Nếu xu hướng có thể giữ nguyên, nó có thể thúc đẩy thanh khoản và tâm lý thị trường, tạo ra thêm nhiều giao dịch.
* Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đã giảm 4,9% đạt 173 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 1,6 triệu USD trên cả hai sàn.
------------------------------
Cán cân thương mại: Thâm hụt 17,2 triệu USD theo số liệu điều chỉnh, khiến dự báo thâm hụt cả năm 3,7 tỷ USD của chúng tôi khó thành hiện thực hơn
* Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan công bố, thâm hụt thương mại tháng sáu là 17,2 triệu USD, thấp hơn 100 triệu USD so với ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê. Đây là tháng thứ hai liên tiếp Việt Nam thâm hụt thương mại, với giá trị thâm hụt lần lượt tương đương 1,25% (thâm hụt thương mại tháng năm: 180 triệu USD) và 0,12% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng năm và tháng sáu. Vì vậy, thặng dư thương mại 6 tháng đầu năm 2016 là 1,7 t¸ USD, so với thâm hụt thương mại 3,4 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng cao hơn so với ước tính 1,54 tỷ USD do Tổng cục Thống kê đưa ra vào đầu tháng sáu. Nếu dự báo thâm hụt cả năm 3,7 tỷ USD của chúng tôi thành hiện thực, thì từ nay đến cuối năm, trung bình mỗi tháng cán cân thương mại sẽ thâm hụt trung bình 900 triệu USD.
* Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 6 tháng cuối năm lần lượt là 82,1 tỷ USD và 80,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (9,2%) chủ yếu do xuất khẩu khoáng sản và nông sản giảm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu âm do nhập khẩu máy móc, linh kiện và giá hàng hóa thế giới giảm.
* Xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài đạt 57,3 tỷ USD (tăng 8,9%), gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, trong khi nhập khẩu của các doanh nghiệp này là 47,1 tỷ USD (giảm 2,2%), tương đương 59% tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn này. Như vậy, cán cân thương mại các doanh nghiệp nước ngoài thặng dư 10,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước thâm hụt thương mại 8,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.
* Dự kiến cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong 6 tháng đầu năm do nhập khẩu máy móc và vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng mạnh hơn, có thể khiến thâm hụt thương mại cả năm lên đến 3,7 tỷ USD như VCSC dự báo, cao hơn một chút so với thâm hụt thương mại 3,54 tỷ USD năm 2015.
------------------------------