TRIỂN VỌNG KINH DOANH
LẠC QUAN – ĐỊNH GIÁ HẤP DẪN
Tổng Công ty Tái Bảo Hiểm
Quốc Gia (VNR) là công ty hoạt động trong nhiều năm trong lĩnh
vực tái bảo hiểm, là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Với định giá cổ phiếu hấp dẫn và các nhân tố tăng trưởng từ
việc bán vốn của SCIC, thanh khoản cải thiện dựa trên nền tăng trưởng mạnh mẽ của
ngành bảo hiểm trong những năm gần đây cũng như xu hướng tăng trưởng của lãi suất
khiến cho hoạt động đầu tư được cải thiện, chúng tôi khuyến MUA đối với cổ phiếu VNR cho mục đích đầu tư trung hạn.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Chúng tôi khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu của Tổng Công ty
Tái bảo hiểm quốc gia với mức định giá hợp
lý là 27.000 đ/ cổ phiếu (tăng giá 50%)
dựa trên các yếu tố sau:
• Công ty có vị thế vững
mạnh trên thị trường tái bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp, có điều
kiện
• Tăng trưởng của
ngành bảo hiểm những năm qua mở ra cơ hội tăng trưởng cho VNR trong lĩnh vực
tái bảo hiểm
• Định giá hấp dẫn,
chênh lệch giữa thị giá và giá trị cổ phiếu có khả năng sớm thu hẹp sau các động
thái thoái vốn trong tương lai của SCIC
Công ty có vị thế vững mạnh trên thị trường tái bảo hiểm là
một lĩnh vực kinh doanh phức tạp, có điều kiện
VNR là công ty tái bảo hiểm đầu tiên được thành lập từ năm
1994, công ty có các cổ đông chiến lược chính là các công ty bảo hiểm tham gia
với cam kết nhượng lại dịch vụ cho VNR như Tổng công ty Bảo Việt, Tổng công ty Bảo Minh, Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu Tư
Phát triển Việt nam. Từ năm 2008, VNR có
thêm đối tác là Swiss Re. Việc có những đối tác chiến lược là các công ty bảo
hiểm trong nước và Swiss Re tạo điều kiện cho VNR vừa đảm bảo nguồn đầu vào tái
báo hiểm vừa có thể nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc học tập kinh nghiệm,
mô hình quản lý, định giá bảo hiểm của tập đoàn tài chính nước ngoài. Điều này giúp cho VNR có mô hình hoạt động có
tính cạnh tranh bền vững trong ngành bảo hiểm còn non trẻ và đang trong thời kỳ
phát triển với tốc độ cao.
Trong báo cáo cập nhật ngày 22/4/2016, A.M. Best khẳng định
năng lực tài chính (FRS) mức B++ (Tốt) và năng lực tín dụng của tổ chức phát
hành (ICR) mức “bbb” của Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
(VINARE). Triển vọng của năng lực tài chính vẫn ổn định và năng lực của tổ chức
phát hành vẫn tích cực. Đây làm mức định giá cao hơn một bậc so với đối thủ cạnh
tranh trong nướ hiện nay của VNR là
PVIRe (định giá năng lực tài chính B+ và năng lực tín dụng bbb-).
Tăng trưởng của ngành bảo hiểm những năm qua mở ra cơ hội
tăng trưởng cho VNR trong lĩnh vực tái bảo hiểm
Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2015 tăng 25% trong đó bảo
hiểm phi nhân thọ tăng 17%, bảo hiểm nhân thọ tăng gần 30%. Thực hiện lộ trình
tái cơ cấu ngành bảo hiểm, cac doanh nghiệp bảo hiểm đa số hoạt động ổn định,
nâng cao khả năng vốn và khả năng thanh toán.
Trong bối cảnh đó,
VNR đạt tăng trưởng doanh thu tái
bảo hiểm là 7%, phí giữ lại là 10% trong năm 2015. Việc các công ty bảo
hiểm hoạt động tốt hơn cũng giúp VNR giảm
bớt các khoản dự phòng tài chính, phải
thu khó đòi qua đó giúp cải thiện hoạt động của công ty. Trong năm 2016, VNR tiếp
tục đặt mục tiêu tăng trưởng phí tái bảo hiểm là 7% và phí giữ lại là 9%. Tuy vậy,
mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 được đặt ra là tăng trưởng phí bảo
hiểm 12% năm, phí giữ lại 16%/năm cho thấy VNR đang có định hướng tăng trưởng mạnh
mẽ hơn trong 4 năm tới thay vì chính sách an toàn trong thời gian trước.
Một nhân tố tích cực khác đóng góp vào tẳng trưởng của VNR
là việc lãi suất đã chạm đáy do CPI đang trong xu hướng đi lên. Trong nhiều
năm, CPI ở mức thấp khiến cho mặt bằng lãi suất tiền gửi và lãi suất trái phiếu
liên tục bị kéo xuống và hoạt động đầu tư của
VNR bị ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, với sự đi lên của CPI và lạm phát trong năm 2015 (với kỳ vọng lạm
phát ở mức 4%-5%), lãi suất khả năng sẽ đi lên kể từ nửa sau năm 2016 và điều
này sẽ đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của VNR.
§ Định giá hấp dẫn,
khoảng cách giữa thị giá và giá trị công ty có khả năng thu hẹp khi SCIC thoái
vốn
Cổ đông SCIC hiện nắm
giữ hơn 40% cổ phiếu của VNR với số lượng cổ phiếu tưng ứng là 52 triệu cổ phiếu.
VNR nằm trong danh sách 10 công ty lớn sẽ được Nhà Nước thoái vốn công bố cuối
năm 2015. Mặc dù trong danh sách SCIC sẽ thoái vốn trong năm 2016 hiện chưa có
tên VNR, chúng tôi cho rằng việc thoái vốn trên sẽ tiếp tục được diễn ra sau
khi có ý kiến từ các cấp cao hơn. VNR có giá trị sổ sách là 20.650 đ/ cổ phiếu và EPS pha loãng là 1.800 đ/ cổ phiếu. Ở mức
định giá P/B là 0.87 và P/E là 10 lần, VNR có hiện định giá hơn nhiều so với
các công ty bảo hiểm khác. Với định giá của các công ty bảo hiểm tương đương ở
mức P/B là 1.3 lần, chúng tôi cho rằng giá trị hợp lý của VNR là 27.000 đ/ cổ
phiếu.
§ Thanh khoản được cải
thiện với động thái mua bán của cổ đông nước ngoài.
Vấn đề chủ yếu với VNR trong quá khứ là thanh khoản thấp do
phần lớn cổ phiếu do nhà đầu tư tổ chức năm giữ. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi
nhận thấy thanh khoản đã được cải thiện với các đông thái giao dịch của nhà đầu
tư nước ngoài. Vấn đề chính của VNR trong thời gian qua là không có giao dịch cổ
phiếu cho nên chúng tôi cho rằng nếu SCIC thoái bớt vốn tại VNR thì cổ đông nước
ngoài hoàn toàn có khả năng sẽ gia tăng
mua cổ phiếu do hiện room nước ngoài với VNR vẫn còn 19 triệu cổ phiếu ~
14.5% cổ phiếu đang lưu hành.
§ Định giá cổ phiếu
VNR hiện đang được giao dịch ở mức giá 18.000 đ/ cổ phiếu,
tương đương mức P/ B là 0.87 lần và P/E là 10 lần. Dựa trên định giá trung bình
của các công ty đang kinh doanh trong ngành bảo hiểm, chúng tôi định giá hợp lý
của VNR là 27.000 đ/ cổ phiếu (Mua: tăng trưởng 50%).
Tải báo cáo chi tiết trên website MBS tại đây