Social Icons

.

VCSC: Vietnam Today - Thị trường giảm điểm, đạt mức tăng nhẹ tính chung cả tuần - CTD, MWG, PLC

* Thị trường giảm điểm, đạt mức tăng nhẹ tính chung cả tuần
* Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 38 tỷ USD
* Tháng 7 đạt thặng dư thương mại trở lại, tăng mức thặng dư tính từ đầu năm lên 1,8 tỷ USD
* CTD: Báo cáo lần đầu
* MWG: Giá mục tiêu dự kiến tăng nhờ mở rộng mạng lưới mạnh mẽ và việc triển khai DienmayXANH-mini trong năm 2017 – Báo cáo KQKD
* PLC: Chờ đợi sự phục hồi của đầu tư vào cơ sở hạ tầng - Báo cáo KQKD
VN Index
HN Index
   Điểm
652,2
83,7
   % 
-0,7
0,2
   % YTD
12,6
4,7
   % YOY
4,4
-1,6
Mã tăng (trần)
97 (11)
90 (10)
Mã giảm (sàn)
119 (12)
99 (12)
Không đổi
97
201
Tổng GTGD, tr USD
100,0
20,9
Mua của KN, tr USD
13,9
1,1
Bán của KN, tr USD
10,9
0,5
GT vốn hóa, tỷ USD
59,30
6,92
P/E trượt 12 tháng
14,88
9,98
Thị trường giảm điểm, đạt mức tăng nhẹ tính chung cả tuần
Chỉ số VNI khép lại tuần giao dịch cũng như tháng 7 trong sắc đỏ, giảm 4,91 điểm, tương ứng 0,8%, đạt 652,23 điểm. Đà giảm tiếp tục do các mã VIC (-2,9%), VCB (-1,8%), VNM (-1,3%) và BVH (-0,8%) dẫn dắt. MSN (-3%) tiếp tục chạm mức giá thấp nhất mới trong 5,5 năm qua, do lực bán của khối ngoại dù hôm nay công ty công bố KQLN Quý 2 cao hơn so với dự báo. TTF (-6,9%) tiếp tục giảm sàn phiên thứ chín liên tiếp, và tính từ ngày 18/07 đến nay đã giảm tổng cộng 47%.
Tính chung cả tuần, chỉ số tăng nhẹ 0,4% dù giảm điểm ba trong số 3/5 phiên của tuần này, và tính chung cả tháng 7 tăng 3,4% - tháng thứ sáu liên tiếp tăng điểm. Tính chung 7 tháng đầu năm, TTCK Việt Nam đã tăng 12,6%.
Tổng giá trị giao dịch hai sàn giảm 8,3% trong phiên hôm nay còn 121 triệu USD, trong khi khối ngoại mua ròng lượng cổ phiếu trị giá6 triệu USD trên cả hai sàn.
----------------------------------------
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 38 tỷ USD
Trong tháng qua, nhiều báo cáo của “bên bán” (sell-side) cùng đưa ra ước tính dự trữ ngoại hối đạt 38 tỷ USD, tăng khoảng 8 tỷ USD so với đầu năm. Tuy nhiên, VNEconomy vừa đưa thêm thông tin mới trong tháng qua, NHNN đã tiếp tục mua thêm 500 triệu USD để đưa vào dự trữ ngoại hối. Mức dự trữ ngoại hối hiện nay ước đạt 12 tuần nhập khẩu. Theo IMF, dự trữ ngoại hối quốc gia nếu đạt 12-14 tuần nhập khẩu thì được xem là đầy đủ. Dự trữ ngoại hối cải thiện có tác động tích cực đối với việc đánh giá của các cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế, cũng như niềm tin của nhà đầu tư đối với Việt Nam.
----------------------------------------
Tháng 7 đạt thặng dư thương mại trở lại, tăng mức thặng dư tính từ đầu năm lên 1,8 tỷ USD
Trong tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt lần lượt 14,7 tỷ đồng và 14,6 tỷ đồng, dẫn đến mức thặng dư thương mại 100 triệu USD trong tháng. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua đạt thặng dư sau hai tháng thâm hụt 180 triệu USD trong tháng 5 và 20 triệu USD trong tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm 2016, Việt Nam có mức thặng dư thương mại 1,8 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu 96,8 tỷ USD (+5,3% YoY) và kim ngạch nhập khẩu 95 tỷ USD (-0,9% YoY).
Tăng trưởng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2016 thấp hơn các năm trước đây (7 tháng 2015: +9,2% YoY; 7 tháng 2014: +15,1% YoY). Mức giảm mạnh xuất khẩu than đá (-72,8% YoY) và dầu thô (-45,5% YoY) là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng xuất khẩu chững lại trong 7 tháng 2016. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong 7 tháng 2016 là Mỹ với 21,3 tỷ USD (+13% YoY), EU với 19,1 tỷ USD (+9,2% YoY), và Trung Quốc với 10,7 tỷ USD (+13,7% YoY). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì thâm hụt thương mại 16,7 tỷ USD với Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu sang ASEAN và Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm cũng giảm lần lượt 12,6% và 0.9% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2016 có mức tăng trưởng âm 0,9% YoY (7 tháng 2015: +16,8%; 7 tháng 2014: +11,3% YoY). Nhập khẩu của khu vực trong nước tăng 1,2% trong khi các doanh nghiệp nước ngoài giảm 2,4% so với cùng kỳ. Mức sụt giảm 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái của nhập khẩu máy móc và thiết bị, vốn là nhóm có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu cao nhất, là nguyên nhân làm giảm nhập khẩu trong 7 tháng năm 2016. Đáng chú ý, nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường nhập khẩu chính cũng đều giảm (Trung Quốc: -3,1% YoY, ASEAN: -4,1% YoY: EU: -1,3% YoY).
Với thặng dư thương mại 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2016, để đạt dự báo thâm hụt thương mại 3,7 tỷ USD của chúng tôi vào cuối năm, cán cân thương mại dự kiến sẽ thâm hụt trung bình 1,1 tỷ USD/tháng trong phần còn lại của năm. Kết quả này sẽ khiến dự báo của chúng tôi là khó khả thi.
----------------------------------------
CTD: Báo cáo lần đầu
Ngày báo cáo:
29/07/2016


2015
2016F
2017F
Giá hiện tại:
222.000 VND

Tăng trưởng DT
79,1%
56,5%
6,2%
Giá mục tiêu:
237.000 VND

Tăng trưởng EPS
100,1%
68,2%
-31,0%
Cao/thấp nhất 52 tuần:
234.000/84.000 VND

Biên LN gộp
8,1%
8,5%
8,2%



Biên LN ròng
4,9%
5,8%
5,1%
TL tăng:
+6,8%

EPS (VND)
14.770
24.848
17.151
Lợi suất cổ tức:
2,5%

Cổ tức/CP (VND)
6.000
5.500
5.500
Tổng mức sinh lời:
+9,2%

P/E
15,0x
8,9x
12,9x







Ngành:
Xây dựng


CTD
Peers
VNI
GT vốn hóa:
461,7 triệu USD

P/E (trượt)
10,1x
10,0x
14,9x
Room KN:
34,4 triệu USD

P/B (hiện tại)
2,9x
1,2x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
1,0 triệu USD

Nợ ròng/CSH
-78%
40%
N/A
Cổ phần Nhà nước:
0,0   %

ROE
33,6%
12,5%
13,1%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
46,8

ROA
15,0%
2,0%
2,3%
Pha loãng (triệu)
79,9

                    * trước đợt trả cổ phiếu thưởng sắp tới
Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu phân tích cổ phiếu CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Giá trị hợp đồng đã ký và chưa thực hiện đang ở mức cao cùng với biên lợi nhuận khả quan sẽ là cơ sở vững chắc giúp công ty có thể ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong năm nay; nhưng giá cổ phiếu đã phản ánh giá trị của công ty.
* Hàng loạt dự án “khủng” đã và đang thi công cùng với việc thắng thầu dự án The Landmark 81 đã khẳng định vị thế dẫn đầu của CTD.
* Doanh thu năm 2016 tăng trưởng 57% nhờ vào giá trị hợp đồng đã ký và chưa thực hiện đang ở mức cao.
* Biên lợi nhuận cải thiện trong năm nay.
* Tình hình tài chính lành mạnh, tiền mặt dồi dào và không có nợ vay.
* Chiến lược mở rộng sắp tới có thể tiềm ẩn rủi ro.
* Kế hoạch phát hành cổ phần dẫn đến chênh lệch trong dự phóng tăng trưởng EPS và doanh thu năm 2017.
----------------------------------------
MWG: Giá mục tiêu dự kiến tăng nhờ mở rộng mạng lưới mạnh mẽ và việc triển khai DienmayXANH-mini trong năm 2017 – Báo cáo KQKD
Ngày báo cáo:
29/07/2016


2015
H1/16
2016F
Giá hiện tại:
134.000 VND

Tăng trưởng DT
60,3%
80,9%
60,4%
Giá mục tiêu trước đây:
160.000 VND

Tăng trưởng EPS
52,8%
84,4%
52,0%



Biên LN gộp
15,5%
N/A
16,5%



Biên LN ròng
4,2%
N/A
4,2%
TL tăng:
+19,4%

EPS (VND)
7.661
5.684
11.642
Lợi suất cổ tức:
1,1%

P/E
17,5x

11,5x
Tổng mức sinh lời:
+20,5%

P/B
7,9x

5,0x







Ngành:
Bán lẻ


MWG
Peers
VNI
GT vốn hóa:
875 triệu USD

P/E (trượt)
15,1x
14,8x
14,9x
Room KN:
0 triệu USD

P/B (hiện tại)
6,8x
1,8x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
1,3 triệu USD

Nợ ròng/CSH
68,8%
52,6%
N/A
Cổ phần Nhà nước:
0%

ROE
54,6%
10,3%
13,1%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
146,9

ROA
21,6%
4,0%
2,3%
Pha loãng (triệu)
146,9


MWG công bố kết quả sơ bộ 6T/2016 với doanh thu thuần đạt 19.7 nghìn tỷ đồng (+81% so với 6T/2015) và LNST đạt 835 tỷ đồng (+83% so với 6T/2015). Mặc dù LNST 6T/2016 đạt 49% dự báo hiện tại của chúng tôi, chúng tôi có khả năng sẽ điều chỉnh tăng dự báo 2016 và tương lai khi tốc độ mở cửa hàng nhanh hơn so với dự báo cũng như đóng góp từ mô hình DienmayXANH-mini mới trong năm 2017. Mô hình này chúng tôi đã đề cập chi tiết hơn trong báo cáo Vietnam Today của chúng tôi vào ngày 21/07/2016. Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị MUA cho MWG.
Tăng trưởng doanh thu đạt 81% nhờ tốc độ mở cửa hàng không có đối thủ và doanh thu online gần như tăng gấp đôi (+93% so với 6T/2015). Trong 6T/2016, MWG mở 243 cửa hàng Thegioididong mới và 42 cửa hàng DienmayXANH mới, nâng tổng số cửa hàng lần lượt lên 827 và 111, so với các giả định của chúng tôi là 880 Thegioididong và 125 DienmayXANH cho năm 2016.
----------------------------------------
PLC: Chờ đợi sự phục hồi của đầu tư vào cơ sở hạ tầng - Báo cáo KQKD
Ngày báo cáo:
29/07/2016


2015
H1/16
2016F
Giá hiện tại:
29.400 VND

Tăng trưởng DT
1,6%
-35,9%
-17,5%
Giá mục tiêu trước đây:
33.000 VND

Tăng trưởng EPS
24,9%
-41,6%
-21,8%



Biên LN gộp
18,4%
20,8%
16,3%



Biên LN ròng
4,8%
4,7%
4,4%
TL tăng:
+12,2%

EPS (VND)
3.819
1.349
2.985
Lợi suất cổ tức:
10,2%

Cổ tức/CP (VND)
3.000

3.000
Tổng mức sinh lời:
+22,4%

P/E
7,7x

9,9x







Ngành:
Hóa dầu


PLC
*Peers
VNI
GT vốn hóa:
105,6 triệu USD

P/E (trượt)
10,0x
8,5x
14,9x
Room KN:
44,0 triệu USD

P/B (hiện tại)
2,1x
1,6x
1,9x
GTGD/ngày (30n):
0,06 triệu USD

Nợ ròng/CSH
1,0x
0,3x
N/A
Cổ phần Nhà nước:
79%

ROE
29,2%
23,6%
14,2%
SL cổ phiếu lưu hành (triệu)
80,8

ROA
8,6%
13,0%
5,5%
Pha loãng (triệu)
80,8

* Bao gồm các công ty nhựa đường khác với P/E điều chỉnh; P/E và P/B dựa trên mức trung bình.



Doanh thu và LNST 6 tháng đầu năm 2016 của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) giảm lần lượt 35,9% và 41,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với dự báo của chúng tôi vì chúng tôi đã cho rằng KQLN Quý 2 sẽ thấp và 6 tháng cuối năm sẽ đóng góp cao hơn vào lợi nhuận khi nhu cầu nhựa đường tăng trở lại. Chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể đối với giá mục tiêu hiện nay trong báo cáo cập nhật tới và khó có thể nâng khuyến nghị lên MUA do dự báo cổ tức sẽ giảm, trừ khi giá cổ phiếu giảm sâu.
* Biên lợi nhuận gộp từ dầu mỡ nhờn tăng 11 điểm phần trăm do giá nguyên liệu giảm.
* Doanh thu từ nhựa đường giảm mạnh 67% trong khi biên lợi nhuận cũng giảm do chi tiêu vào cơ sở hạ tầng đình trệ.
* Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu tăng mạnh từ 8% lên 12% do cạnh tranh trên thị trường dầu mỡ nhờn gay gắt.
* Do KQLN Quý 2/2016 không gây bất ngờ, chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể dự báo KQLN 2016 sẽ giảm 22%.
* Công ty hiện đang dùng tiền mặt để trả nhanh các khoản nợ ngắn hạn, có thể ảnh hưởng đến cổ tức tiền mặt năm 2016. 
----------------------------------------


 
Liên hệ nhân viên tư vấn