Tổng CTCP
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)
|
KQLN 6 tháng đầu năm
2016 vượt dự báo nhờ hoàn nhập dự phòng
Tuy doanh thu và LNST 6 tháng
đầu năm của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) giảm lần lượt 26%
và 23% so với cùng kỳ năm ngoái, LNST 6 tháng đầu năm vẫn cao hơn nhiều so với
dự báo của chúng tôi, hoàn tất 67,9% dự báo cả năm, chủ yếu nhờ lợi nhuận bất
thường từ hoàn nhập dự phòng. Vì vậy, chúng tôi có thể điều chỉnh tăng dự báo
KQLN 2016 trong báo cáo cập nhật tới. Tuy nhiên, vì triển vọng từ 2017 trở đi
vẫn không đổi, chúng tôi cho rằng sẽ không điều chỉnh đáng kể giá mục tiêu cũng
như khuyến nghị MUA.
Hình 1:
Tổng kết KQLN 6 tháng đầu năm của PVS
Nguồn: PVS
Giá dầu
thấp khiến doanh thu ở hầu hết các lĩnh vực giảm mạnh. Lĩnh vực Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí (OSV)
và Vận hành và bảo dưỡng (O&M) bị ảnh hưởng nhiều nhất, doanh thu giảm lần
lượt 57,2% và 59,9%. Doanh thu từ Dịch vụ căn cứ cảng, và Khảo sát địa chất và
ROV giảm lần lượt 39,3% và 31,7%. Trong khi đó, doanh thu từ Cơ khí dầu khí chỉ
giảm 8,5% do có khối lượng lớn các đơn hàng chưa thực hiện.
Hoàn
nhập dự phòng các khoản phải thu trong lĩnh vực Cơ khí dầu khí hỗ trợ KQLN. LNST 6 tháng đầu năm vượt dự báo của chúng
tôi gần như nhờ khoản lợi nhuận bất thường 115 tỷ đồng từ hoàn nhập dự phòng
đối với các dự án Cơ khí dầu khí. Đây là các khoản dự phòng đối với các khoản
phải thu có rủi ro cao khi điều kiện thị trường bất lợi và được hoàn nhập sau
khi giá dầu phục hồi trong thời gian qua.
Cơ khí
dầu khí là trụ cột đóng góp lợi nhuận, trong khi mảng Dịch vụ căn cứ cảng đạt
kết quả kém. Lợi
nhuận gộp từ Cơ khí trong 6 tháng đầu năm 2016 giảm 27,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, nhưng đạt 88% dự báo cả năm 2016 do chúng tôi đưa ra. Biên lợi nhuận gộp
từ cơ khí dầu khí tiếp tục cao, đạt 6,8% nhờ một số dự án ngoài khơi được hoàn
tất trong 6 tháng đầu năm (trong khi dự báo cả năm của chúng tôi là 4,3% vì
chúng tôi cho rằng các dự án đất liền sẽ đóng góp tỷ lệ cao hơn trong khi biên
lợi nhuận các dự án này chỉ 2%-3%). Tuy nhiên, lợi nhuận gộp từ cảng dịch vụ
dầu khí giảm 80% và chỉ đạt 16% dự báo cả năm do chúng tôi đưa ra.
Khảo sát
địa chấn và ROV có tín hiệu cải thiện. Nhờ các hợp đồng tàu 2D và 3D ký từ giữa
tháng Ba trở đi, lĩnh vực này ghi nhận lợi nhuận gộp 52 tỷ đồng trong Quý
2/2016 (giảm 50,2% so với cùng kỳ năm ngoái) sau khi lỗ lớn trong Quý 1/2016.
Lợi
nhuận từ liên doanh FPSO/FSO tiếp tục ổn định như dự báo, không bị ảnh hưởng
của biến động giá dầu. Trong 6
tháng đầu năm 2016, lợi nhuận từ các liên doanh tăng 13% vì trong Quý 1/2015
chi phí tăng do chi phí bất thường để mua thiết bị và linh kiện cho các kho
FPSO/FSO và năm nay, vấn đề này không còn xảy ra nữa. Tuy lợi nhuận từ các liên
doanh đã đạt 57% dự báo cả năm của chúng tôi, chúng tôi cho rằng sẽ giữ nguyên
dự báo lợi nhuận liên doanh cả năm vì chúng tôi dự báo giá thuê ngày FPSO Lam
Sơn trong các tháng cuối năm sẽ giảm nhẹ.
Cơ khí
dầu khí sẽ tiếp tục hỗ trợ PVS trong tương lai. PVS hiện đang đấu thầu xây dựng một giàn
trung tâm và một giàn dầu giếng cho mỏ Sao Vàng và Đại Nguyệt tại bể Nam Côn
Sơn. Giá trị hợp đồng theo ước tính lên đến 500 triệu USD. Nếu PVS trúng thầu,
dự án này dự kiến sẽ đóng góp vào KQLN từ Quý 3/2017 trở đi và, cùng với dự án
Lô B, giúp cổ phiếu PVS có thể tăng đáng kể trong ngắn hạn.